Xây dựng công thức bào chế tiểu phân nano mangiferin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế hỗn dịch nhỏ mắt nano mangiferin (Trang 45 - 49)

3.2.3.1. Lựa chọn tỉ lệ dung môi

Khi xây dựng phƣơng pháp bào chế, chúng tôi đã lựa chọn đƣợc nồng độ MGF là 1% với dung môi hòa tan là DMSO. Đối với phƣơng pháp kết tủa do thay đổi dung môi, tỉ lệ pha dung môi : pha nƣớc nhỏ và ở mức phù hợp sẽ có lợi cho việc giảm KTTP [48]. Kết quả mục 3.2.1 cho thấy độ tan MGF trong DMSO là 213,983 mg/ ml (21,4% kl/ tt); để đảm bảo thuận tiện cho các thao tác, chúng tôi lựa chọn nồng độ dung môi trong pha nƣớc là 5% (tt/ tt).

3.2.3.2. Lựa chọn chất bảo vệ trong quá trình bào chế tiểu phân nano

a. Lựa chọn chất diện hoạt

Để lựa chọn chất diện hoạt cho quá trình bào chế tiểu phân MGF, trƣớc tiên chúng tôi khảo sát ảnh hƣởng của các chất khi phối hợp với tiểu phân MGF. Tiến hành bào chế hỗn dịch với công thức CT1 nhƣng không sử dụng polyme và chất

35

diện hoạt, phƣơng pháp bào chế đã nêu ở mục 3.2.2.5. Phân tán tủa MGF để đƣợc nồng độ khoảng 0,1%, môi trƣờng phân tán là nƣớc có các chất diện hoạt khác nhau ở cùng nồng độ 0,05%. Xác định phân bố KTTP và quan sát hỗn dịch 3 ngày sau khi bào chế, kết quả đƣợc trình bày trong bảng 3.9.

Bảng 3.9: Ảnh hƣởng của các chất diện hoạt đến tiểu phân MGF

Chất diện hoạt KTTPTB

(nm) PDI Đặc điểm hỗn dịch

Tween 20 887,5 0,326 Sa lắng, phân tán lại đƣợc

Tween 40 811,1 0,227 Sa lắng, phân tán lại đƣợc

Tween 80 (-) (-) Tiểu phân tụ thành mảng, khó phân tán lại

Cremophor EL 818,0 0,338 Sa lắng, dễ phân tán lại

Cremophor RH 40 795,9 0,321 Sa lắng, khó phân tán lại* Labrasol 840,1 0,385 Sa lắng, khó phân tán lại*

Transcutol P 828,0 0,276 Sa lắng, không dính đáy lọ, dễ phân tán lại

Poloxamer 407 740,1 0,265 Sa lắng, dễ phân tán lại

Benzalkonium clorid (-) (-) Tiểu phân tụ thành mảng, khó phân tán Natri oleat (-) (-) Màu vàng xanh, lƣợng tủa ít

Natri laurylsulfat (-) (-) Màu vàng, sa lắng khó phân tán lại Không dùng 850,0 0,339 Sa lắng, khó phân tán lại*

*Lấy phần phân tán được để đo KTTP; (-) Không đo.

Nhận xét: Các tá dƣợc khảo sát có tác dụng diện hoạt khác nhau đối với tiểu phân MGF. Dựa vào kết quả thu đƣợc, chúng tôi lựa chọn Poloxamer 407, Transcutol P, Cremophor EL, Tween 40, Tween 20 để tiếp tục đánh giá sự ảnh hƣởng tới quá trình bào chế tiểu phân nano MGF.

b. Lựa chọn polyme

Chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hƣởng của một số loại polyme đến quá trình bào chế tiểu phân MGF, gồm: HPMC K15M, NaCMC, PVA, PVP K30, sử dụng phƣơng pháp bào chế đã xây dựng ở mục 3.2.2.5. Kết quả cho thấy các công thức

36

phối hợp NaCMC có lƣợng tủa thu đƣợc ít, tiểu phân MGF có kích thƣớc lớn; nếu dùng PVP K30 sản phẩm thu đƣợc có tạp màu nâu đen. Đối với công thức sử dụng PVA, tủa MGF xuất hiện chậm, khi phân tán lại tủa dễ kết tụ. Các hiện tƣợng trên không xảy ra khi sử dụng HPMC K15M, do đó chúng tôi lựa chọn HPMC K15M để tiếp tục quá trình nghiên cứu.

Với mục đích xây dựng đƣợc công thức bào chế tiểu phân MGF, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm với các tá dƣợc bảo vệ đã lựa chọn ở mục trên, các thành phần khác giống nhƣ công thức CT1. Sử dụng phƣơng pháp bào chế đã đƣợc mô tả ở mục 3.2.2.5 và đo KTTP tiểu phân tạo ra theo phƣơng pháp đã nêu ở mục 2.2.8, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ trong bảng 3.10.

