Thuộc nhóm chi này bao gồm các khoản chi về văn phòng phẩm, chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi hội nghị công tác phí, chi thông tin tuyên truyền liên lạc, chi đoàn ra đoàn vào nhằm nâng cao chất lượng công việc cho cán bộ, viên chức trong đơn vị.
BẢNG 2.3: TÌNH HÌNH CHI NGHIỆP VỤ, CHUYÊN MÔN
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
DT TH DT TH DT TH
Thanh toán DV công cộng
1832,7 1741 2011,1 1921 2443,8 2218,6 Vật tư văn phòng 553,4 550,2 654,4 654,4 1004,6 992,5 Thông tin tuyên truyền
liên lạc
1081,8 1012,9 1189,2 1154,8 870,5 866,3 Chi phí thuê mướn 3315,9 3298,8 3534,7 3511,9 4321,7 4292,9 Hội nghị, công tác phí 4371,5 4082,7 3913,3 3732,3 3043,6 2614,9 Đoàn ra, đoàn vào 1797,7 1779,5 2738,6 2605,2 2094,4 2093,5 Chi CMNV của từng
ngành
6825,5 6639,2 1067,8 1030,6 1287 1261,9
Tổng 19778,5 19104,3 15109,2 14610,2 15065,6 14340,6
Nguồn: Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động của Văn phòng Ủy ban Dân tộc 3 năm 2011, 2012, 2013
Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy: Trong những năm qua, tổng chi nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị không những không tăng lên mà còn giảm đi đáng kể. Cụ thể: tổng chi nghiệp vụ chuyên môn thực hiện năm 2011 là 19104,3trđ; đến năm 2012 giảm còn 14610,2trđ (giảm 4494,1trđ), năm 2013 giảm còn 14340,6trđ (giảm 269,6trđ so với năm 2012). Một số khoản chi chủ yếu làm cho tổng chi cho nghiệp vụ chuyên môn giảm gồm chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc; mặc dù khoản chi này năm 2012 có tăng so với năm 2011 từ 1012,9trđ lên 1154,8trđ (tăng 141,9trđ), nhưng đến năm 2013 khoản chi này giảm xuống còn 866,3đ (giảm 288,5trđ so với năm 2012). Nguyên nhân chính của sự giảm của khoản chi này là do đơn vị áp dụng định mức khoán chi về điện thoại công vụ, quy định định mức sử dụng cho mỗi người trong đơn vị khuyến khích mọi người thực hành tiết kiệm; những cá nhân nào có thành tích tốt trong việc tiết kiệm kinh phí sử dụng thì sẽ được ghi nhận và khen thưởng thông qua số kinh phí tiết kiệm được. Chẳng hạn, theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị thì chế độ thanh toán cước phí sử dụng điện thoại trong công sở được quy định như sau: Máy điện thoại tại phòng làm việc của Lãnh đạo cấp Vụ và tương đương không quá 300.000đ/tháng. Phòng làm việc cán bộ cấp phòng và chuyên viên không quá 150.000đ/người/tháng (số người × 150.000đ). Trường hợp Lãnh đạo cấp Vụ ngồi chung với chuyên viên được cộng thêm 100.000đ/cán bộ lãnh đạo.
Cũng phải kể đến khoản chi làm cho tổng chi chuyên môn nghiệp vụ giảm đó là chi hội nghị, công tác phí, khoản chi này bao gồm tiền chi trả tiền tàu xe, tiền ăn uống đi lại cho cán bộ, công chức đi công tác; cụ thể: khoản chi này năm 2012 giảm so với năm 2011 từ 4082,7trđ xuống 3732,3trđ (giảm 350,4trđ), và đến năm 2013 khoản chi này giảm đi đáng kể (giảm 1117,4trđ so với năm 2012).
