Kết quả nghiên cứu các mẫu nước ngầm (bảng 3.7 và biểu đồ 3.15, 3.16) thu được tại các hộ gia đình cho thấy chất lượng nước ngầm trên địa bàn đã có dấu hiệu bị ô nhiễm hữu cơ, nhiệt độ tương đối cao, pH nằm trong giới hạn cho phép. Các thông số COD, NH4+, Coliform đều vượt QCVN 09:2008/BTNTCT. Cụ thể như sau:
- Thông số COD: Mẫu NN1 vượt 3,23lần, mẫu NN2 vượt 1,60 lần. - Thông số NH4+: Mẫu NN1 vượt 4,3 lần, mẫu NN2 vượt 3,5 lần.
- Thông số coliform: mẫu NN1 vượt 1,78 lần, mẫu NN2 nằm trong khoảng cho phép.
Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước ngầm: Do lượng nước thải từ làng nghề đổ ra bị ô nhiễm đã ngấm xuống lòng đất gây ô nhiễm môi trường đất và suy giảm chất lượng nước ngầm. Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu ở dân cư làng nghề, do vậy nếu sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường sống của con người trong khu vực. Nếu nguồn nước vẫn tiếp tục không được quan tâm, tình trạng xâm nhiễm các chất bẩn tiếp tục diễn ra sẽ là mối đe dọa đối với sức khỏe của người dân.
Một số hậu quả của việc sử dụng nguồn nước ngầm nhiễm bẩn:
- Nhiễm bẩn do Nitrat trong nước rất hại cho sức khỏe, nó có thể gây bệnh methemoglobin huyết ở trẻ em và bà mẹ nuôi con nhỏ
- Nitrit khi vào cơ thể có khả năng kết hợp thành phần vận chuyển oxi trong máu là Hemoglobin đến cơ thể thiếu oxi, khó thở.
- Amonium trong nước có thể bị chuyển hóa thành nitrat, nitrit vì vậy sự có mặt của nó trong nước ngầm cũng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người [46].
3.2. Thực trạng và đánh giá một số chỉ tiêu sinh học ở đối tượng nghiên cứu
3.2.1. Một số chỉ tiêu sinh lí của đối tượng nghiên cứu
Để phân tích mối liên quan, sự ảnh hưởng của môi trường lên các chỉ tiêu sinh lý đối với dân cư làng nghề CBHS, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 393 đối tượng gồm 200 nữ và 193 nam thuộc 2 phường Nghi Hải (nhóm thực nghiệm) và Nghi Hòa (nhóm đối chứng), kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.8.
Các chỉ tiêu sinh lý như: Tần số tim, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương… là những tiêu chuẩn chính, thiết yếu để đánh giá hiện trạng sức khỏe của con người
Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu tim mạch của các đối tượng nghiên cứu
Nữ n 147 53 TST 81,93 ± 6,56 79,44 ± 6,41 <0,05 77 ± 7 HATT 120,9 ± 8,9 118,31 ± 8,93 >0,05 110 ± 10 HATTr 79,06 ± 7,52 76,24 ± 7,31 <0,05 73 ± 8 Nam n 140 53 P HSSH TST 81,24 ± 6,63 77,7 ± 6,42 <0,05 76 ± 7 HATT 126,81 ± 9,31 121,08 ± 9,37 <0,05 116 ± 10 HATTr 78,33 ± 7,43 74,02 ± 7,18 <0,05 71 ± 7
Biểu đồ 3.17. So sánh các chỉ số sinh học giữa các đối tượng nghiên cứu nữ
Biểu đồ 3.18. Sosánh các chỉ số sinh học giữa các đối tượng nghiên cứu năm
Đối với các đối tượng nghiên cứu ở phường Nghi Hải chúng tôi chia thành 2 nhóm: Nhóm trực tiếp làm nghề và nhóm không tham gia làm nghề để so sánh ảnh hưởng của việc trực tiếp CBHS, kết quả được thể hiện trong các bảng 3.9.
Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu tim mạch đối tượng nghiên cứu phường Nghi Hải
Giới Chỉ tiêu L (1) KL (2) P HSSH Nữ N 80 67 >0,05 TST 82,13 ± 6,53 81,73 ± 6,58 77 ± 7 HATT 121,2 ± 9,15 120,6 ± 8,72 110 ± 10 HATTr 79,18 ± 7,3 78,95 ± 7,75 73 ± 8 Nam n 78 62 P HSSH TST 81,43 ± 6,68 81,05 ± 6,58 >0,05 76 ± 7 HATT 127,11 ± 9,34 126,5 ± 9,28 116 ± 10 HATTr 78,54 ± 7,09 78,12 ± 7,76 71 ± 7 Ghi chú:
L: Các đối tượng nghiên cứu là những người tham gia trực tiếp làm nghề KL: Các đối tượng nghiên cứu là những người không tham gia trực tiếp làm nghề
Các yếu tố môi trường, tự nhiên cũng như xã hội đều có tác động trực tiếp đến các chỉ số sinh lí và sinh hóa của cơ thể. Chính vì vậy khi nghiên cứu các chỉ tiêu nói trên cần phải đặt nó trong mối liên hệ với trạng thái cơ thể, tuổi tác, giới tính cũng như điều kiện môi trường cụ thể.
Để so sánh các chỉ số sinh lý của các đối tượng ở các lứa tuổi khác nhau, chúng tôi tiến hành chia đối tượng nghiên cứu tham gia trực tiếp làm nghề thành các nhóm ở các lứa tuổi : từ 18 – 25, từ 26 – 40, từ 41 – 55, và trên tuổi 55. Kết quả đo các chỉ số sinh lý theo nhóm tuổi được thể hiện ở bảng 3.10.
Bảng 3.10. Các chỉ số sinh lý của đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi
Chỉ tiêu Tuổi Nữ Nam
n = 80 Kết quả n = 78 Kết quả TST 18-25 (1) 20 79,2 ± 6,37 18 78,73 ± 6,07 26-40 (2) 21 82,63 ± 6,3 22 80,82 ± 6,51 41-55 (3) 24 83,46 ± 6,75 22 82,93 ± 7,62 Trên 55 (4) 15 83,23 ± 6,7 16 83,24 ± 6,53 Tổng/TB 80 82,13 ± 6.53 78 81,43 ± 6,68 P P1-3<0,05 P1-3 <0,05; P2-4<0,05; P1-4 <0,05 HATT 18-25 20 116,1 ± 9,78 18 123,39 ± 9,2 26-40 21 119,9 ± 9,13 22 125,82 ± 9,7 41-55 24 123,5 ± 9,03 22 129,83 ± 9,86 Trên 55 15 125,3 ± 8,65 16 129,4 ± 8,61 Tổng/TB 80 121,2 ± 9,15 78 127,11 ± 9,34 P P1-3 <0,05; P1-4 <0,05; P1-3 <0,05; P1-4 <0,05 HATTr 18-25 20 74,1 ± 7,54 18 76,52 ± 7,06 26-40 21 77,86 ± 7,54 22 78,95 ± 7,58 41-55 24 81,44 ± 7,45 22 82,96 ± 7,28 Trên 55 15 83,32 ± 6,65 16 82,53 ± 6,44 Tổng/TB 80 79,18 ± 7,3 78 80,24 ± 7,09 P P1-3 <0,05; P1-4 <0,05; P2-4<0,05 P1-3 <0,05; P1-4 <0,05;
Theo kết quả bảng 3.10, ở đối tượng nghiên cứu phường Nghi Hải các chỉ số TST, HATT, HATTr hầu hết có xu hướng tăng theo độ tuổi. Đặc biệt có sự khác nhau rõ rệt giữa nhóm tuổi 18 – 25 và các nhóm tuổi 41 – 55, trên 55 (P<0,05). Các chỉ số sinh lí cũng có sự sai khác giữa giới: Tần số tim và HATTr ở nữ cao hơn ở nam. HATT ở nam cao hơn ở nữ. Những sự khác nhau này có thể được giải thích là do ảnh hưởng của sự lão hóa các hệ cơ quan theo thời gian và đặc điểm tâm sinh lý khác nhau theo giới tính. Ngoài ra huyết áp tăng một phần do tác động của môi trường cũng như điều kiện vi khí hậu ở khu vực nghiên cứu.
