Trường không khí tại làng nghề CBHS Nghi Hải

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của môi trường lên các chỉ tiêu sinh lý và sức khỏe của dân cư làng nghề chế biến hải sản phường Nghi Hải, Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An (Trang 55 - 74)

hại trong không khí xung quanh.

- TCVS – QĐ3733/2002/BYT21: Quyết định của bộ trưởng bộ y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.

Từ kết quả nghiên cứu bảng 3.1 cho thấy:

3.1.1.1. Nhiệt độ không khí

Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động [17] quy định nhiệt độ không khí nơi làm việc không vượt quá 32oC, nơi sản xuất nóng không quá 37oC. Nhiệt độ chênh lệch trong nơi sản xuất và ngoài trời từ 3 – 5oC. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi về thực trạng môi trường không khí tại làng nghề CBHS Nghi Hải (bảng 3.1) cho thấy: Nhiệt độ không khí nằm trong ngưỡng cho phép. Nhiệt độ tại khu vực các hộ dân, các cơ sở trực tiếp CBHS (29,8oC – 32,1oC) cao hơn so với những hộ dân xung quanh không tham gia CBHS (29,4oC – 31,7oC), tuy nhiên sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai khu vực nghiên cứu là không đáng kể. Nhiệt độ không khí tại làng nghề ở giới hạn cao có thể lí giải là do:

Số liệu được đo vào mùa hè, tại phường Nghi Hải – mang đặc điểm khí hậu chung của Nghệ An là nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa hè chịu tác động của gió nóng khô Tây Nam gây nên khí hậu khô nóng, nhiệt độ trung bình mùa hè ở mức cao. Do hoạt động sản xuất của con người, và đặc điểm của việc sản xuất có sử dụng nhiệt cho các công đoạn đun, nấu các sản phẩm từ đó làm tăng nhiệt độ môi trường xung quanh.

Nhiệt độ môi trường nơi sản xuất cao gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống của con người. Lao động trong điều kiện nhiệt độ nóng sẽ có tác động xấu đến sức khỏe người lao động, là điều kiện làm cho các yếu tố ô nhiễm khác tác động mạnh hơn. Môi trường nóng làm cơ thể nhanh mệt mỏi, hệ hô hấp và hệ tim mạch tăng cường hoạt động để tăng thải nhiệt, làm ảnh hưởng tới một số chỉ tiêu sinh lí của con người làm tăng tần số tim, tăng huyết áp, bên cạnh đó nó cũng làm tăng sự trao đổi khí dẫn đến lượng bụi hít vào phổi nhiều hơn. Tăng tiết mồ hôi làm cơ thể mất nước, mất điện giải và làm cho bụi dễ bị bám dính, gây tổn thương da.

3.1.1.2. Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí nói lên lượng hơi nước chứa trong không khí tại nơi sản xuất. Độ ẩm tương đối của không khí cao từ 75 – 80% trở lên sẽ làm cho sự điều hoà nhiệt độ khó khăn, làm giảm sự toả nhiệt bằng con đường bốc mồ hôi. Nếu độ ẩm không khí cao và khi nhiệt độ cao, lặng gió làm con người nóng bức, khó chịu. Nếu độ ẩm không khí thấp, có gió vừa phải thì thân nhiệt không bị tăng lên, con người cảm thấy thoải mái, nhưng không nên để độ ẩm thấp hơn 30%. Độ ẩm không khí cao làm độc chất dễ phân giải hòa tan, làm cho niêm mạc đường hô hấp giữ lại chất độc, tăng thân nhiệt, mệt mỏi. Không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, mà về lâu dài còn là nguyên nhân gây ra các bệnh: Tai – mũi – họng, hô hấp, da liễu... cho người lao động [50], [62], [26].

