Xuất mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ ảnh hưởng của dòng tiền, khả năng thanh khoản và đòn bẩy đến quyết định đầu tư của công ty bất động sản niêm yết (Trang 50)

Dựa trên những nghiên cứu lý thuyết đã lược khảo ở chương 2 và cơ sở lý thuyết và mô hình lý thuyết đã trích dẫn, cũng như mối quan hệ giữa các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư, cho thấy các tác giả đều sử dụng mô hình hồi quy đa biến để ước lượng các tác động trong ngắn hạn hoặc dài hạn của các biến nghiên cứu dưới dạng dữ liệu chéo, dữ liệu chuỗi thời gian hoặc dữ liệu bảng.

Mô hình nghiên cứu đề xuất

(+/-) (+/-) (-) (+) (+) (+) (-)

Ii,t / Ki,t-1 (qui mô đầu tư của doanh nghiệp)

ROAi,t-1

LIQi,t-1: biến khả năng thanh khoản

Qi,t-1: Biến Tobin Q

LEVi,t-1 :biến đòn bẩy

SALEi,t-1: Tốc độ tăng trưởng doanh thu

Dữ liệu sử dụng trong luận văn được thu thập theo năm từ hệ thống báo cáo tài chính của các Công ty Bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, liên tục từ năm 2007 đến 2013. Các biến trong mô hình đều là biến định lượng được tính toán quy về hệ số, riêng biến qui mô sử dụng dưới dạng Logarit tự nhiên. Mục đích của việc tính toán các biến nhằm thống nhất đơn vị đo lường, đồng thời cũng làm giảm sự biến thiên ngẫu nhiên của các chuỗi dữ liệu, làm cho dữ liệu của các biến dao động theo một xu hướng nhất định. Qua đó, việc xử lý dữ liệu để xác định mối liên hệ giữa các biến thuận lợi hơn.

Mô hình toán nghiên cứu đề xuất như sau:

Ii,t / Ki,t-1 = α + β1 (CFi,t / Ki,t-1) + β2 Qi,t-1 + β3 LEVi,t-1 + β4 (SALE i,t / Ki,t-1) + β5 ROA i,t-1 + β6 LIQ i,t-1 + β7 SIZE i,t-1 + Ɛi,t

Trong đó:

Ii,t / Ki,t-1: quy mô đầu tư của doanh nghiệp

I i,t: đầu tư thuần, đầu tư dài hạn và chi phí xây dựng của công ty i ở thời điểm t.

K i, t-1: tổng tài sản cố định của công ty i thời điểm t-1.

CF i,t: biến Cash Flow, dòng tiền công ty i thời điểm t.

Q i,t-1: biến Tobin’s Q, đại diện cho cơ hội tăng trưởng của công ty.

LEV i, t-1: biến Leverage, đại diện cho đòn bẩy của công ty.

SALE i, t-1: biến Sales, đại diện cho tăng trưởng doanh thu. ROA i, t-1: biến Profitability, tỉ suất sinh lợi trên tài sản.

LIQ i, t-1: biến Liquidity, đại diện cho tính thanh khoản.

SIZE i, t-1: quy mô của doanh nghiệp i ở thời điểm t. 3.2.2. Đo lường biến nghiên cứu

Biến phụ thuộc:

Biến Quyết định đầu tư (quy mô đầu tư) viết tắt là Ii,t / Ki,t-1, biến được đo lường bằng tổng đầu tư thuần của Công ty I ở năm t chia cho tổng tài sản cố định thuần của công ty i ở năm t-1. Trong đó, đầu tư thuần ở năm t được tính bằng tổng tài sản cố định, đầu tư dài hạn và xây dựng cơ bản dở dang phát sinh trong năm t. Biến cho thấy sức đầu tư của công ty ở hiện tại căn cứ trên tổng tài sản cố định đầu tư Dài hạn và xây dựng cơ bản thuần trong quá khứ.

