Biểu diễn tri thức dựa trên mô hình COKB

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ hỗ trợ chẩn đoán bệnh ung thư gan (Trang 32 - 36)

Theo lý thuyết mô hình COKB ( Computational Object Knowledge Base) của tác giả Đỗ Văn Nhơn đƣợc đề cập trong [11]. Mô hình này gồm 6 thành phần sau:

M = (C, H , R, Ops, Funcs, Rules)

Trong đó:

(1)C là tập hợp các khái niệm về C_Object

(2)H là tập hợp các quan hệ phân cấp giữa các loại đối tƣợng (3)R là tập hợp các khái niệm về các loại quan hệ trên C_Object (4)Ops là tập các toán tử

(5)Funcs là tập hợp các hàm (6)Rules là tập hợp các luật

Trong mô hình này mỗi đối tƣợng tính toán (C_Object) có cấu trúc và đƣợc phân cấp dựa trên các thiết lập của đối tƣợng [11].

Tập hợp C (các khái niệm về các C_Object):

Các khái niệm đƣợc xây dựng dựa trên các đối tƣợng. Mỗi khái niệm là một lớp các đối tƣợng tính toán có cấu trúc nhất định và đƣợc phân cấp theo sự thiết lập của cấu trúc đối tƣợng, bao gồm:

Các đối tượng (hay khái niệm) nền: là các đối tƣợng (hay khái niệm) đƣợc mặc nhiên thừa nhận. Ví dụ: nhƣ một số đối tƣợng kiểu boolean (logic), số tự nhiên (natural), số nguyên (integer), số thực (real), tập hợp (set), danh sách (list) hay một số kiểu tự định nghĩa.

33

Các đối tượng cơ bản (hay khái niệm) cơ bản cấp 0: có cấu trúc rỗng hoặc có cấu trúc thiết lập trên một số thuộc tính kiểu khái niệm nền: Các đối tƣợng (hay khái niệm) này làm nền cho các đối tƣợng (hay các khái niệm) cấp cao hơn. Ví dụ: đối tƣợng DIEM có kiểu mô tả không có cấu trúc thiết lập.

Các đối tượng (hay khái niệm) cấp 1: Các đối tƣợng này chỉ có các thuộc tính kiểu khái niệm nền và có thể đƣợc thiết lập trên một danh sách nền các đối tƣợng cơ bản. Ví dụ: đối tƣợng DOAN[A,B] trong đó A, B là các đối tƣợng cơ bản loại DIEM, thuộc tính a biểu thị độ dài đoạn thẳng có kiểu tƣơng ứng là “real”.

Các đối tượng (hay khái niệm) cấp 2: Các đối tƣợng này có các thuộc tính kiểu khái niệm nền và các thuộc tính loại đối tƣợng cấp 1, có thể đƣợc thiết lập trên một danh sách nền các đối tƣợng cơ bản. Ví dụ: đối tƣợng TAMGIAC[A,B,C] trong đó A, B, C là các đối tƣợng cơ bản loại DIEM, các thuộc tính nhƣ GocA, a, S có kiểu tƣơng ứng là “GOC[C,A,B]”, “DOAN[B,C]”, “real”.

Các đối tượng (hay khái niệm) cấp n >0: Các đối tƣợng này có các thuộc tính kiểu khái niệm nền và các thuộc tính loại đối tƣợng cấp thấp hơn, có thể đƣợc thiết lập trên một danh sách nền các đối tƣợng cấp thấp hơn.

Cấu trúc bên trong của mỗi lớp đối tƣợng:

(1)Kiểu đối tượng: Kiểu này có thể là kiểu thiết lập trên một danh sách nền các đối tƣợng cấp thấp hơn.

(2)Danh sách các thuộc tính của đối tượng: Mỗi thuộc tính có kiểu thực, kiểu đối tƣợng cơ bản hay kiểu đối tƣợng cấp thấp hơn. Phân ra làm 2 loại là tập các thuộc tính thiết lập của đối tƣợng và tập các thuộc tính khác (còn gọi là tập thuộc tính).

(3)Tập hợp các điều kiện ràng buộc trên các thuộc tính.

(4)Tập hợp các tính chất nội tại hay sự kiện vốn có liên quan đến các thuộc tính của đối tƣợng.

(5)Tập hợp các quan hệ suy diễn - tính toán trên các thuộc tính của đối tƣợng. Các quan hệ này thể hiện các luật suy diễn và cho phép ta có thể tính toán một hay một số thuộc tính từ các thuộc tính khác của đối tƣợng.