Độ ẩm tại nơi trực tiếp sản xuất (KK1) vượt ngưỡng cho phép của TCVSLĐ xấp xỉ 1,03 lần, độ ẩm ở các hộ gia đình xung quanh (KK2) vẫn trong giới hạn cho phép nhưng ở mức cao. Điều này có thể được giải thích là do môi trường nơi sản xuất luôn ẩm ướt do sử dụng lượng nước lớn, mức độ thông gió thấp, nhiệt độ cao.

3.1.1.3. Tốc độ gió

Tốc độ gió biểu thị tốc độ chuyển động của không khí. Tốc độ lưu chuyển không khí có ảnh hưởng trực tiếp đến sự toả nhiệt, nó càng lớn thì sự toả nhiệt trong 1 đơn vị thời gian càng nhiều. Gió có ảnh hưởng rất tốt đến với việc bốc hơi nên nơi làm việc cần thoáng mát. Luồng không khí có tốc độ đều hoặc có tốc độ và phương thay đổi nhanh chóng đều có ý nghĩa vệ sinh quan trọng trong sản xuất. Tốc độ gió càng cao thì các chất ô nhiễm trong không khí được vận chuyển đi càng xa nguồn ô nhiễm và các chất ô nhiễm càng được pha loãng bằng không khí sạch [62].

Tốc độ gió chúng tôi đo được tại các ĐĐNC (0,50– 0,6 m/s) vẫn nằm trong TCVSLĐ.

3.1.1.4. Khí độc

Đối với không khí tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm nói chung và tại làng nghề CBHS Nghi Hải nói riêng, nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí điển hình nhất là là các hợp chất hữu cơ có trong chất thải rắn và nước thải tồn đọng từ các cống rãnh, kênh mương, sinh ra trong quá trình sản xuất. Quá trình phân giải yếm khí các chất hữu cơ đã sinh ra các khí độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ dân cư. Các chất khí ô nhiễm chủ yếu gồm: H2S, NH3 … [21].

Biểu đồ 3.1. So sánh nồng độ khí H2S ở hai địa điểm nghiên cứu

Khí hydrogen sulfide (H2S) sinh ra từ sự thối rửa của các chất hữu cơ, xác chết hữu cơ có chứa sulfua trong môi trường tự nhiên. H2S là khí

không màu, ngửi được mùi trứng thối ở nồng độ thấp 0,5 – 8 ppb hay dưới 0,1 ppm, nhưng sẽ khó nhận diện được ra nó khi ở nồng độ 150 ppb vì khi đó H2S sẽ làm suy yếu thần kinh khứu giác [2]. Theo kết quả nghiên cứu (kết quả bảng 3.1 và biểu đồ 3.1) thì hàm lượng khí H2S đo được trong mẫu không khí ở làng nghề CBHS Nghi Hải đã vượt mức tiêu chuẩn cho phép từ 1,14 đến 1,31 lần.

Amoniac (NH3) là khí độc có khả năng kích thích mạnh lên mũi, miệng và hệ thống hô hấp. Ngưỡng chịu đựng đối với NH3 là 20 – 40 mg/m3. Khi tiếp xúc với NH3 với nồng độ 100mg/m3 trong một khoảng thời gian ngắn sẽ không để lại hậu quả lâu dài. Tuy nhiên khi tiếp xúc với NH3

ở nồng độ 1500 – 2000 mg/m3 trong thời gian 30 phút sẽ nguy hiểm với tính mạng. Nồng độ hơi NH3 cao hơn tiêu chuẩn sẽ gây độc hại cho con người và khi đạt đến một mức độ giới hạn nó sẽ bắt cháy, gây nổ, không an toàn cho người và thiết bị [2].

Hàm lượng khí Amoniac (NH3) tại các hộ gia đình, các cơ sở CBHS hàm lượng NH3 có giá trị 0,398 mg/m3. Ở mẫu không khí xung quanh tại các hộ gia đình không tham gia CBHS, hàm lượng khí NH3 thấp hơn (0,368 mg/m3) nhưng sự khác nhau này là không đáng kể, điều đáng nói ở đây là hàm lượng các chất khí này đều vượt ngưỡng cho phép từ 1,8 đến 1,95 lần.