tiêu có trọng tâm, trọng điểm, đúng nội dung, mục đích công việc trên tinh thần tiết kiệm; đơn vị đã thực hiện xây dựng định mức thanh toán công tác phí cho từng đối tượng cụ thể trong đơn vị; chẳng hạn mức thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác được thanh toán theo hình thức khoán: đi công tác ở các quận thuộc thành phố (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng) đối với lãnh đạo Ủy ban 600.000đ/ngày/người, với đối tượng khác 250.000đ/ngày/người; đi công tác ở các huyện thuộc thành phố trực thuộc trung ương, các thị xã, thành phố thuộc tỉnh mức khoán đối với lãnh đạo Ủy ban 400.000đ/ngày/người, với đối tượng khác 200.000đ/người/ngày; đi công tác ở các vùng khác mức khoán chung 15.000đ/người/ngày.
Phải kể đến khoản chi chuyên môn nghiệp vụ của từng ngành cũng giảm đi đáng kể qua các năm; cụ thể: năm 2012 giảm từ 6639,2trđ xuống 1030,6trđ (giảm 5608,6trđ so với năm 2011), đến năm 2013 thì có tăng lên so với năm 2012 nhưng không nhiều. Nguyên nhân của sự giảm đi này là do năm 2011 Văn phòng chi khoản tiền lớn thanh toán các hợp đồng thực hiện nghiệp vụ chuyên môn để giảng dạy, nghiên cứu hướng dẫn một số công tác cải cách hành chính nhưng khoản chi này trong năm 2012, 2013 đã giảm đi và ổn định dần.
Bên cạnh các khoản chi làm giảm tổng số chi nghiệp vụ chuyên môn thì còn một số khoản chi khác lại tăng đều qua các năm như chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng phẩm, chi phí thuê mướn, chi đoàn ra đoàn vào. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do nền kinh tế trong những năm gần đây không được ổn định, lạm phát cao, giá cả của một số mặt hàng leo thang từ đó dẫn đến việc mua sắm các vật tư văn phòng phẩm, thanh toán tiền điện nước,… cũng tăng theo. Khoản chi phí thuê mướn bao gồm chi thuê nhà, thuê chuyên gia giảng viên trong nước, thuê phiên dịch biên dịch,…khoản chi này chiếm tỷ trọng gần
như là cao nhất trong tổng chi chuyên môn nghiệp vụ và tăng đều qua các năm. Khoản chi này là hết sức cần thiết cho đơn vị nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc tuy nhiên lại rất dễ bị lãng phí. Vì vậy cần phải căn cứ vào thực tế phát sinh của từng nhiệm vụ cụ thể và giá cả để định ra mức chi cho hợp lý đảm bảo được tiết kiệm, hiệu quả.
Như vậy, nhìn một cách tổng thể thì chi cho chuyên môn nghiệp vụ ở đơn vị trong những năm vừa qua có xu hướng giảm dần, điều này cho ta thấy được đơn vị đã có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hành tiết kiệm, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí quản lý hành chính. Việc sử dụng nguồn kinh phí này tiết kiệm, có hiệu quả và sát với nhu cầu thực tế của đơn vị đã mang lại nhiều thành quả tích cực cho đơn vị nói riêng và tránh lãng phí nguồn NSNN nói chung. Từ nguồn kinh phí mà đơn vị tiết kiệm được, có thể tăng thêm nguồn thu nhập cho cán bộ, viên chức trong đơn vị nhằm đảm bảo và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của NLĐ hơn.
Bên cạnh những ưu điểm trên thì vẫn còn tồn tại một số nhược điểm mà đơn vị chưa hoàn thành tốt như một số khoản chi về thanh toán dịch vụ công cộng, tiền điện nước, hay sử dụng điện thoại công vụ tại đơn vị vẫn chưa thực sự hiệu quả, việc lạm dụng của chung để dùng cho mục đích cá nhân vẫn còn tồn tại. Điều này xuất phát chính từ ý thức của mỗi cá nhân trong đơn vị. Tuy nhiên đây chỉ là hạn chế nhỏ trong hoạt động của đơn vị, và hy vọng nó sẽ được khắc phục sớm hơn nữa nhằm tránh thất thoát lãng phí tài sản công.