Đánh giá hoạt động xuất khẩu của công ty

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạt động xuất khẩu của công ty ARTEX Thăng Long – Thực trạng và giải pháp potx (Trang 31 - 36)

III- Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty ARTEX Thăng Long

4-Đánh giá hoạt động xuất khẩu của công ty

4.1. Ưu điểm của công ty.

- Mặc dù còn gặp nhiều kho khăn trở ngại nhưng đã có cố gắng lớn để trụ vững, ổn định và tạo hướng đi lên nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Bên cạnh đó công ty đã tích cực khai thác thị trường, chủ động tìm nguồn hàng, tìm khách hàng trong nước và ngoài nước. Biết chấp nhận những khoản chi phí hợp lý để trả công cho người môi giới hợp đồng, tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ của Uỷ ban khoa học Nhà nước, Bộ thương mại, Sở thương mại Hà nội để nhận được hạn ngạch xuất khẩu, tích cực tìm đầu mối nhận uỷ thác xuất khẩu … Mặt khác, để giữ uy tín công ty còn xem xét, giải quyết nhanh tróng các khiếu nại của bạn hàng về hàng xuất khẩu, đồng thời rút kinh nghiệm cho mình.

- Khi thị trường chính của công ty bị thu hẹp do biến động về chính trị ở các nước đó và các điều kiện khách quan khác, công ty đã phát huy được tính tự chủ trong kinh doanh, năng động sáng tạo trong việc mở rộng mối quan hệ của mình với khách hàng ở các nước Phương Tây và một số nước khác trong khu vực. Sản phẩm của công ty đã được khách hàng ở thị trường này chấp nhận, uy tín của công ty ngày càng được nâng cao. Do vậy, owr thời điểm khó khăn nhất, thị trường của công ty không những không bị thu hẹp mà còn được mở rộng, điều này đã góp phần không nhỏ vào việc duy trì tốt các hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó công ty vẫn duy trì và củng cố mối quan hệ sẵn có với những nước là khách hàng truyền thống của mình ở thị trường chính trước kia (Liên Xô, Đông Âu) là nơi mà công ty đã từng ký được những hợp đồng có giá trị cao, nhằm chờ cơ hội quay lại chiếm lĩnh thị trường, và thực tế là công ty đã đạt được điều đó, thể hiện qua số liệu kim ngạch xuất khẩu của công ty vào thị trường này những năm gần đây.

- Đối với ngành hàng, công ty đã chọn được một chiến lược sản phẩm đúng đắn cho từng loại thị trường, sản phẩm ngày càng được đa dạng hoá, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng, kể cả những khách hàng khó tính nhất. Việc mở rộng thị trường sang các nước EU đã làm tăng đáng kể số lượng các mặt hàng xuất khẩu như thêu ren. Khách hàng đến với công ty ngày càng đông, kể cả trong nước

lẫn ngoài nước, đặc biệt là khách hàng Tây Âu. Điều này chứng tỏ uy tín của công ty ngày càng được củng cố và công ty đã tạo được niềm tin với khách hàng.

- Với đội ngũ cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu giầu kinh nghiệm, giỏi nghiệp vụ, công ty đã sử dụng một cách linh hoạt các hình thức xuất khẩu. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng đúng thời hạn, hàng hoá được đảm bảo chất lượng. Trước khi ký kết hợp đồng công ty luôn chú trọng đến công tác nghiên cứu nguồn hàng để đảm bảo được lượng hàng xuất khẩu, tránh tình trạng thiếu hụt dẫn đến vi phạm hợp đồng hay dư thừa gây nên tình trạng ứ đọng vốn. Vì vậy, số lượng hợp đồng ký kết đạt tỷ lệ hoàn thành cao, ít hợp đồng không thực hiện được do thiếu hàng hay hàng hoá bị trả lại do vi phạm điều khoản chất lượng. Đây là một cố gắng rất lớn của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty.

- Việc áp dụng linh hoạt các hình thức thanh toán trong kinh doanh cũng là một ưu điểm của công ty. Cùng với việc thâm nhập thị trường mới là chính sách giữ vững thị trường truyền thống, vì thế thị trường tiêu thụ của công ty ngày càng được mở rộng. Với những bạn hàng khác nhau công ty đã áp dụng những hình thức thanh toán khác nhau như chuyển tiền, tín dụng chứng từ (L/C), phương thức nhơ thu phiếu trơn, nhờ thu kèm chứng từ (DA; DP). Việc áp dụng linh hoạt các phương thức thanh toán không những đã tạo điều kiện cho bạn hàng thực hiện hợp đồng, giúp công ty bảo đảm được hiệu quả kinh doanh mà còn thể hiện thiện chí của công ty: tin cậy bạn hàng, muốn hợp tác làm ăn lâu dài với bạn hàng ( như phương thức chuyển tiền nhờ thu phiếu trơn).

Để đạt được kết quả như vậy, công ty ARTEX Thăng Long đã phải trải qua một thời gian dài phấn đấu với sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó phải kể đến những thuận lợi cả chủ quan lẫn khách quan trong hoạt động của công ty-yếu tố góp phần không nhỏ vào thành công của công ty.

