TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VŨ THƯ
4.1.1.Về nhânlực
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng đã cho thấy, độ tuổi của các cán bộ tham gia công tác TCMR tại Trung tâm là độ tuổi đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác và cũng là độ tuổi đầy nhiệt huyết và năng lực để phục vụ cho công tác TCMR. Kết quả cũng cho thấy, phần lớn các cán bộ đều có thâm niên nghề nghiệp có trình độ chuyên môn cao như bác sỹ chiếm tỷ cao nhất 23,3%, dược sỹ đại hoc chiếm tỷ lệ 4,7% , dược sỹ trung học chiếm tỷ lệ 7,0%. Cán bộ tham gia quản lý vaccine có 3 người (1 bác sỹ thư ký chương trình TCMR, 1 dược sỹ đại học, 1 dược sỹ trung học).
Đồng thời, qua nghiên cứu đã cho thấy, 100% các cán bộ tại Trung tâm đã được tập huấn về TCMR, trong đó có người nhiều nhất là 4 lần và có người ít nhất là 1 lần. Thông qua các báo cáo đã cho thấy hầu hết các đợt tập huấn đều tập trung về cách bảo quản và sử dụng các loại vaccine trong chương trình TCMR.
Với hy vọng vào năm 2015 thế giới có thể sẽ dự phòng thêm 4,2 triệu trẻ em nữa không bị chết vì các bệnh nhiễm trùng, góp phần đạt được mục tiêu của thiên niên kỷ làm giảm hai phần ba số trẻ em chết dưới 5 tuổi vào năm 2015 so với năm 1990. Việt Nam đang phát triển các đề cương xin hỗ trợ của GAVI cho việc đưa thêm các vaccine mới vào chương trình TCMR trong các năm tới. Dự kiến năm 2015, Việt Nam sẽ triển khai vaccine sởi - Rubella cho đối tượng trẻ từ 9 tháng đến 14 tuổi trong toàn quốc do GAVI tài trợ.
Thực hành tiêm chủng an toàn đòi hỏi các cán bộ y tế phải đảm bảo các thao tác an toàn trước, trong và sau khi kết thúc buổi tiêm chủng. Bao
gồm đảm bảo vaccine được bảo quản ở nhiệt độ từ +20C đến +80C trong suốt buổi tiêm chủng, tiêm đúng chỉ định (đúng lịch, đúng tuổi tiêm chủng), đúng đường tiêm và đúng liều lượng [1], [16].
Các vaccine, đặc biệt là vaccine dùng trong chương trình TCMR, sau khi sản xuất đều được cơ quan kiểm định nhà nước kiểm tra chặt chẽ về mặt vô trùng, thuần khiết và không độc. Vì vậy các khâu còn lại chủ yếu phụ thuộc các thực hành tiêm chủng. Các sai sót trong thực hành tiêm chủng là các sai sót do con người hơn là do bản chất vaccine hoặc do kỹ thuật. Có thể phòng tránh bằng cách tập huấn chuyên môn cho cán bộ, cung cấp đầy đủ trang thiết bịđể thực hiện tiêm chủng an toàn [13], [19].
4.1.2. Cơ sở vậtchấtbảoquảnvaccinetrongdâychuyềnlạnh.
Ảnh hưởng của nhiệt độ tới vaccine: Tất cả vaccin đều bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Có một số vaccine nhạy cảm với nhiệt độ cao hơn các vaccine khác như vaccine bại liệt, sởi. Một số vaccine khác lại bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ quá lạnh (đông băng) và có thể làm mất hiệu lực của vaccine như: vaccine Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván (DPT), vaccine Viêm gan B. Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị bảo quản vaccine trong quá trình vận chuyển và trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ +20C đến +80C.
Ảnh hưởng của ánh sáng tới vaccine: Một số vaccine rất dễ bị ảnh hưởng bởi ánh sáng mạnh như vaccine BCG, sởi - quai bị- rubela. Đối với những vaccine này tiếp xúc với tia tử ngoại có thể làm giảm hiệu lực của vaccine, vì vậy phải luôn tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, ánh đèn huỳnh quang. Thông thường, các vaccine này được đựng trong lọ thuỷ tinh màu nâu sẫm để chống lại ánh sáng.
Nếu vaccine bị hỏng bởi nhiệt độ cao và giảm hiệu lực thì việc giảm hiệu lực không bao giờ hồi phục và hiệu lực của vaccine bị giảm vĩnh viễn. Mỗi lần tiếp xúc với nhiệt độ cao thì hiệu lực của vaccine bị giảm dần đi và
cuối cùng nếu dây chuyền lạnh không được duy trì tốt thì hiệu lực của vaccine sẽ giảm hoàn toàn và vaccine không có giá trị nữa.