Trong điều kiện hoạt động bình thường tim của người thường có nhịp đập là 70 -75 lần/phút [6], [44].
Tần số mạch đập chính là một chỉ tiêu phản ánh gián tiếp về sự co bóp của tim ở thời kỳ tâm thu. Tần số mạch đập thể hiện lưu lượng máu qua tim trong một lần co bóp tống vào động mạch. Tần số mạch đập phụ thuộc vào nhiều yếu tố tuổi, giới, thân nhiệt, sử dụng thuốc,… Nếu nhịp đập chậm thể tích co tim lớn, lượng máu nhiều. Ngược lại khi lượng máu qua tim trong một lần co bóp ít hơn thì nhịp tim phải tăng để đáp ứng sự cung cấp máu cho các tổ chức trong cơ thể. Tần số mạch của người bình thường phụ thuộc vào lứa tuổi, cụ thể như sau:
Bảng 3.11. Tần số mạch ở các lứa tuổi
Tuổi Tần số mạch
Trẻ sơ sinh (0 đến 1 tuổi) 140
Trẻ 1 tuổi đến 2 tuổi 100-120
Trẻ 2- 4 tuổi 90-100
Từ 4 đến 16 tuổi 80-90
Người lớn (từ 16 đến 60 tuổi ) 70-80 Người cao tuổi (trên 60 tuổi) 60-70
Trong điều kiện yên tĩnh, lưu lượng tuần hoàn phụ thuộc vào TST, thể tích tâm thu và thể tích mạch máu. Khi TST càng tăng, thể tích tâm thu càng cao, thể tích mạch máu càng lớn thì lưu lượng tuần hoàn càng tăng. Như vậy các chỉ số tim mạch là các chỉ số quan trọng đánh giá tình trạng sức khỏe của mỗi người, nó phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi, tình trạng sức khỏe, yếu tố tâm lý cũng như tư thế cơ thể lúc đo [25].
Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch do sức đẩy của cơ tim và sự co bóp đàn hồi của thành mạch. Huyết áp là một chỉ số quan trọng biểu hiện tình trạng bệnh lý của cơ thể, đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá chức năng toàn diện của hệ tim mạch.
Khi tim co bóp để đẩy máu đi thì áp lực máu trong động mạch lớn nhất gọi là huyết áp tâm thu hay huyết áp tối đa. Khi tim nghỉ, các cơ tim giãn ra tạo nên áp lực âm trong các buồng tim để hút máu về, lúc này áp lực máu trong động mạch thấp nhất, người ta đo được huyết áp tâm trương hay huyết áp tối thiểu.
Người bình thường thì huyết áp tâm thu giao động từ 90 – 140 mmHg, huyết áp tâm trương giao động từ 50 – 90 mmHg. Huyết áp có thể thay đổi theo độ tuổi, tâm lí trạng thái lao động [6].
Huyết áp động mạch tăng lên theo tuổi, càng tăng ở tuổi khoảng 50 – 60 tuổi thì huyết áp tối đa khoảng 125 – 135 mmHg và huyết áp tối thiểu khoảng 80 – 85 mmHg. Huyết áp ở nam giới cao hơn nữ giới. Huyết áp tối đa ở người có giá trị cao nhất lúc 16 – 18h và thấp nhất trong một ngày lúc 2 – 4h sáng. Khi lao động cơ bắp nặng nhọc hay khi có cảm xúc mạnh thì huyết áp sẽ tăng lên [44].