Đầu tư thuần, Ii,t = (Tài sản cố định + đầu tư dài hạn + xây dựng cơ bản dở dang)t - (Tài sản cố định + đầu tư dài hạn + xây dựng cơ bản dở dang)t-1

Tài sản cố định thuần, Ki,t-1 = Tài sản cố địnht-1 Biến độc lập:

Biến Dòng tiền được xác định từ hoạt động kinh doanh, viết tắt là CFi,t / Ki,t- 1, biến được đo lường bằng tiền và các khoản tương đương tiền năm t chia cho tài sản cố định thuần năm t-1. Biến cho thấy cứ một đồng đầu tư vào tài sản (Tài sản cố định, đầu tư dài hạn, xây dựng cơ bản dở dang) trong quá khứ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền cho công ty ở hiện tại. Biến được đo lường bởi công thức:

CFi,t / Ki,t-1 = Tiền và các khoản tương đương tiềnt/ Tài sản cố

Biến Tăng trưởng doanh thu, viết tắt là SALE i,t / Ki,t-1, cho thấy cứ một đồng đồng tư vào tài sản (Tài sản cố định, đầu tư dài hạn, xây dựng cơ bản dở dang) trong quá khứ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu ở hiện tại, biến được đo lường bằng công thức:

SALE i,t / Ki,t-1 = Doang thu thuầnt/Tài sản cố địnht-

Biến Đòn bẩy tài chính, viết tắt là LEV i, t-1, cho biết mức sử dụng nợ trong quá khứ của công ty so với tài sản thuần (Tài sản cố định, đầu tư dài hạn, xây dựng cơ bản dở dang) của công ty tại thời điểm đó, biến được đo lường bằng tổng nợ của năm t-1chia cho tổng tài sản năm t-1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

LEV i, t-1 = Nợt-1/ tổng tài sảnt-1

Biến kiểm soát

Biến Khả năng thanh khoản, viết tắt là LIQ i,t-1, cho thấy khả năng chi trả của tài sản ngắn hạn trong quá khứ đối với những khoản nợ ngắn hạn trong quá khứ, biến được đo lường bằng công thức:

LIQ i,t-1= Giá trị sổ sách của tài sản ngắn hạnt-1/ Giá trị sổ sách của nợ ngắn

hạnt-1.

Biến giá trị công ty Tobin Q, viết tắt là Qi,t-1, biến được đo lường bằng:

Qi,t-1 = Tổng nợ + giá thị trường của cổ phần thường + giá thị trường ước tính của cổ phần ưu đãi/ Giá trị sổ sách của tài sản.

Biến suất sinh lợi của tài sản, viết tắt là ROA i,t-1, biến được đo lường bằng công thức:

ROA i,t-1= Lợi nhuận ròngt-1/ tổng tài sảnt-1

Biến Qui mô, viết tắt là SIZE i,t-1, biến được đo lường bằng công thức: SIZE i,t-1= Ln (tổng tài sảnt-1)

Bảng tóm tắt biến nghiên cứu STT KÍ HIỆU TÊN

BIẾN

CÁCH TÍNH

TÁC GIẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC 1 Ii,t / Ki,t-1 (Investment on fix Assets) Quyết định đầu tư Đầu tư thuầnt/ Tài sản cố định thuầnt-1 Mohun (2008), Aivazian, Ge và Qiu (2005), Ling & ctg (2010), Myers (1977), Arikawa (2003), Jong và ctg (2008), Roberts (2005), Modigliani và Miller (1958),

McConnell và Servaes (1995), Whited (1992), Lang (1996), Ahn và ctg (2000), Nguyễn và ctg (2013). 2 CFi,t/ Ki,t-1 (CashFlow on fix Assets ) Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Tiền và các khoản tương đương tiềnt / Tài sản cố định thuầnt-1 Mohun (2008), Aivazian, Ge và Qiu (2005), Ling & ctg (2010), Myers (1977), Arikawa (2003), Jong và ctg (2008), Roberts (2005), Modigliani và Miller (1958),

McConnell và Servaes (1995), Whited (1992), Lang (1996), Ahn và ctg (2000), Nguyễn và ctg (2013).

