ĐỒNG BỘ QUY TRÌNH TRỒNG

Một phần của tài liệu Xây dựng chuỗi cung ứng vú sữa lò rèn vĩnh kim (Trang 36 - 38)

Một hiện trạng ở Vĩnh Kim là sự khơng đồng đều trongchất lượng cũng như thời điểm thu hoạch trái vũ sữa. Điều này là do người dân Vĩnh Kim trồng vú sữa chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm chứ khơng theo một quy trình, tiêu chuẩn nào. Vì vậy, việc áp dụng trồng vú sữa theo tiêu chuẩn GAP là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn là diện tích canh tác đã được cấp chứng nhận GlobalGAP chỉ mới dừng lại ở con số 55 hecta trong tổng số hơn 3000 ha đất trồng vú sữa. Giữa những hộ trồng theo tiêu chuẩn GAP và những hộ trồng theo kinh nghiệm cho những trái vú sữa với chất lượng khác nhau, thời điểm thu hoạch khác nhau. Điều này khiến cho giá cả vú sữa cĩ sự chênh lệch rõ rệt mặc dù cùng mang tên vú sữa Lị Rèn, khiến cho giá vú sữa cĩ sự dao động trong khoảng thời gian đầu mùa so với cuối mùa.

Một thực trạng đáng buồn là tại Vĩnh Kim vú sữa cổ thụ đã chết dần mà khi cây chết thì khơng thể trồng vú sữa lại trên đất đĩ được. Theo một số nhà vườn, vùng Vĩnh Kim khơng cịn nước phù sa hàng năm về bồi đắp; hơn nữa, đất đã hết dưỡng chất, nên khơng cịn thích hợp cho cây vú sữa. Những vùng đất mới xung quanh Vĩnh Kim, nếu trồng vú sữa thì lại tốt hơn.Cây vú sữa Vĩnh Kim chết nhiều bởi hai căn bệnh phổ biến: thối rễ, khơ cành. Với các căn bệnh này, nhà vườn Vĩnh Kim đành chịu bĩ tay. Họ đốn già đốn non là do nguồn nước khơng ổn định: khi thì khơ hạn, lúc lại ngập úng. Cây vú sữa chỉ thích hợp với việc thủy triều lên xuống thường nhật, mà nước ở Vĩnh Kim khơng cịn được như vậy. Anh Năm Hồng, cán bộ địa phương Vĩnh Kim, cho biết: “Thiếu nước lên xuống mỗi ngày, vú sữa sẽ khơng tốt; cịn dư nước chỉ cần đơi, ba ngày, cây vú sữa sẽ chết. Cây chỉ cịn biết đốn làm củi”.Đất trồng vú sữa Vĩnh Kim khơng cịn nhiều, khoảng 200 ha; hộ trồng vú sữa nhiều nhất cũng chừng 5 cơng, hộ trung bình 2, 3 cơng, năng suất bình quân 15 tấn/ha. Tính chung cả xã cĩ sản lượng trung bình 3.000 tấn/năm. Anh Bảy Hồng, nguyên chủ tịch Hội làm vườn địa phương, lại cho biết: “Vĩnh Kim bây giờ chỉ cĩ tiếng chớ khơng cĩ miếng. Vú sữa bây giờ nhiều là ở các vùng xung quanh Vĩnh Kim, các xã nằm ven sơng Tiền, nước sơng lên xuống hàng ngày nên cây tốt, trái nhiều mà lại rất to”. Tình trạng trên là do người dân chưa thật sự quan tâm đến việc cải tạo đất trồng cũng như bảo vệ nguồn đất, nước.

Giải pháp

Để giải quyết những tình trạng trên, nhĩm em đưa ra đề xuất là đồng bộ quy trình trồng.Thống nhất tiêu chuẩn GAP giữa tất cả các hộ trồng vú sữa trong vùng. Để làm được điều này, thì việc quan trọng là xây dựng lịng tin của người dân (như đã trình bày ở trên), sau đĩ là phổ biến cho tất cả mọi người biết về cách trồng, chăm sĩc, thu hoạch, bảo quản,…Đây là cơng việc mà hợp tác xã Vĩnh Kim nên đảm nhiệm một cách nhiệt tình và cĩ trách nhiệm.

Hợp tác xã nên tổ chức những buổi hội thảo, gặp mặt để trao đổi trực tiếp với người dân, giải đáp những thắc mắc của họ. Đảm bảo rằng ai cũng nắm rõ được quy trình trồng, thời điểm bĩn phân,…Việc bĩn phân hết sức quan trọng vì nĩ ảnh hưởng trực tiếp đến thời điểm ra trái của cây vú sữa. Việc bĩn phân khơng đồng đều giữa các hộ cũng là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trái chín sớm, trái chín muộn. Để tránh tình trạng bĩn phân khơng đồng đều, hợp tác xã nên cĩ những thơng báo giúp người dân nắm bắt được khi nào thì nên bĩn phân, bĩn phân loại nào,…

Ngồi việc tổ chức các buổi gặp trực tiếp, hợp tác xã cũng nên in ra những cuốn cẩm nang về cách trồng vú sữa theo tiêu chuẩn GAP. Những cuốn cẩm nang này sẽ giúp người dân nắm rõ hơn về quy trình trồng.

Bên cạnh sự hỗ trợ của hợp tác xã, những người trồng vú sữa cũng nên tìm tịi để cĩ những trái vú sữa đạt chất lượng cao và khơng ảnh hưởng tới mơi trường.

Một phần của tài liệu Xây dựng chuỗi cung ứng vú sữa lò rèn vĩnh kim (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)