Biểu đồ 3.2. So sánh nồng độ khí NH3 tại hai địa điểm nghiên cứu

Sự ô nhiễm các loại khí H2S và NH3 có ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân trong khu vực và các vùng lân cận, đặc biệt là khu vực ven các

cống nước thải, không khí bị nhiễm mùi ở mức độ cao, nhất là vào các ngày nắng nồng độ NH3 luôn cao hơn các khu vực khác (0,4 – 0,7 mg/m3). Thông qua bảng so sánh với nồng độ khí H2S và NH3 tại ĐĐNC với kết quả các nghiên cứu trước đó ở những cơ sở sản xuất, làng nghề khác được trình bày cụ thể trong bảng 3.2

Bảng 3.2. So sánh nồng độ khí H2S và NH3 tại khu vực nghiên cứu với các kết quả nghiên cứu khác [76], [72], [21].

Địa điểm H2S (mg/m3) NH3 (mg/m3)

Làng nghề CBHS Nghi Hải 0,051 0,398

Làng nghề chế biến nước mắm Hải Thanh 0,018 1,025

Cơ sở chế biến thủy sản Bình định < TCVSLĐ < TCVSLĐ

Bún Phú Đô 0,32 0,47

Tinh bột Tân Hòa 0,26 0,112

Rượu sắn Tân Độ 0,22 0,104

Bún Vũ Hội 0,12 0,15

Miến Yên Ninh 0,23 0,47

Qua bảng so sánh 3.2 cho thấy kết quả nồng độ khí NH3 và H2S đo được tại địa điểm nghiên cứu cao hơn so với kết quả đo tại làng nghề chế biến nước mắm Hải Thanh và tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bình Định. Nồng độ H2S đo được tại làng nghề CBHS Nghi Hải cũng cao hơn so với các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm khác như: Bún Phú Đô, tinh bột Tân Hòa, rượu sắn Tân Độ, bún Vũ Hội, miến Yên Ninh. Nồng độ NH3 đo được thấp hơn so với ĐĐNC ở làng nghề bún Phú Đô. Điều này cho thấy tùy vào quy mô sản xuất, đối tượng sản phẩm, thiết bị công nghệ sản xuất cũng như các giải pháp phòng ngừa giảm thiểu môi trường của làng nghề cũng như các cơ sở sản xuất mà lượng khí độc thải ra sẽ khác nhau.

Ngoài ra, các làng nghề này cũng sử dụng một lượng không nhỏ các nhiên liệu chất đốt (chủ yếu là than, củi) cho các công đoạn đun, nấu các sản phẩm thải vào không khí các chất như CO, CO2, SO2, NO2…

Ô nhiễm không khí ngoài bụi, các loại hơi khí độc và tiếng ồn không thể không kể đến các chất gây mùi hôi thối khó chịu. Thực chất các chất gây mùi hôi đều là các loại hơi khí độc. Các chất gây mùi đều phát sinh từ các quá trình tự nhiên và hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội.

Khảo sát về thực trạng mùi hôi phát tán do quá trình CBHS ở làng nghề, chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra ở 2 khu vực: Khối Hải Quang, Hải Triều. Kết quả sau khi phân tích thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Nhận xét của người dân về mức độ mùi do việc CBHS phát ra

Tiêu chuẩn

Khối Hải Quang (n = 70)

Khối Hải Triều (n = 70) Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Không mùi 0 0 0 0 Mùi hôi nhẹ 0 0 3 4,2%

Mùi hôi thối 15 21,5% 19 27,1%

Mùi rất thối 55 78,5% 48 68,7%

Qua kết quả phát phiếu điều tra trên các hộ gia đình về mùi hôi phát ra từ quá trình CBHS cho thấy 100% cho kết quả là có mùi, tỷ lệ hộ dân cho rằng mùi rất thối chiếm tỷ lệ cao trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất ở khối Hải Quang (78,5%) sau đó đến khối Hải Triều (68,7%).