3 Qi,t-1 (Tobin’s Q) Giá trị công ty Tổng nợ + giá thị trường của cổ phần thường + giá thị trường ước tính của cổ phần ưu đãi/ Giá trị sổ sách của tài sản

Mohun (2008), Aivazian, Ge và Qiu (2005), Ling & ctg (2010), Myers (1977), Arikawa (2003), Jong và ctg (2008), Roberts (2005), Modigliani và Miller (1958), McConnell và Servaes (1995), Whited (1992), Lang (1996), Ahn và ctg (2000), Nguyễn và ctg (2013). 4 LEV i, t-1 (leverage) Đòn bẩy tài chính Nợt-1/ tổng tài sảnt-1 Mohun (2008), Aivazian, Ge và Qiu (2005), Ling & ctg (2010), Myers (1977), Arikawa (2003), Jong và ctg (2008), Roberts (2005), Modigliani và Miller (1958), McConnell và Servaes (1995), Whited (1992), Lang (1996), Ahn và ctg (2000), Nguyễn và ctg (2013). 5 SALE i,t / Ki,t-1 (Sale on fixed asset) Hiệu quả doanh thu Doang thu thuầnt/ Tài sản cố địnht-1 Mohun (2008), Aivazian, Ge và Qiu (2005), Ling & ctg (2010), Myers (1977), Arikawa (2003), Jong và ctg (2008), Roberts (2005), Modigliani và Miller (1958), McConnell và Servaes (1995), Whited (1992), Lang (1996), Ahn và ctg (2000), Nguyễn và ctg (2013). 6 ROA i,t-1 (Return on asset) Suất sinh lợi trên tài Lợi nhuận ròngt- 1/ tổng tài sảnt-1 Mohun (2008), Aivazian, Ge và Qiu (2005), Ling & ctg (2010), Myers (1977), Arikawa (2003),

sản Jong và ctg (2008), Roberts (2005), Modigliani và Miller (1958), McConnell và Servaes (1995), Whited (1992), Lang (1996), Ahn và ctg (2000), Nguyễn và ctg (2013). 7 LIQ i,t-1 (Liquidity) Thanh khoản Giá trị sổ sách của tài sản ngắn hạnt-1/ Giá trị sổ sách của nợ ngắn hạnt-1. Mohun (2008), Aivazian, Ge và Qiu (2005), Ling & ctg (2010), Myers (1977), Arikawa (2003), Jong và ctg (2008), Roberts (2005), Modigliani và Miller (1958), McConnell và Servaes (1995), Whited (1992), Lang (1996), Ahn và ctg (2000), Nguyễn và ctg (2013). 8 SIZE i,t-1 Qui mô Ln (tổng tài sảnt-

1)

Ling và ctg (2011, Phan (2013)

3.3. Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra như một dự đoán cho kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai biến trong nghiên cứu (Harper, 2002), cụ thể trong phần này giả thuyết nghiên cứu sẽ giúp: hình thành những nhận định sơ bộ về kết quả của mối quan hệ giữa dòng tiền, tăng trưởng doanh thu, khả năng thanh toán và đòn bẩy tài chính với quyết định đầu tư của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam từ năm 2008 đến 2014; ngoài ra giả thuyết nghiên cứu còn giúp đo lường về ảnh hưởng của một số các yếu tố khác đến quyết định đầu tư ngoài các yếu tố trên.

Giữa dòng tiền và quyết định đầu tư, nghiên cứu của Nguyễn và ctg (2013) và Phan (2013) có kết quả trái ngược nhau, Nguyễn và ctg (2013) cho rằng dòng tiền có tác động nghịch chiều lên quyết định đầu tư, nhưng Phan (2013) lại tìm thấy một mối quan hệ cùng chiều giữa hai yếu tố trên, tác giả lập luận rằng dòng tiền tốt có thể giúp kích thích đầu tư tại mỗi doanh nghiệp. Nghiên cứu của Aivazian và ctg

(2005), Mohun (2008) và Li (2010) cũng tìm thấy kết quả dòng tiền có tác động thuận chiều lên quyết định đầu tư. Mặt khác theo lý thuyết tài chính của Wild và ctg (2007), dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp cho thấy hiệu quả kinh doanh đạt được của một công ty trong kỳ kế toán, đồng thời nó cũng thể hiện hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính cho việc tạo ra tiền cho doanh nghiệp. Vì vậy, dòng tiền có vai trò cự kỳ quan trọng đến quyết định tài chính của doanh nghiệp bao gồm cả quyết định đầu tư.

