III- Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty ARTEX Thăng Long
3. Thị trường xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của công ty
Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hiện nay có mặt trên 50 nước và lãnh thổ ở khắp các châu lục của thế giới. Thị trường xuất khẩu loại hàng hoá này trong mấy chục năm qua có những giai đoạn thăng trầm, có khi thuận lợi có khi khó khăn, nhưng nhìn chung trong những năm gần đây đã có chiều hướng phát triển tốt, có nhiều chủng loại hàng hoá mới và mở được nhiều thị trường mới theo hướng đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ thị trường và quan hệ buôn bán với các nước trên thế giới.
Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào các thị trường trên thế giới. Đơn vi : Nghìn USD Năm Thị trường 1999 2000 2001 Đức 300 320 607 Hà Lan 1.023 1.600 618 Anh 210 105 328 Nhật 265 650 1210 Đài Loan 780 1.300 1.500 Hồng Kông 172 628 810 Tổng 2750 4603 5073
Nguồn: Phòng tài chính – kế hoạch công ty ARTEX Thăng Long
3.1. Thị trường các nước Tây Âu, Bắc Âu.
Thị trường EU khu vực thị trường rộng lớn. Xuất khẩu của công ty sang khu vực thị trường nảytong những năm gần đât tăng khá nhanh, hiện nay chiến tỷ trọng gần 1/4 trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Đây cũng là khu vực thị trường công ty xuất được nhiều loại hàng thủ công mỹ nghệ và có nhiều triển vọng mở rộng và đẩy mạnh tiêu thụ một số loại hàng hoá công ty có khả năng phát triển.
Sản phẩm gỗ của công ty hiện nay đang thâm nhập rất tốt vào thị trường EU, thị trường tiêu thụ đồ gỗ lớn nhất thế giới, là một trong các thị trường trọng điểm của đồ gỗ chế biến tại Việt Nam.
Hàng gốm, sứ mỹ nghệ và hàng thêu ren cũng là nhóm hàng đang tiêu thụ mạnh sang khu vực thị trường này. Thông qua hội chợ Frankfurt hàng năm tại Đức, một số công ty của ta đã thành đạt trong việc nắm bắt được nhu cầu của khách hàng,
ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ. Có thương nhân người nước ngoài đã chuyển toàn bộ đơn hàng đồ gốm sứ từ các nước xung quanh ta để tập trung đặt hàng tại Việt Nam và hứa hẹn giúp đầu tư mở rỗng sản xuất tăng lượng hàng cung ứng cho thị trường này lên gấp 2-3 lần so với hiện nay.
Thức tế đã chứng minh nếu phát hiện, và nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của từng thị trường và có giải pháp thích hợp để đáp ứng thì mở rộng được thị trường tiêu thụ, phát triển được sản xuất, tạo được việc làm và thu nhập cho người lao động.
Trong khu vức thị trường này, một số nước có nhập hàng thủ công mỹ nghệ của công ty trong đó có một số thị trường nhập khẩu tương đối lớn. Theo số liệu năm 2001, ta xuất sang Đức 607 nghìn USD, Hà Lan 618 nghìn USD, Anh 328 nghìn USD… hàng thủ công mỹ nghệ.
3.2. Thị trường Nga, các nước SNG và Đông Âu.
Đây là khu vực thị trường rộng lớn, đã từng một thời trên 30 năm là thị trường chủ yếu tiêu thụ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch năm cao nhất đã đạt tới con số gần 20 triệu rúp.
Từ sau những năm 1990, tại khu vực thị trường này có những biến đổi lớn mang tính đảo lộn về chính trị và kinh tế gây kho khăn lớn cho việc xuất khẩu những loại hàng hoá này của ta. Nhưng trong vài năm gần đây do cố gắng chung của các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, hàng xuất khẩu của công ty trong đó có hàng thủ công mỹ nghệ đã từng bước khôi phục.
Nhật Bản là thị trường gần và có nhu cầu lớn về nhiều loại hàng xuất khẩu của ta, nếu xét thị trường theo từng bước ( không theo nhu cầu thị trường) thì Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta từ năm 1991 đến nay. Thị trường trường này có nhu cầu lớn về hàng gốm sứ, nhập khẩu tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 1996 Nhật nhập khẩu đồ gỗ tăng tới 40% so với năm 1995, đạt giá trị gần 800 triệu USD và nhập khẩu đồ sứ tăng 12% đạt gần 200 triệu USD. Tuy nhiên, thị phần của ta ở đó còn rất nhỏ, theo đánh giá của cơ quan thương vụ, kim ngạch xuất khẩu loại hàng này của ta vào đây chỉ khoảng5 triẹu USD/năm.