Hạn sử dụng: Ngay cả khi vaccine được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp thì hiệu lực của vaccine không phải được duy trì vĩnh viễn, tất cả các vaccine đều có thời hạn sử dụng nhất định, trong khoảng thời gian đó vaccine cần được sử dụng hết. Hạn sử dụng được ghi tất cả trên bao bì và các lọ vaccine. Tất cả các vaccine hết hạn sử dụng đều phải huỷ bỏ.
Chỉ bảo quản vaccine còn sử dụng được trong dây chuyền lạnh. Không được để lọ vaccine đã hết hạn sử dụng, vaccine bị hỏng do tiếp xúc với nhiệt độ cao... trong kho lạnh, tủ lạnh hoặc tủ đá vì có thể nhầm lẫn với các vaccine tốt.
Dung môi ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ bảo quản hơn so với vaccine, nếu có đủ chỗ có thể bảo quản dung môi ở nhiệt độ từ +20C đến +80C. Khi pha hồi chỉnh vaccine, dung môi phải cùng nhiệt độ với vaccine vì vậy số lượng dung môi dùng trong ngày phải được bảo quản trong dây chuyền lạnh tại điểm tiêm chủng. ở các tuyến khác (kho quốc gia, tỉnh, huyện) không nhất thiết phải để dung môi trong dây chuyền lạnh trừ khi dung môi dùng để pha hồi chỉnh vaccine trong vòng 24 giờ sau đó.
Tuy nhiên, không bao giờ được làm các lọ dung môi bị đông băng. Nếu bị đông băng lọ thuỷ tinh có thể bị nứt hoặc vỡ và như vậy dung môi có thể bị nhiễm khuẩn. Vì vậy lọ dung môi không bao giờ được để trên ngăn đá hoặc tiếp xúc với bề mặt đông băng.
Phải luôn phân phối vaccine đông khô và dung môi cùng loại với số lượng tương ứng. Dung môi phải đúng loại và cùng nhà sản xuất với vaccine. Dung môi có thể đơn giản là nước, nhưng thường là có thành phần muối và các khoáng chất khác để làm bền vững vaccine sau khi pha hồi chỉnh. Mỗi loại vaccine đòi hỏi một loại dung môi khác nhau vì vậy không thể dùng chung dung môi. Dung môi được sản xuất của nhà máy này chỉ
được phép dùng để pha hồi chỉnh cho vaccine tương ứng của nhà sản xuất đó, không được sử dụng để pha vaccine cùng loại của nhà sản xuất khác.
Bảo quản vaccine và dung môi trong dây chuyền lạnh là một quá trình liên tục và cần phải thực hiện tốt. Việc đảm bảo chất lượng vaccine có vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khoẻ trẻ em.
Tại Trung tâm y tế huyện Vũ Thư kết quả khảo sát về cơ sở vật chất vị trí thiết kế xây dựng đáp ứng với nhu cầu sử dụng với tổng diện tích là 60 m2 cùng với việc bố trí cửa nhập, xuất, đường đi lại hợp lý đảm bảo hàng hóa dễ lưu thông và an toàn cho người lao động khi làm việc hoặc có biến cố xảy.
Trang thiết bị bảo quản vaccine các tủ bảo quản đều đang hoạt động tốt luôn sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu bảo quản vaccine trong kho cũng như các tủ bảo quản trong quá trình vận chuyển.
Tại Trung tâm có 2 tủ bảo quản vaccine, bảo quản vaccine nhận về từ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và vaccine từ tuyến xã tồn gửi lên. Các vaccine xã gửi lên đều được bảo quản trong hộp nhựa riêng có ghi rõ tên đơn vị gửi. Để đảm bảo cấp phát theo nguyên tắc FEFO và FIFO, hạn dùng trước xuất trước, vaccine nhập trước xuất trước. Kết quả cho thấy tổng số vaccine cấp ra, sử dụng, thu về đều đảm bảo chất lượng và được thực hiện đúng quy trình chuyên môn kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác bảo quản trong các khâu.
4.2. CÔNG TÁC DỰ TRỮ VACCINE
- Với yêu cầu thời gian vaccine vào kho Trung tâm y tế dự phòng tỉnh đến kho Trung tâm y tế huyện Vũ Thư đến các trạm y tế xã. Phải qua 2 lần kiểm nhập lưu giữ lại một thời gian hạn sử dụng của vaccine còn rất ngắn, thời gian ngắn không sử dụng hết vaccine quá hạn, phải hủy đây là một yêu cầu rất khắt khe từ kho Trung tâm các trạm y tế.
