Quản lý chi thanh toán cá nhân

Một phần của tài liệu Quản lý kinh phí hoạt động tại Văn phòng Uỷ ban Dân Tộc (Trang 28 - 33)

Đây là những khoản chi nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của cả một hệ thống và đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cán bộ viên chức trong Văn phòng. Thuộc nhóm mục chi này gồm những khoản chi như: chi tiền lương, phụ cấp theo lương, tiền công trả cho lao động thường xuyên theo hợp đồng, các khoản đóng góp và thanh toán cá nhân khác.

BẢNG 2.2: TÌNH HÌNH CHI THANH TOÁN CÁ NHÂN

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

DT TH DT TH DT TH

Tiền lương, tiền công 8683,1 8680,7 10590,2 10590,2 12977,5 12972,9 Phụ cấp lương 2007,5 2006,7 3909 3909 5347,8 5345,8

Tiền thưởng 706 649,2 80,4 63,1 1477,1 1477,1

Phúc lợi tập thể 120 111,8 168,1 168,1 188,1 188,1 Các khoản trích nộp theo lương 2021,2 2021,2 2193,8 2193,8 3217,6 3217,6 Các khoản TT cá nhân khác 1725,1 1725, 4 1845,4 1457,3 2479,4 2479,5 Tổng 15262, 9 15195 18786, 9 18381, 5 25687, 5 25681

Nguồn: Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động của Văn phòng Ủy ban Dân tộc 3 năm 2011, 2012, 2013

99,55%; năm 2012 là 97,84% giảm 1,71% so với năm 2011 và đến năm 2013 là 99,97% tăng 2,13% so với năm 2012. Như vậy, cho ta thấy công tác lập dự toán của đơn vị có dựa trên nhiệm vụ, kế hoạch của thực tế để xây dựng dự toán năm kế hoạch cho đơn vị mình.

Khoản chi lương cho cán bộ, công chức và NLĐ trong đơn vị chiếm tỷ trọng cao nhất trong nhóm chi thanh toán cá nhân và đạt liên tục gần 58% qua các năm mặc dù về số tuyệt đối thì không giống nhau. Về số tuyệt đối thì số chi tiền lương tăng dần qua các năm, năm 2012 cao hơn so với năm 2011 là 1909,5trđ, năm 2013 tăng cao hơn năm 2012 là 2382,7trđ. Lương chính là khoản thu nhập chủ yếu của cán bộ, công chức, NLĐ trong đơn vị; nhằm đáp ứng những nhu cầu cần thiết cho cuộc sống hàng ngày để tái tạo lại sức lao động hao phí nhưng nó lại có ảnh hưởng lớn đến việc hoàn thành tốt công việc mà nhà nước giao. Nhận thức được lương chính là động lực chính thúc đẩy cán bộ, công chức làm việc hăng say, hiệu quả thì Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện một số chủ trương, chính sách như thay đổi mức tiền lương tối thiểu chung; cụ thể: năm 2012 (tăng từ 830.000 đ / tháng lên 1.050.000 đ / tháng), năm 2013 (tăng lên 1.150.000 đ / tháng). Như vậy, con số này Đảng và Nhà nước ta nhận định sẽ không ngừng tăng cao hơn trong những năm tiếp theo nhằm nâng cao mức lương cho cán bộ, công chức, NLĐ trong toàn ngành. Thu nhập của NLĐ bao gồm cả lương theo ngạch bậc và lương chi trả theo thu nhập tăng thêm của NLĐ.

Đối với khoản chi lương đơn vị lập dự toán căn cứ vào: chỉ tiêu lao động bình quân năm kế hoạch, tiền lương bình quân 1 CBCNV năm kế hoạch, tiền lương năm báo cáo và dự kiến những biến động năm kế hoạch, cùng một số những căn cứ khác.

Quỹ tiền lương năm kế hoạch = tiền lương + phụ cấp lương

Trong đó: Tiền lương = TLCBBQ 1 CBCNV năm kế hoạch × số lao động có mặt bình quân năm KH

Lao động có mặt bình quân năm KH = Lao động có mặt đầu năm + Lao động tăng bình quân năm KH – Lao động bình quân giảm năm KH

Lao động tăng giảm BQ năm KH = ∑ (số lao động tăng giảm i × số tháng tăng giảm i)/12 tháng

Phụ cấp lương năm kế hoạch = ∑ (tổng khoản phụ cấp loại i)

Đơn vị thực hiện chi trả lương theo tháng, vì hình thức này có ưu điểm nổi bật dễ tính để chi trả lương cho NLĐ, nhưng cách tính như vậy mang tính bình quân cao hơn, không khuyến khích NLĐ tích cực trong công việc và quán triệt theo nguyên tắc phân phối theo lao động. Hàng tháng dựa vào các chứng từ mà đơn vị gửi tới kho bạc nhà nước, nếu thấy hợp lý, hợp lệ thì kho bạc sẽ thực hiện chi trả, thanh toán khoản tiền lương cho cán bộ, công chức bằng cách trả qua thẻ tín dụng của cán bộ, công chức mở tài khoản tại ngân hàng. Việc thực hiện chi trả tiền lương qua thẻ tín dụng giúp đơn vị thực hiện chi trả một cách nhanh gọn, kịp thời cho NLĐ tránh tình trạng nợ lương.

