Tăng cường quản lý chi mua sắm sửa chữa thường xuyên và ch

Một phần của tài liệu Quản lý kinh phí hoạt động tại Văn phòng Uỷ ban Dân Tộc (Trang 47 - 48)

Trong những năm qua tỷ trọng chi cho mua sắm tăng lên đáng kể, đây là hướng đầu tư đúng đắn vì nhu cầu nâng cao trang thiết bị, cơ sở vật chất làm việc để đáp ứng cho việc hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Tuy vậy, tăng tỷ lệ chi thì không có nghĩa là đáp ứng được đầy đủ nhu cầu chi cho công tác quản lý mà phải xem xét đến tính hiệu quả của khoản chi đó ra sao. Để tăng khoản chi cho mua sắm tài sản, sửa chữa máy móc, trang thiết bị,… thì phải xây dựng được quy trình kiểm soát chặt chẽ với bộ phận thẩm định giá của cơ quan tài chính. Ngoài ra đơn vị còn phải thực hiện triệt để việc tổ chức đấu thầu công khai và đồng thời Ban kiểm soát nội bộ của đơn vị phải tiến hành giám sát chặt chẽ. Tất cả những việc làm này sẽ hạn chế phần nào những hạn chế còn tồn tại trong quá trình mua hàng, tạo sự khách quan trong sạch trong nội bộ Văn phòng cũng như thực thi đúng quy định của Nhà nước về thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Đơn vị tiến hành lập dự toán cho các khoản chi mua sắm tài sản lớn, trình cấp trên phê duyệt nếu xem xét thấy khoản chi mua sắm cho tài sản đó là hết sức cần thiết cho việc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đối với chi thường xuyên khác, cần quan tâm kiểm tra, kiểm soát dựa vào quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, phải quy định tổng mức chi từ đầu năm và tùy theo từng tính chất của công việc để điều hòa giữa các tháng để đảm bảo không vượt quá tổng mức quy định, góp phần thực hành tiết kiệm.

Một phần của tài liệu Quản lý kinh phí hoạt động tại Văn phòng Uỷ ban Dân Tộc (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w