Bảng 3.12. Phân loại tăng huyết áp (theo khuyến cáo WHO/ ISH 1999) [100]
Phân loại huyết áp và mức độ tăng huyết áp
Huyết áp (mmHg)
Tâm thu Tâm trương
Bình thường < 130 < 85
Bình thường cao 130 – 139 85 – 89
Tăng huyết áp độ 1 140 – 159 90 – 99
Tăng huyết áp độ 2 160 – 179 100 – 109
Tăng huyết áp độ 3 ≥ 180 ≥ 110
Qua kết quả kiểm tra TST, HATT, HATTr của đối tượng nghiên cứu thuộc nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (bảng 3.8 và các biểu đồ 3.17; 3.18) cho thấy: TST, HATT, HATTr của đối tượng nghiên cứu phường Nghi Hải và phường Nghi Hòa đều nằm trong giới hạn của HSSH.
Các chỉ số sinh lý giữa dân cư làng nghề Nghi Hải và dân cư vùng thuần nông phường Nghi Hòa có sự khác nhau (P<0,05) trừ chỉ số HATT ở nữ (P>0,05), tuy nhiên sự khác nhau giữa dân cư làm nghề và không làm nghề ở trong làng nghề lại không có ý nghĩa (P>0,05) (bảng 3.9). Sự khác nhau này có thể được giải thích là do các đối tượng làm nghề CBHS phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc, môi trường lao động khắc nghiệt hơn nên việc cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho các mô hoạt động cũng cần nhiều hơn.
3.2.2. Một số chỉ tiêu huyết học của đối tượng nghiên cứu
Xét nghiệm công thức máu là 1 xét nghiệm thường qui, cung cấp cho chúng ta nhiều giá trị trong các bệnh lý thường gặp như bệnh nhiễm trùng, ung thư máu… và đặc biệt là xem có tình trạng thiếu máu hay không.
Chúng tôi tiến hành đánh giá một số chỉ tiêu huyết học trên 60 đối tượng bao gồm 40 đối tượng phường Nghi Hải và 20 đối tượng phường Nghi Hòa làm đối chứng. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.13.
Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu hồng cầu và bạch cầu của đối tượng nghiên cứu phường Nghi Hải và phường Nghi Hòa
Chỉ tiêu Giới Nghi Hải Nghi Hòa HSSH P
RBC
Nam 5,614 ± 0,384 5,6 ± 0,62 4.98 ± 0,68
(x1012/l) >0,05 HGB (g/l) Nam 156,384 ± 5,625 151.8 ± 5,25 149.9 ± 5.8 Nữ 139,48 ± 5,22 142,9 ± 4.86 136.2 ± 5,1 MCH (pg) Nam 28,48 ± 4,32 31,48 ± 4,06 33 ± 2 Nữ 27,79 ± 3,65 28,89 ± 3,23 31 ± 2 WBC (x109/l) Nam 9.08 ± 1,07 7,08 ± 1,54 8,45 ± 2.01 Nữ 8,15 ± 1,04 6,94 ± 1,33 8,06 ± 2 GRA (%) Nam 59,92 ± 8,65 53,27 ± 8,15 56,14 ±7,9 Nữ 61,79 ± 8,82 55,87 ± 8,6 56,4 ± 8,15 LYM (%) Nam 37,57 ± 7,23 32,55 ± 7,03 35,77 ± 6,7 Nữ 36,82 ± 6,94 31,16 ± 6,48 34,8 ± 6,24
Khi so sánh các chỉ tiêu huyết học giữa đối tượng tham gia trực tiếp làm nghề và đối tượng không tham gia làm nghề tại phường Nghi Hải, chúng tôi thu được kết quả tại bảng 3.14
Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu hồng cầu và bạch cầu của đối tượng nghiên cứu phường Nghi Hải