Giữa tăng trưởng doanh thu và quyết định đầu tư, kết quả từ các nghiên cứu của Mohun (2008), Aivazian, Ge và Qiu (2005), Jiming & ctg (2010), Myers (1977), Arikawa (2003), Jong và ctg (2008), Roberts (2005), McConnell và Servaes (1995) cho thấy tăng trưởng doanh thu tác động thuận lên quyết định đầu tư. Các tác giả giải thích rằng hiệu quả đầu tư của mỗi đồng tài sản trong việc tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong quá khứ chính là căn cứ để đưa ra quyết định có đầu tư hay không đầu tư, đầu tư ít hay đầu tư nhiều ở hiện tại.

Giữa khả năng thanh khoản và quyết định đầu tư, cũng giống như tăng trưởng doanh thu, khả năng thanh khoản được tìm thấy là có tác động thuận chiều lên quyết định đầu tư nổi bật, như nghiên cứu của Nguyễn và ctg (2013), Phan (2013) và Mohun (2008). Các tác giả giải thích rằng một khi công ty có đủ thanh khoản để thực hiện nghĩa vụ trả nợ định kỳ thì sẽ làm tăng niềm tin nơi các nhà tài trợ, vì vậy sẽ dễ dàng tìm được nguồn cung vốn cho các quyết định đầu tư cho tương lai.

Giữa đòn bẩy và quyết định đầu tư, hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra có mối quan hệ nghịch biến (quan hệ âm) giữa đòn bẩy tài chính và quyết định đầu tư như các nghiên cứu Deangels và Masulis (1980), Dotan và Ravid (1988), Jensen (1986), Hart và Moore (1995), Mohun Prasadsing Odit và Chitto (2008). Các tác giả lập luận rằng nợ có tác động làm giảm đầu tư bởi vì nợ làm giả các dòng tiền tự do, nó làm giảm các quyết định riêng của nhà quản lý. Nhưng không phải tất cả các nghiên cứu đều cho ra cùng kết quả, dẫn chứng là nghiên cứu của Hite (1977) lại chỉ ra rằng đòn bẩy tài chính có tác động cùng chiều (tác động dương) đến quyết định đầu tư.

Căn cứ vào các mối quan hệ đã được trình bày trong chương 2, cũng như kết quả nghiên cứu đã lược khảo ở trên, các giả thuyết nghiên cứu được đặt ra như sau:

H1: Dòng tiền có tác động tích cực đến quyết định đầu tư của các Công ty Bất động sản niêm yết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

H2: Khả năng thanh khoản có tác động tích cực đến quyết định đầu tư của các Công ty Bất động sản niêm yết.

H3: Đòn bẩy tài chính có tác động tiêu cực đến quyết định đầu tư của các Công ty Bất động sản niêm yết.

3.4. Thống kê mô tả và lựa chọn phương pháp ước lượng hồi quy 3.4.1. Thống kê mô tả 3.4.1. Thống kê mô tả

Kết quả thống kê mô tả được thực hiện với dữ liệu bảng như đã trình bày ở trên. Bảng 3.1: Bảng thống kê mô tả

Biến N Mean Median Variance Skewness Kurtosis Minimum Maximum

Ii,t /Ki,t-1 70 0.7231 0.2042 2.577 3.020 11.929 -1.258 9.133

CFi,t/Ki,t-1 70 3.0887 0.4002 127.994 5.537 31.471 -1.798 75.170

Qi,t-1 70 0.9483 0.8972 0.111 2.002 6.975 0.371 2.533

LEVi,t-1 70 0.5479 0.5438 0.028 0.146 -0.863 0.190 0.849

SALE i,t /Ki,t-1 70 8.4899 1.9425 813.572 6.259 41.543 0.014 212.630

ROA i,t-1 70 0.0654 0.0518 0.007 1.700 7.720 -0.194 0.453

LIQ i,t-1 70 2.3395 2.0648 2.538 2.838 10.742 0.404 10.442

SIZE 70 14.4011 14.4774 3.203 -0.364 0.293 10.142 18.143

Nguồn: Tổng hợp kết quả thống kê mô tả từ phần mềm SPSS

Qua kết quả thống kê mô tả ở trên hai giá trị thống kê mô tả, dựa vào giá trị của Skewness và Kurtosis cho thấy, hầu hết các đại lượng đều không có phân phối chuẩn.