- Một điểm mạnh của kho vaccine nói riêng là có hệ thống văn bản, qui trình, qui định đầy đủ hợp lý và chặt chẽ. Nhờ hệ thống văn bản này mà công tác nghiệp vụ quản lý, bảo quản, dự trữ vaccine trong kho diễn ra thuận lợi. Trung tâm đã mở các lớp tập huấn cho 100% cán bộ tại Trung tâm được tập huấn tiêm chủng, cán bộ được tập huấn nhiều nhất là 4 lần và ít nhât 1 lần cho nên đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm chuyên môn phối hợp chặt chẽ với tuyến trước để giám sát tiêm chủng đạt kết quả cao công tác an toàn trong tiêm chủng, công tác bảo quản vaccine trong quá trình tiêm chủng cũng như vaccine còn tồn được bảo quản đúng quy định nên không để xảy ra những tai nạn đáng tiếc do tiêm chủng.
- Vaccine ngoài việc được quản lý bằng hệ thống máy vi tính còn được quản lý bởi một hệ thống sổ sách thích hợp cho việc ghi chép, theo dõi xuất nhập cụ thể từng lô, loại, hạn dùng... đáp ứng theo các qui định của pháp luật.
* Công tác dự trữ :
- Các phương tiện trang thiết bị phục vụ cho công tác dự trữ tương đối hiện đại như máy vi tính các công việc như viết phiếu xuất nhập kho, kiểm tra thẻ kho, số lượng tồn kho, các trạm y tế lĩnh nhận Vaccine đều được kiểm tra trên máy tính nên có độ chính sác rất cao. Khi vaccine chuyển về kho được các bộ phận kiểm nhận đạt thì phiếu nhập kho được vào máy tựđộng cộng số lượng cùng với tồn kho và đến khi viết phiếu xuất hàng thì số lô, hạn dùng cũng được xuất theo nguyên tắc FEFO và trừ đi số lượng trong tồn kho. Vì vậy khi thủ kho muốn kiểm tra biết được số lượng vaccine tồn cũng dễ dàng.
- Số lượng vaccine, chủng loại luôn đạt được các tiêu chí về xuất nhập 100% theo nguyên tắc FEEO, FIFO.
- Định kỳ tiến hành việc đối chiếu dự trữ kho thực tế và sổ sách, việc đối chiếu phải được tiến hành hàng tháng.
- Thường xuyên kiểm tra số lô và hạn dùng để bảo đảm nguyên tắc FIFO hoặc FEFO được tuân thủ để phát hiện hàng gần hết hạn hoặc hết hạn dùng. Khi vaccine có hạn dùng còn 6 tháng theo qui định kho làm báo cáo gửi lên cơ quan cấp trên để có kế hoạch cấp phát sớm hoặc sử lý.
- Vaccine không đạt tiêu chuẩn chất lượng, hết hạn dùng được bảo quản ở khu vực riêng, phải dán nhãn, có biển hiệu chờ xử lý và có các biện pháp đề phòng việc cấp phát cho tuyến trước.
- Nguyên tắc nhập trước - xuất trước (FIFO) hoặc hết hạn trước dùng trước, xuất trước (FEFO), tại kho được tuân thủ nghiêm nghặt, do vậy trong năm qua Trung tâm đã thực hiện với 100% số lượng các khoản hàng theo 2 nguyên tắc trên.
- Trong năm công tác kiểm kê cũng được lên kế hoạch đầy đủ và kiểm tra chặt chẽ, qua 2 đợt kiểm kê chính và các đợt kiểm kê đột xuất gồm so sổ giữa các thống kê và thủ kho với kiểm tra hàng thực tế, các khoản hàng kiểm kê có số lượng dự trữ kho thực tế và sổ sách đạt tỷ lệ khớp nhau gần 100%.
- Định kỳ kiểm tra chất lượng của vaccine lưu kho để phát hiện những biến chất hư hỏng trong quá trình bảo quản do điều kiện nhiệt độ hoặc các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến chất lượng vaccine.
- Có các phương tiện vận chuyển và bảo quản thích hợp đáp ứng các điều kiện bảo quản trong quá trình vận chuyển tất cả những loại vaccine có yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt trong dây truyền lạnh.
* Điểm yếu còn tồn tại : Việc ghi chép sổ theo dõi nhiệt độ hàng ngày nhất là các ngày lễ, ngày nghỉ trong năm 2014 vẫn còn để xảy ra hiện tượng ghi không đúng giờ.
