tham gia trực tiếp CBHS cao hơn so với những hộ không tham gia làm nghề. Nhóm bệnh về da và dưới da, xương khớp có sự khác nhau có ý nghĩa (P<0,05).
Lí giải sự khai khác về tỷ lệ bệnh tật giữa các nhóm nghiên cứu này có thể dựa vào các nguyên nhân sau:
Môi trường nước đã bị ô nhiễm các thông số đã vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần, khu vực khu dân cư mùi hôi bốc lên rất khó chịu làm cho người dân cảm thấy đau đầu, mệt mỏi. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người dân sống trên địa bàn mà đặc biệt là số dân cư tham gia sản xuất trực tiếp làm nghề CBHS.
Chứng bệnh về thần kinh chiếm tỷ lệ cao (65,52%) có thể là do người dân ở đây thường xuyên làm việc ngoài trời, với nhiệt độ khá cao, phải chịu ảnh hưởng của mùi hôi thối bốc lên từ nhà máy. So sánh với kết quả nghiên cứu đối với các nhóm đối tượng cũng tham gia quá trình CBHS như ở các công ty chế biến thủy sản Bình Định [42] tỷ lệ bệnh nhóm thần kinh – cơ
xương khớp chiếm tỷ lệ 3,64 đến 9,09%. So sánh với một số làng nghề chế biến biến nông sản thực phẩm khác như: Ở làng nghề bún Phú Đô, Hà Nội (5%), làng nghề Dương Liễu Hà Nội (17,5%), làng nghề làm rượu Tân Độ, Thái Bình (10%) cho thấy tỷ lệ nhóm bệnh này ở làng nghề CBHS Nghi Hải cao hơn nhiều [21]. Tỷ lệ này cũng cao hơn so với các nghiên cứu về sức khỏe cộng đồng dân cư làm nghề thuần nông như: Kết quả của Nguyễn Tuấn Khanh (2010) [36] ở dân cư chuyên canh chè ở Thái Nguyên (51,1%), kết quả nghiên cứu của Trần Văn Sinh (2009) ở dân cư chuyên canh vải Lục Ngạn, Bắc Giang (58,54%) [58]. Chúng tôi cho rằng dân cư làm nghề CBHS phải chịu nhiều yếu tố có nguy cơ từ môi trường hơn so với các nghề thuần nông khác, ngoài việc phải lao động ngoài trời thường xuyên, còn phải tiếp xúc với mùi hôi, khí độc hại, chất lượng nước kém vì vậy mà khả năng chịu tác động trực tiếp thường xuyên liên tục sẽ cao hơn so với các ngành nghề khác.
Bệnh ngoài da (41,1%) chiếm tỷ lệ cao ở những người làm nghề có thể là do họ thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước bị ô nhiễm, tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu trong thời gian dài mà không có dụng cụ bảo hộ. So sánh với kết quả nghiên cứu đối với các nhóm đối tượng cũng tham gia quá trình CBHS như ở Bình Định [42] tỷ lệ bệnh nhóm bệnh da liễu 11,1%. So sánh với một số làng nghề chế biến nông sản thực phẩm khác như: Ở làng nghề bún Phú Đô, Hà Nội (18%), làng nghề Dương Liễu Hà Nội (20%), làng nghề làm rượu Tân Độ, Thái Bình (30%) cho thấy tỷ lệ nhóm bệnh này ở làng nghề CBHS Nghi Hải cao hơn nhiều [21]. Điều này có thể được giải thích là do người lao động làm nghề CBHS thường sản xuất thủ công, các giai đoạn sơ chế nguyên liệu (cá, tôm...) có thể gây ra thương tích trên da, mặt khác thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước ô nhiễm ở tất cả các giai đoạn mà không có dụng cụ bảo hộ, làm tăng nguy vơ viêm nhiễm,
nhiễm trùng da cao hơn cả.
Tỷ lệ bệnh về đường tiêu hóa cũng khá cao (30,8%) có thể vì nguồn nước ngầm ở khu vực có dấu hiệu ô nhiễm mà người dân phường Nghi Hải lại chủ yếu dùng nước giếng để ăn uống hàng ngày, điều này có thể làm cho các loại bệnh về đường tiêu hóa gia tăng.
Theo kết quả điều tra và phỏng vấn, ở làng nghề thường xuyên có dịch đau mắt đỏ, đau mắt hột là phổ biến, tỷ lệ bệnh về mắt tại làng nghề là 41,74%. Nguyên nhân ở đây được giải thích là do nguồn nước dùng sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, đa số người dân dùng nước giếng khoan để sinh hoạt, mà nước ngầm ở đây đã có dấu hiệu của sự ô nhiễm. Bên cạnh đó dân cư đông đúc, mật độ nhà ở dày đặc tạo điều kiện lây truyền bệnh từ người này sang người khác; việc CBHS thường xuyên gây ra mùi hôi thối, nhiệt độ không khí tương đối cao, rác thải đổ ra bừa bãi, tạo điều kiện cho các côn trùng gây và lây bệnh phát triển.
Còn phường Nghi Hòa là phường sản xuất nông nghiệp thuần túy. Nhìn chung địa hình và khí hậu nơi đây tương đối trong lành tuy nhiên tỷ lệ các loại bệnh tật cũng không phải là thấp giải thích điều này có thể là do trong những năm gần đây ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên tỷ lệ các loại bệnh tật gia tăng. Đồng thời đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nông dân đời sống vật chất không phải là khá giả nên cũng phải lao động vất vả.
Bảng 3.20. Tỷ lệ bệnh tật của dân cư phường Nghi Hải theo lứa tuổi Mã bệnh Lứa tuổi 18 – 25 26 – 40 41 – 55 > 55 n =128 n=300 n=315 n=134 G00-99 Thần kinh n = 618 85 209 226 98 % 66,4 69,67 71,75 73,13 K00-93 Tiêu hóa n = 421 51 138 151 111 % 39.84 46 47,94 82,83 L00-99 Da và dưới da n = 398 53 137 144 64 % 41,41 45,67 45,7 47,76 J00-99 Hô Hấp n = 343 50 115 124 54 % 39,1 38,33 39,37 40,3 N00-99 Phụ Khoa n = 123 17 42 45 19 % 13,28 14 14,29 14,18
I00-99 Tuần Hoàn n = 266 27 91 96 52
% 21,09 30,33 30,48 38,8
M00-99 Xương khớp n = 241 32 82 88 39
% 25 27,33 27,94 29,1
H00-99 Mắt n = 391 53 133 141 64
% 41,41 44,33 44,76 47,76
E00-99 Nội tiết
chuyển hóa
n = 82 10 28 30 14
Biểu đồ 3.21. So sánh cơ cấu bệnh tật của đối tượng nghiên cứu trực tiếp làm nghề ở phường Nghi Hải theo lứa tuổi