4.2. Những tồn tại và khó khăn của công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh những ưu điểm, công ty còn bộc lộ một số hạn chế nhất định. Những hạn chế này chính là nguyên nhân giảm tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty.

 Về mặt hàng: Tuy đã có nhiều chiến lược đúng đắn đó là đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh trên cơ sở tập trung vào một số mặt hàng mũi nhọn nhưng qua trình thực hiện và hiệu quả đạt được chưa cao.

 Về thị trường: Công ty đã mở rộng được thị trường xuất khẩu, tìm kiếm được rất nhiều thị trường mới nhưng lại chưa quan tâm đúng mức đến củng cố và phát triển thị trường hiện có. Làm cho một số thị trường truyền thống bị mai một dần đi như Hungary, Tiệp Khắc…

 Về hình thức xuất khẩu: Đã coi trọng hình thức xuất khẩu trực tiếp nhưng tỷ trọng loại hình xuất khẩu này còn thấp. Ngoài ra công ty chưa có biện pháp để khai thác hiệu quả hình thức xuất khẩu tại chỗ. Đây là một sai sót lớn trong hoạt động kinh doanh của công ty.

 Công tác liên doanh, liên kết:

- Công ty chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực liên doanh, liên kết, vì vậy một số liên doanh của công ty khi hình thành và hoạt động không mang lại hiệu quả, gây nên tình trạng lỗ, ứ đọng vốn.

- Số hợp đồng hoàn thành chưa đạt tỷ lệ tuyệt đối. Mặc dù công ty đã có cố gắng lớn trong việc trong việc thực hiện hợp đồng nhưng lại chưa quan tâm đúng mức đến các yếu tố khách quan cản trở việc thực hiện hợp đồng để tìm biện pháp khắc phục do đó nhiều hợp đồng bị huỷ bỏ gây thiệt hại cho công ty, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh chung.

a) Nguyên nhân khách quan.

- Sự biến động về kinh tế và chính trị thế giới cũng như trong nước đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. ở trong nước sẽ làm cản trở đến việc sản xuất và thu mua hàng xuất khẩu của công ty, ảnh hưởng đến các vấn đề đối nội. Trên thị trường quốc tế sẽ làm cho thị phần của công ty giảm sút, gây kho khăn cho việc thâm nhập thị trường mới.

- Do tác động của cơ chế thị trường những năm đầu vào ngành nghề truyền thống đã làm cho các làng nghề thủ công mỹ nghệ bị mai một, nhiều nơi phải giải thể hoặc chuyển hướng thành nghề phụ do sản phẩm không có thị trường tiêu thụ. Vì vậy đã gây khó khăn cho công ty trong việc huy động hàng xuất khẩu và đảm bảo chất lượng hàng. Thêm vào đó, do khai thác bừa bãi các vùng nguyên liệu khiến cho các cơ sở phải nhậpnguyên liệu đầu vào làm cho việc xuất khẩu bị phân tán và giá thành cao.

b) Nguyên nhân xuất phát từ phía công ty.

Trước hết là công ty phải hoạt động trong điều kiện eo hẹp về vốn, điều này đã cản trở rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu như có đủ vốn, công ty có khả năng mở rộng liên doanh, liên kết, đầu tư máy móc, phương tiện hiện đại và đào tạo nguồn nhân lực để sản xuất hàng xuất khẩu hay ứng trước vốn cho các đơn vị sản xuất để chủ động trong huy động hàng xuất khẩu. Tuy nhiên hiện nay nằm ngoài khả năng của công ty nên công tác thu gom hàng xuất khẩu thường bị động, thiếu đồng bộ, nhiều khi còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng “tranh mua, tranh bán” của các công ty khác. Điều này giải tại sao một số hợp đồng công ty không hoàn thành do thiếu hàng hay hàng hoá bị trả lại do không đúng với yêu cầu của hợp đồng.

Công tác nghiên cứu thị trường chưa được chú trọng, vì thế chưa đóng góp được dung lượng của thị trường nước ngoài, nhu cầu của khách hàngvf khả năng thanh toán của họ, do đó đáp ứng thị trường nước ngoài nhiều khi bị động. Công ty chỉ chú trọng thâm nhập thị trường mà không thâm nhập sâu, đánh giá kỹ từng khu vực thị trường, do vậy nhiều thị phần đã bị mất.

Mặc dù nhu cầu sử dụng hàng thủ công mỹ nghệ là rất lớn, song nó không phải là mặt hang thiết yếu. Đời sống của nhân dân ngày càng cao, người dân càng kho tính trong việc lựa chọn mặt hang này, đòi hỏi phải đa dạng về chủng loại, phong phú về mầu sắc, đặc biệt là phải có những nét độc đáo mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Trước những yêu cầu đó, công ty vẫn chưa đáp ứng được, mà nguyên nhân chủ yếu là công ty chưa chủ động đưa ra các biện pháp Marketing cần thiết để

tìm hiểu nhu cầu như quảng cáo, tham gia hội trợ triển lãm… và chưa sáng tạo trong sản xuất, nghiên cứu sản phẩm mới.

Chương III

Một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở

công ty ARTEX Thăng Long.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạt động xuất khẩu của công ty ARTEX Thăng Long – Thực trạng và giải pháp potx (Trang 31 - 36)