Điều này có thể giải thích như sau:

- Tại các bến cá, vào thời điểm buổi sáng, sau thời gian thu mua, vận chuyển nguyên liệu hàng hải sản, đặc quánh mùi hôi thối từ phế thải, nước thải và xác của các loại hải sản do người dân làm rơi rớt để lại.

- Tại những hộ gia đình sản xuất nước mắm, mắm tôm và khu vực lân cận, ở giai đoạn ủ chượp ban đầu và phân hủy của xác cá, mùi hôi tanh từ các bể chum chứa bốc lên nồng nặc, mùi hôi và tanh của các loại cá phơi, bã thải sau khi làm nước mắm cũng gây ô nhiễm nặng nề…

- Tại làng nghề CBHS Nghi Hải, mùi hôi chủ yếu là do sản phẩm của quá trình phân hủy các phế liệu, các chất hữu cơ, mùi khí Clo do sử dụng dung dịch clorin khử trùng, mùi tanh của các nguyên liệu hải sản.

- Chất thải rắn sinh ra trong quá trình hoạt động sản xuất của các cơ sở nước mắm như: Bao bì, chai nhựa, nilon, xỉ than không được thu gom. Các loại bao bì đựng cá tươi thì giặt phơi bừa bãi không những bốc mùi hôi mà còn ảnh hưởng đến cả nguồn nước…

- Một nguyên nhân khác đẫn đến ô nhiễm mùi là Nghi Hải đã có hệ thống cống rãnh tiêu thoát nhưng dùng chung cho cả nước thải sản xuất và sinh hoạt. Các cống thoát nước này do không được tu bổ, nạo vét thường xuyên nên nhiều đoạn kênh tiêu nước bị lấp đầy rác, gây ứ tắc trầm trọng. Các cống thoát nước quanh khu vực dân cư, khu vực sản xuất thì nhỏ, nông, không có nắp đậy, không đủ sức chứa nước thải vào mùa vụ, những ngày nắng, mưa nước đều bốc mùi hôi thối, khó chịu.

Thực tế, tuy ô nhiễm không khí mới ở mức trung bình và nhẹ, nhưng lại là ô nhiễm diện rộng. Mùi hôi thối phát sinh từ việc chế biến hải sản gây đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ ảnh hưởng đến sinh hoạt của dân cư sinh sống trên địa bàn. Mùi hôi gây cảm giác khó chịu và làm giảm năng suất lao động, đặc biệt là người trực tiếp làm việc với nguyên liệu hải sản.

3.1.2. Thực trạng môi trường nước làng nghề CBHS Nghi Hải

Để đánh giá thực trạng chất lượng nước khu vực làng nghề CBHS Nghi Hải, chúng tôi tiến hành đánh giá chất lượng nguồn nước mặt thủy vực tiếp nhận nước thải của làng nghề, nước thải các hộ gia đình, nước thải làng nghề xả ra lạch Lò qua các cống và nguồn nước ngầm được sử dụng dùng để sinh hoạt của người dân. Tùy vào nguồn nước mà đánh giá thông qua các thông số cơ bản: Nhiệt độ, pH, COD, BOD, TSS, N tổng, P tổng, DO, Clo dư, Dầu mỡ động thực vật, Coliform, NH4+.

Ngành CBHS là ngành sản xuất có nhu cầu sử dụng nước rất lớn và kèm theo đó là một lượng nước thải cũng không nhỏ. Tất cả nước sử dụng cho sản xuất đều sẽ trở thành nước thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Sự ô nhiễm chất lượng nước thải sẽ kéo theo ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người dân làng nghề và khu vực lân cận xung quanh.