Đối với thanh toán tiền công cho NLĐ theo hợp đồng lao động đã được thỏa thuận giữa NLĐ và Thủ trưởng đơn vị với NLĐ (thẩm quyền được ký hợp đồng theo quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban).

Ngoài thu nhập chính từ tiền lương thì cán bộ, công chức còn được nhận một khoản thu nhập từ nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được hàng năm (dựa theo NĐ 130/2005/NĐ-CP của chính phủ về chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với CQNN).

Theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị thì số kinh phí mà Văn phòng tiết kiệm được từ nguồn kinh phí quản lý hành chính trong năm (đơn vị thực hiện chế độ tự chủ có số chi thực tế thấp hơn dự toán kinh phí quản lý hành chính được giao thực hiện chế độ tự chủ thì phần chênh lệch này được xác định là kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được). Toàn bộ số kinh phí quản lý hành chính đơn vị tiết kiệm được đơn vị thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức trong toàn đơn vị trên cơ sở bình xét thi đua hàng năm để phân loại cán bộ, công chức: loại A gồm cán bộ, công chức đạt danh hiệu từ chiến sĩ thi đua trở lên; loại B là cán bộ, công chức đạt danh hiệu lao động tiên tiến; loại C gồm những cán bộ, công chức không đạt danh hiệu thi đua hoặc chưa đủ điều kiện để thực hiện xét bình bầu thi đua hàng năm; loại D gồm những cán bộ, công chức vi phạm kỉ luật từ mức khiển trách trở lên:

- Loại A: hệ số phân loại lao động 1,2 - Loại B: hệ số phân loại lao động 1,0 - Loại C: hệ số phân loại lao động 0,8 - Loại D: hệ số phân loại lao động 0,0

Thu nhập tăng thêm bình quân = tổng số kinh phí tiết kiệm để chi thu nhập tăng thêm / [(a×1,2) + (b×1,1) + (c×1,8)]

Trong đó: a là số lao động đạt loại A b là số lao động đạt loại B c là số lao động đạt loại C

Thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức được xác định theo công thức sau:

Thu nhập tăng thêm = Thu nhập tăng thêm bình quân × hệ số phân loại lao động

Ngoài khoản lương thì cán bộ, công chức còn được hưởng khoản phụ cấp theo lương. Đây là khoản chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 và tương đối ổn định qua các năm từ năm 2011 đến năm 2013, cụ thể năm 2011 chiếm 13,2% trong tổng số chi cho con người, năm 2012 và năm 2013 con số này đã tăng chiếm khoảng 21%. Khoản này nhằm hỗ trợ thêm nguồn thu nhập từ lương của cán bộ, công chức để có thể đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu vật chất hàng ngày của họ. Trong thời gian tới khoản này sẽ có chiều hướng gia tăng nhằm góp phần nâng cao cho cán bộ, viên chức.

Khoản chi trích nộp theo lương (BHXH, KPCĐ, BHYT, BHTN) chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong tổng chi cho con người, nhằm mục đích ổn định cuộc sống của cán bộ, viên chức khi họ đau ốm, đảm bảo cuộc sống khi họ hết khả năng lao động. Các khoản này đơn vị thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Các khoản tiền thưởng, phúc lợi tập thể chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng chi thanh toán cá nhân; nhằm khuyến khích, khích lệ tinh thần làm việc và đảm bảo sức khỏe, lợi ích cho cán bộ, công chức trong đơn vị. Với khoản chi khen thưởng thường xuyên, đột xuất theo quyết định của cấp có thẩm quyền; chi phúc lợi tập thể (chi công tác y tế gồm chi tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm, mua thuốc thông thường, thiết yếu phục vụ cán bộ, công chức và NLĐ trong cơ quan. Mức chi mua thuốc thông thường không quá 15.000 đ/người/tháng). Các khoản chi thanh toán cá nhân khác cũng tăng đều qua các năm, nhằm mục đích tăng thu nhập và đảm bảo thêm chất lương cuộc sống cho cán bộ, công chức.

Như vậy, từ thực trạng chi thanh toán cá nhân ở đơn vị cho ta thấy đơn vị đã phát huy được những ưu điểm đáng kể như: đáp ứng được đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ giúp NLĐ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, khoản

thực sự đảm bảo toàn bộ chất lượng cuộc sống của họ và giúp họ chuyên tâm với công việc. Việc chi trả các khoản tiền lương, tiền thưởng, thu nhập tăng thêm cho NLĐ được chi trả theo hình thức bình quân cào bằng, chưa thể đánh giá một cách chính xác người nào có năng lực thực sự và có thành tích xuất sắc nhất. Từ đó khiến NLĐ chưa hăng say, nhiệt tình làm việc để mang lại hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Quản lý kinh phí hoạt động tại Văn phòng Uỷ ban Dân Tộc (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w