Chỉ tiêu Giới L KL HSSH P RBC Nam 5,09 ± 0,21 5,45 ± 0,24 4,85 ±0,84 Nữ 4,96 ± 0,46 4,49 ± 0,47 4,56 ±0,66 HGB Nam 153,02±5,17 153,67±4,82 1153 ± 6 Nữ 142,69 ± 4,7 148,87±5,1 142 ± 6 MCH Nam 29,96 ± 4,04 28,96 ± 4,01 29 ± 2 Nữ 28,48 ± 3,57 28.84 ± 3,82 28 ± 2 WBC Nam 8,9 ± 1,02 8,21 ± 1.98 8 ± 2,02 Nữ 9.07 ± 1,18 8,56 ± 1,09 8,4 ± 2.06 GRA (%) Nam 59,97 ±8,12 61,03 ± 7.96 58,4 ± 8,04 Nữ 61,36 ±8,2 62,18 ± 8,54 58,64 ± 8,1 LYM Nam 39,24 ±6.69 38,02 ± 7,67 38 ± 7,42
Nữ 38,82 ±6,14 36,87±6,03 33,5± 6,57
Ghi chú:
L : Các đối tượng nghiên cứu là những người tham gia trực tiếp làm nghề
KL: Các đối tượng nghiên cứu là những người không tham gia trực tiếp làm nghề Cơ thể người ta là một bộ máy hoàn chỉnh có hệ thần kinh biệt hoá cao, lại có một tổ chức đặc biệt là máu để đảm bảo sự sinh tồn của cơ thể. Máu là môi trường trong của cơ thể đảm bảo cho việc duy trì sự sống ở mức tế bào và mô. Máu đem dưỡng khí và chất nuôi dưỡng đến tất cả mọi nơi trong cơ thể; đảm bảo sự cân bằng của lượng nước, các chất khoáng, lượng kiềm toan; tham gia điều hoà thân nhiệt và bảo vệ cơ thể. Máu chuyên chở các chất cặn bã đến phổi, thận, da để thải ra ngoài. Chính vì vậy, máu ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, Thành phần hóa học của máu phản ánh tình trạng sinh lý của cơ thể. Do vậy, các xét nghiệm hóa sinh đóng vai trò quan trọng trên lâm sàng, giúp cho việc chuẩn đoán và tiên lượng bệnh [25], [7].
Từ kết quả bảng số liệu cho thấy:
- Hồng cầu
Như chúng ta đã biết, hồng cầu chứa hemoglobin, có chức năng vận chuyển oxi trong máu; RBC tăng lên ở nơi thiếu oxi. Ngoài ra, hồng cầu còn chứa cacbonathidrase có vai trò quan trọng trong vận chuyển cacbon đioxit và duy trì pH ổn định cho máu. Tham gia vào chức năng hô hấp của máu. Khi bị bệnh lý hồng cầu có thể thay đổi về kích thước, hình dạng, màu sắc và số lượng. Hồng cầu giảm là dấu hiệu cơ bản của sự thiếu máu. Những người có chế độ dinh dưỡng tốt thì khả năng thiếu máu ít xảy ra. Trong tuỷ xương, sự sản sinh hồng cầu mạnh nhất là vào buổi sáng, tới 10 triệu lần phân bào trong một giây. Lượng hemoglobin vốn phụ trách vận chuyển oxi đến các cơ quan và tế bào nhiều nhất lúc 11 – 12 giờ, ít nhất lúc 18 giờ. Mỗi tế bào hồng cầu tồn tại
khoảng 120 ngày, sau đó được phá hủy ở gan và được thay thế bằng tế bào mới ở tủy xương. Sự tái tạo hồng cầu trong cơ thể được thực hiện phụ thuộc và hàm lượng protein và sự chuyển hóa của cơ thể [5], [7], [38].
Theo các giá trị hằng số sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 thế kỷ XX ở tuổi 18 ÷ 59 thì chỉ số RBC (x 1012/l) ở nam giới là 5,05 ± 0,38; ở nữ giới là 4,66 ± 0,36; chỉ số HGB (g/l) ở nam giới là 151 ± 6; ở nữ giới là 135 ± 5; chỉ số MCH (pg) ở nam giới là 151 ± 6; ở nữ giới là 135 ± 5 [18]. Qua kết quả nghiên cứu (bảng 3.13) của chúng tôi cho thấy :
Chỉ số RBC (x 1012/l) ở đối tượng nghiên cứu phường Nghi Hải cao hơn so với nhóm đối chứng phường Nghi Hòa nhưng sự khác biệt đó không đáng kể với P>0,05.
Chỉ số HGB (g/l) và MCH (pg) ở đối tượng nghiên cứu phường Nghi