KẾT LUẬN
1. Cơ cấu nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo quản vaccine
- Kho vaccine có bộ máy tổ chức hợp lý, cán bộ tham gia quản lý kho có trình độ chuyên môn là Dược sỹ đại học, Bác sỹ, Dược sỹ trung học.
- Kho vaccine có cơ sở hạ tầng đảm bảo nhà kho hiện đại đáp ứng đủ tiêu chuẩn của công tác bảo quản. Có trang thiết bị hiện đại.
2. Công tác quản lý dự trữ vaccine
- Hệ thống văn bản qui trình, qui định đầy đủ hợp lý và chặt chẽ. Do vậy mà công tác quản lý, bảo quản, dự trữ tại kho diễn ra thuận lợi.
- Công tác ứng dụng tin học phục vụ dự trữ tương đối hiện đại giảm đi rất nhiều công việc sổ sách trong xuất nhập, dự trữ, việc kiểm tra phiếu xuất nhập, thẻ kho cũng được nhanh chóng kịp thời và chính xác .
- Tuân thủ nguyên tắc nhập trước - xuất trước (FIFO) hoặc hết hạn trước dùng trước, xuất trước (FEFO), do vậy trong năm qua đơn vị đã thực hiện với 100% số lượng các khoản hàng vì không có vaccine hết hạn.
- Phiếu xuất nhập, các loại biên bản, chứng từ giao nhận vận chuyển được thực hiện đầy đủ, hệ thống hồ sơ tài liệu lưu trữđúng qui định.
KIẾN NGHỊ 1. Tổ chức nhân lực - quản lý điều hành
- Tăng cường mở lớp tập huấn cho các cán bộ tham gia công tác bảo quản dự trữ vaccine
- Cơ quan quản lý cần có kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác bảo quản kho đặc biệt là việc theo dõi, ghi chép nhiệt độ. Kiểm tra nhắc nhở cả những nhân viên trực phải đúng giờ theo qui định.
2. Công tác bảo quản, dự trữ
- Tăng cường phối hợp giữa Trung tâm y tế và các trạm y tế xã về công tác dự trù vaccine, đảm bảo sát với nhu cầu thực tế, nhằm giảm tỷ lệ vaccine dự trữ kho.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. UNICEF (2003), Dự án TCMR - Tài liệu giám sát phản ứng sau tiêm chủng dựa theo hướng dẫn của tổ Chức Y Tế Thế Giới. 2003: p. 9-15.
2. Tổ chức PATH (2007), Dự án tiêm chủng mở rộng. Tài liệu giám sát hỗ trợ tiêm chủng mở rộng - tài liệu hướng dẫn cán bộ y tế (dựa theo hướng dẫn của Tổ chức y tế thế giới)
3. Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia (2005), Báo cáo tổng kết tiêm chủng mở rộng năm. p. 23, 37- 42.
4. Tổ chức y tế thế giới (2007), Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia Tài liệu quản lý Tiêm chủng 2006, Tài liệu hướng dẫn cán bộ Y tế. Dựa theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế Giới.
5. Trường Đại Học Y Hà Nội (1997), Bài giảng miễn dịch học. Bộ môn sinh lý bệnh -miễn dịch, p. 31- 35.
6. Lê Văn Thiệp (2006), Vaccine học và những vấn đề cơ bản. p. 33- 42, 70-76.
7. D.A.T.C.M.R. (2008). Sổ tay hướng dẫn thực hành tiêm chủng giấy phép xuất bản 247/GP-XB,
8. WHO (2007). Tài liệu quản lý Tiêm chủng 2006, Tài liệu hướng dẫn cán bộ Y tế.
9. Nguyễn Hường, Trần Đình Bình, Nguyễn Thanh Dũng (2000), Tìm hiểu nhận thức, thái độ, hành vi của các bà mẹ có con ở độ tuổi tiêm chủng
đối với tiêm chủng sởi ở một số phường thành phố Huế. Tạp chí Y học dự phòng tập X số 3(45)2000, 2000: p. 56.
10. Đinh Hữu Dung (2001), Vaccine và huyết thanh miễn dịch.
11. Bộ y tế (2008), Qui định về sử dụng vắc xin và sinh phẩm y tế, ban hành kèm theo Quyết định số 23/2008/QĐ-BYT.
12. Chương trình tiêm chủng mở rộng (1991). Tiêm chủng cho trẻ em trên thế giới, báo cáo dân số, các vấn đề sức khỏe toàn cầu, Hà Nội. Tổ
chức y tế thế giới (5/5/1987).
13. WHO (2005). Chương trình tiêm chủng mở rộng thành quả 20 năm