Quản lý chi mua sắm sửa chữa và chi thường xuyên khác

Một phần của tài liệu Quản lý kinh phí hoạt động tại Văn phòng Uỷ ban Dân Tộc (Trang 36 - 39)

Đầu tư trang thiết bị, mua sắm, sửa chữa TSCĐ ở Văn phòng UBDT là không thể thiếu được. Hàng năm do nhu cầu hoạt động, do sự xuống cấp của tất

xuyên phát sinh nhu cầu kinh phí để mua sắm thêm trang thiết bị mới hoặc phục hồi cho những tài sản đã bị xuống cấp ở đơn vị. Thuộc nhóm mục chi này gồm những nội dung chi mua sắm, đầu tư trang thiết bị mới tài sản phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ; ngoài ra còn các nội dung chi sửa chữa, cải tạo máy móc, dụng cụ, trang thiết bị như: nhà cửa, ô tô, điều hòa nhiệt độ, đường điện cấp thoát nước,…

BẢNG 2.4: TÌNH HÌNH CHI MUA SẮM SỬA CHỮA VÀ CHI TX KHÁC

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

DT TH DT TH DT TH

Chi mua sắm TS 256,8 256,8 2294,

6

1956 4393 4393

Chi sửa chữa TS 2676 2525,

5 2094,9 2081 2195,4 2195,4

Tổng 2932,

8 2782,3 4389,5 4037 6588,4 6588,4

Chi thường xuyên khác 3433,3 3211,9 3096,9 3473, 5

5329, 7

5266

Nguồn: Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động của Văn phòng Ủy ban Dân tộc 3 năm 2011, 2012, 2013

Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy:

Tổng chi cho mua sắm, sửa chữa tài sản của đơn vị ngày càng gia tăng; xét về số tuyệt đối thì năm 2012 tăng 1254,7trđ so với năm 2011, năm 2013 tăng 2551,4trđ so với năm 2012. Sự gia tăng số kinh phí cho mua sắm sửa chữa tài sản của Văn phòng UBDT xuất phát từ lý do cơ sở vật chất của đơn vị ngày càng lạc hậu, trang thiết bị làm việc của cơ quan còn thiếu và không đồng bộ; mặt

khác trụ sở làm việc của một số Vụ, đơn vị phải đi thuê ngoài nên không đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng công việc chuyên môn.

Việc chi sửa chữa TSCĐ qua các năm hầu như không có biến động lớn nhưng nhu cầu về nguồn kinh phí là cần thiết để nhằm nâng cấp cải tạo các tài sản chuyên dùng của đơn vị

Năm 2013, số chi cho mua sắm tài sản tăng khá mạnh hơn 2437trđ so với năm 2012. Cụ thể, năm 2013 đơn vị đã tăng chi mua phần mềm máy tính ứng dụng cho công tác chuyên môn; khoản chi mua sắm tài sản lớn như mua ô tô con, ô tô tải cũng chiếm tỷ trọng lớn, nếu như năm 2011 khoản chi này chưa nằm trong tổng chi mua sắm của đơn vị, thì đến năm 2012, 2013 con số này gia tăng đáng kể. Nguyên nhân của sự gia tăng này do kế hoạch đi công tác của cán bộ trong đơn vị ngày càng nhiều, và để đảm bảo kịp thời, hoàn thành tốt nhiệm vụ thì việc đầu tư mua sắm này là hết sức cần thiết.

Như vậy, chi mua sắm sửa chữa tài sản tăng dần qua các năm, sự gia tăng này hết sức cần thiết vì nó giúp đơn vị nâng cao chất lượng, hiệu suất công việc chuyên môn. Nhóm mục chi này khá lớn nếu đơn vị không có biện pháp quản lý hiệu quả, chặt chẽ sẽ dễ dẫn đến lãng phí nguồn vốn. Vì nhu cầu sửa chữa không thể xác định chính xác và không thể phân bổ đồng đều trong từng năm, mặt khác lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Phụ thuộc vào tính chất công việc, thời gian sửa chữa, giá cả các nguyên vật liệu… nên rất khó quản lý.

Nhóm mục chi khác: Đây là nhóm mục chi phát sinh trong quá trình hoạt động sự nghiệp theo chức năng và nhiệm vụ tại đơn vị, không nằm trong 3 nhóm mục chi trước. Thuộc nhóm mục chi này có có khoản chi như: chi tiếp khách, chi công tác Đảng, Đoàn thể, chi hỗ trợ kinh tế tập thể dân cư, chi hỗ trợ giải quyết

Qua bảng 2.4 ta thấy: Nhóm mục chi khác của đơn vị tăng lên qua các năm, việc tăng lên của nhóm mục chi này mà ảnh hưởng lớn nhất là khoản chi hỗ trợ kinh tế tập thể dân cư cho thấy công tác tiếp đón, thăm hỏi các đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Từ đó cho thấy Đảng và Nhà nước luôn luôn có những chính sách phù hợp và ưu tiên đối với đồng bào dân tộc thiểu số, luôn nhiệt tình tiếp đón, giải đáp những khó khăn cho họ.

Một phần của tài liệu Quản lý kinh phí hoạt động tại Văn phòng Uỷ ban Dân Tộc (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w