Bảng 3.10: KTTP hỗn dịch với công thức bào chế khác nhau

Nồng độ chất bảo vệ (% kl/ tt) KTTP TB (nm) PDI Đặc điểm tủa MGF P407 C.EL Tr.P T20 T40 H.K15 0,3 0 0 0 0 0,01 355,7 0,285 Dễ kết tụ khi phân tán lại* 0 0,3 0 0 0 0,01 381,3 0,193 0 0 0,3 0 0 0,01 649,7 0,391 0 0 0 0,1 0 0,01 487,7 0,283 0 0 0 0,3 0 0,01 421,1 0,192 0 0 0 0 0,1 0,01 433,1 0,201 0 0 0 0 0,3 0,01 357,7 0,198 0 0 0 0 0,5 0,01 388,6 0,157 0 0 0 0 0,3 0,05 341,6 0,164 0 0 0 0 0,3 0,10 377,7 0,192

Ghi chú: P407: Poloxamer 407; Tr.P: Transcutol P; C.EL: Cremophor EL; T20: Tween 20; T40: Tween 40; H.K15: HPMC K15M. *Lấy một lượng mẫu đủ nhỏ, đảm bảo không bị tụ lại khi phân tán và đo KTTP.

37

Nhận xét: Tween 40 có tác dụng giảm KTTP MGF mạnh nhất trong số các chất diện hoạt khảo sát, vì vậy chúng tôi lựa chọn để bào chế tiểu phân nano MGF. Nồng độ Tween 40 đƣợc sử dụng là 0,3% nhằm đảm bảo đủ tác dụng diện hoạt nhƣng không ảnh hƣởng đến thời gian và hiệu suất quá trình bào chế.

Các công thức phối hợp Tween 40 với HPMC K15M đều cho mẫu có KTTB nhỏ. Do có cấu trúc cồng kềnh và khi hòa tan tạo đƣợc dung dịch có độ nhớt lớn, HPMC K15M có tác dụng ổn định KTTP MGF trong quá trình bào chế. Khi tăng nồng độ từ 0,01 tới 0,05%, tác dụng bảo vệ tiểu phân tăng, tỉ lệ kích thƣớc > 1 micromet giảm từ 37,8% xuống 0% (không thể hiện trong bảng); tuy nhiên khi nồng độ polyme tăng lên 0,1% KTTB tăng nhẹ, có thể khi này độ nhớt của hệ vƣợt quá giá trị tối ƣu, làm hạn chế quá trình tạo mầm, tiểu phân dễ tăng kích thƣớc [8],[15]. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn HPMC K15M ở nồng độ 0,05% để bào chế tiểu phân nano MGF.

Từ các kết quả đạt đƣợc ở trên, chúng tôi đã xây dựng đƣợc công thức bào chế tiểu phân nano MGF gồm các thành phần nhƣ sau:

*Công thức bào chế (CT2) Mangiferin 0,500 g DMSO 2,5 ml HPMC K15M 0,025 g Tween 40 0,150 g Nƣớc cất 2 lần vừa đủ 50,0 ml.

Chúng tôi đã tiến hành 5 thí nghiệm với công thức CT2 và phƣơng pháp bào chế đã mô tả ở mục 3.2.2.5 nhằm đánh giá mức độ lặp lại của phƣơng pháp. Xác định phân bố KTTP MGF tạo ra và hiệu suất quá trình bào chế (hiệu suất đƣợc tính bằng lƣợng tủa MGF thu đƣợc sau bào chế so với lƣợng MGF phối hợp ban đầu). Kết quả đƣợc trình bày trong bảng 3.11.

38

Bảng 3.11: Kết quả đánh giá độ lặp lại của phƣơng pháp bào chế

Thí nghiệm Thời điểm hệ mờ đục

(phút) Phân bố KTTP MGF Hiệu suất (%) KTTPTB (nm) % tiểu phân ≥ 1106 nm PDI 1 24,0 370,9 0,8 0,091 78,8 2 23,0 338,7 0,0 0,117 76,2 3 21,5 361,6 0,0 0,153 68,1 4 24,5 351,6 1,2 0,126 73,8 5 21,0 322,7 0,0 0,227 70,5 TB 22,8 349,1 < 2,0 0,143 73,5 SD 1,5 19,0 4,3 RSD 6,58 5,44 5,85

Các kết quả thu đƣợc trên 5 thí nghiệm khá đồng đều. Thời điểm hệ mờ đục dao động trong khoảng 20 - 25 phút; tiểu phân MGF thu đƣợc có KTTPTB khoảng 350 nm, tỉ lệ tiểu phân có kích thƣớc trên 1106 nm < 2%, chỉ số đa phân tán ở mức nhỏ (đa phần dƣới 0,2). Hiệu suất quy trình khoảng 74%. Nhƣ vậy có thể kết luận, phƣơng pháp có độ lặp lại tốt, có thể dùng để bào chế tiểu phân nano MGF.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế hỗn dịch nhỏ mắt nano mangiferin (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)