Sông Cấm được hình thành từ những khe suối nhỏ ở vùng đồi núi phía Tây và Tây Bắc Nghệ An và đổ ra biển ở Cửa Lò. Sông Cấm chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều, mùa mưa nước dâng cao tràn vào bờ bồi đắp phù sa cho các cánh đồng ven sông. Nhiệm vụ chính của sông Cấm là tiêu thoát nước tự nhiên trong mùa bão lũ và cung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp. Ảnh hưởng của nước từ thượng lưu sông Cấm và sông Lam, trên đường di chuyển tới vùng cửa sông Lam, sông Cấm tiếp nhận 1 lượng lớn chất thải từ các đô thị, khu công nghiệp và có khả năng gây ô nhiễm cho nguồn nước mặt ở hạ lưu là vùng Thị xã Cửa Lò.

Lạch Lò là một nhánh của con sông Cấm ăn sâu và là ranh giới giữa 2 phường Nghi Tân và Nghi Hải, thị xã Cửa Lò. Kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy đa số người được hỏi khu vực phường Nghi Hải cho rằng chất lượng nước sông tại khu vực lạch Lò – nơi tiếp nhận nguồn nước thải đổ ra của toàn phường đang bị ô nhiễm, nước đục và có mùi khó chịu.

Môi trường nước mặt bao gồm nước hồ ao, đồng ruộng, nước các sông suối kênh rạch. Nguồn gây ra ô nhiễm nước mặt chủ yếu là các khu dân cư tập trung, các hoạt động công nghiệp và sản xuất nông nghiệp. Các dạng ô nhiễm nước mặt thường gặp là chất hữu cơ, vô cơ, các chất gây phú dưỡng, ô nhiễm kim loại nặng, hóa chất độc hại, ô nhiễm vi sinh vật và ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.

Kết quả nghiên cứu về chất lượng môi trường nước mặt thủy vực tiếp nhận nước thải của làng nghề được thể hiện qua bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kết quả phân tích mẫu nước mặt lạch Lò

Thông số Thời gian Địa điểm QCVN 08:2008/ BTNMT (B1) NM1 NM2 PH Đợt 1 6,72 ± 0,29 6,81 ± 0,31 5,5 – 9 Đợt 2 6,62 ± 0,31 6,90 ± 0,25 Đợt 3 5,82 ± 0,33 6,22 ± 0,31 TB 6,39 ± 0,31 6,64 ± 0,29 TSS (mg/l) Đợt 1 75,12 ± 3,11 67,12 ± 3,44 50 Đợt 2 75,88 ± 3,35 68,32 ± 3,56 Đợt 3 76,66 ± 3,48 67,88 ± 3,51 TB 75,89 ± 3,31 67,77 ± 3,50 BOD5 (mg/l) Đợt 1 226 ± 10,38 216 ± 10,14 15 Đợt 2 240 ± 8,65 222 ± 9,93 Đợt 3 262 ± 9,66 231 ± 9,99 TB 242,67 ± 9,56 223 ± 10,02 COD (mg/l) Đợt 1 593 ± 10,88 442 ± 10,44 30 Đợt 2 597 ± 10,92 459± 10,38 Đợt 3 588 ± 10,72 466 ± 10,41 TB 592,7 ± 10,84 546,7 ± 10,41 N tổng (mg/l) Đợt 1 27,61 ± 2,88 23,61 ± 2,71 10 Đợt 2 29,02 ± 2,86 24,66 ± 2,70 Đợt 3 28,88 ± 2,69 23,89 ± 2,55 TB 28,50 ± 2,81 24,05 ± 2,65 P tổng(mg/l) Đợt 1 0,51 ± 0,05 0,47 ± 0,04 0, 3 Đợt 2 0,58 ± 0,04 0,50 ± 0,05

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của môi trường lên các chỉ tiêu sinh lý và sức khỏe của dân cư làng nghề chế biến hải sản phường Nghi Hải, Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An (Trang 55 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w