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) căn cứ để kết luận về phân phối chuẩn của các đại lượng như sau:

Skewness là một đại lượng đo lường độ lệch của phân phối, còn gọi là hệ số bất đối xứng, qui tắc nhận xét hệ số Skewness là:

Skewness = 0: phân phối cân xứng Skewness > 0: phân phối lệch phải Skewness < 0: phân phối lệch trái

xoay quanh trung tâm của nó trong mối quan hệ so sánh với hai đuôi: Kurtosis = 3: phân phối tập trung ở mức độ bình thường

Kurtosis > 3: phân phối tập trung hơn mức độ bình thường Kurtosis < 3: có một đa giác tù hơn với hai đuôi dài

3.4.2. Lựa chọn phương pháp ước lượng hồi quy

Để chọn được mô hình ước lượng hồi quy tốt nhất, luận văn chọn sử dụng cả 3 công cụ OLS, FEM, REM. Sau đó tiếp tục:

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến bằng ma trận tương quan (phụ lục A) và bằng VIF (Phụ lục A) để kiểm tra xem có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong các mô hình nghiên cứu.

Kiểm định phương sai thay đổi bằng “IMTEST, WHITE”, để kiểm tra mô hình trong nghiên cứu có bị hiện tượng phương sai thay đổi hay không.

Tương tự, dùng “XTSERIAL” để kiểm định hiện tượng tự tương quan để kiểm tra xem mô hình nghiên cứu không có bị hiện tượng tự tương quan hay không.

Nếu mô hình bị phương sai thay đổi hay tự tương quan, hay bị cả hai thì sử dụng công cụ GLS để khắc phục.

3.5. Tóm tắt

Nội dung chương 3 trình bày về các giai đoạn phát triển cụ thể của thị trường Bất động sản Việt Nam, những thành tựu cũng như những khó khăn, tồn tại. Bên cạnh đó, nội dung chương trình bày phần quan trong của luận văn đó là mô hình nghiên cứu đề xuất, phương pháp tính toán các biến nghiên cứu, đặc điểm của dữ liệu nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu từ đó được đặt ra làm cơ sở cho việc kiểm định các kết quả nghiên cứu, tiếp theo là lựa chọn phương pháp ước lượng hồi quy phù hợp.

Chương tiếp theo sẽ đi trình bày các kết quả nghiên cứu kết hợp với các lý thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu đã đề ra..

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương bốn của luận văn sẽ đi trình bày và thảo luận kết quả nghiên cứu thực nghiệm, đi kiểm định các giả thuyết và thảo luận những ảnh hưởng của dòng tiền, tăng trưởng doanh thu, thanh khoản và đòn bẩy đến quyết định đầu tư

4.1. Kết quả nghiên cứu với OLS, REM, FEM và thảo luận kết quả nghiên cứu 4.1.1. Kiểm định đa cộng tuyến 4.1.1. Kiểm định đa cộng tuyến

Theo Lawrence C. Hamilton (2013), Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), đa cộng tuyến chính là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình có tương quan tuyến tính với nhau, có hai loại đa cộng tuyến là đa cộng tuyến hoàn hảo và đa cộng tuyến không hoàn hảo. Khi mô hình bị đa cộng tuyến hoàn hảo STATA sẽ tự động loại bỏ biến bị đa cộng tuyến hoàn hảo, nếu mô hình bị đa cộng tuyến không hoàn hảo thì hồi quy vẫn thực hiện được nhưng các biến sẽ không có ý ngĩa thống kê hoặc có thể làm sai dấu của các hệ số hồi quy.

Để kiểm định xem mô hình nghiên cứu có bị hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập và biến kiểm soát hay không, tác giả sử dụng công cụ correlation

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ ảnh hưởng của dòng tiền, khả năng thanh khoản và đòn bẩy đến quyết định đầu tư của công ty bất động sản niêm yết (Trang 50)