34

(6)Tập hợp các luật suy diễn trên các loại sự kiện khác nhau liên quan đến các thuộc tính của đối tƣợng hay bản thân đối tƣợng. Mỗi luật suy diễn có dạng:

{các sự kiện giả thiết} {các sự kiện kết luận}.

Mô hình cho một đối tượng tính toán (C-Object)

Một C-Object có thể đƣợc mô hình hóa bởi một bộ 6 thành phần chính:

(BasicO,Attrs, CRela, Rules, Prop,Cons)

Trong đó:

- BasicO: là tập hợp các đối tƣợng nền của một đối tƣợng.

- Attrs: là tập hợp các thuộc tính của đối tƣợng.

- CRela: là tập hợp các quan hệ suy diễn tính toán.

- Rules: là tập hợp các luật suy diễn trên các sự kiện liên quan đến các thuộc tính cũng nhƣ liên quan đến bản thân đối tƣợng.

- Prop: là tập hợp các tính chất hay sự kiện vốn có của đối tƣợng.

- Cons: là tập hợp các điều kiện ràng buộc.

Tập hợp H (các quan hệ phân cấp giữa các đối tượng)

Trong tập C, ta có các quan hệ mà theo đó có thể có những khái niệm là sự đặc biệt hoá của những khái niệm khác. Có thể nói, H là một biểu đồ Hasse trên C khi xem quan hệ phân cấp là một quan hệ thứ tự trên C.

Cấu trúc của một quan hệ phân cấp:

[<tên lớp đối tƣợng cấp cao>, <tên lớp đối tƣợng cấp thấp> ]

Tập hợp R các khái niệm về các loại quan hệ trên các C-Object

Mỗi quan hệ đƣợc xác định bởi tên quan hệ và danh sách các loại đối tƣợng của quan hệ. Đối với quan hệ 2 hay 3 ngôi thì quan hệ có thể có các tính chất nhƣ tính phản xạ, tính phản xứng, tính đối xứng và tính bắc cầu.

Cấu trúc của một quan hệ:

[ < tên quan hệ > , < loại đối tƣợng > , < loại đối tƣợng > ,…] , {< tính chất > , < tính chất >}.

Tập hợp Opts các toán tử

Các toán tử thể hiện các qui tắc tính toán nhất định trên các biến thực cũng nhƣ trên các đối tƣợng. Chẳng hạn nhƣ các phép toán số học, các phép tính toán

35

trên các đối tƣợng đoạn, góc tƣơng tự nhƣ đối với các biến thực hay các phép tính toán vectơ, tính toán ma trận,… Trong trƣờng hợp các phép toán 2 ngôi thì phép toán có thể có các tính chất nhƣ tính giao hoán, tính kết hợp, tính nghịch đảo, tính trung hòa.

Tập hợp Funcs các hàm

Tập hợp Funcs trong mô hình COKB thể hiện tri thức về các hàm hay nói cách khác là thể hiện tri thức về các khái niệm và các qui tắc tính toán trên các biến thực cũng nhƣ trên các loại C-Object, đƣợc xây dựng thông qua các quan hệ tính toán dạng hàm. Mỗi hàm đƣợc xác định bởi <tên hàm>, danh sách các đối số và một qui tắc định nghĩa hàm về phƣơng diện toán học.

Tập hợp Rules các luật

Mỗi luật cho ta một qui tắc suy luận để từ các sự kiện đang biết suy ra đƣợc các sự kiện mới thông qua việc áp dụng các định luật, định lý hay các qui tắc tính toán nào đó. Mỗi luật suy diễn r có thể đƣợc mô hình hoá dƣới dạng :

r : {sk1, sk2, ..., skm} {skm+1, skm+2, ..., skn}.

Cấu trúc của một luật:

[ Kind, BasicO, Hypos, Goals]

Trong đó:

- Kind: loại luật.

- BaseO: tập các đối tƣợng cơ bản.

- Hypos: tập các sự kiện giả thiết của một luật.

- Goals: tập các sự kiện kết luận của một luật.

Ngoài ra, mô hình này có 11 loại sự kiện sau:

Sự kiện loại 1: Sự kiện thông tin loại của đối tƣợng

Sự kiện loại 2: sự kiện về tính xác định của một đối tƣợng hay của một thuộc tính của đối tƣợng

Sự kiện loại 3: Sự kiện về tính xác định của một đối tƣợng hay của một thuộc tính của đối tƣợng thông qua biểu thức hằng

36

Sự kiện loại 4: Sự kiện về sự bằng nhau của một đối tƣợng hay một thuộc tính của đối tƣợng với một đối tƣợng hay một thuộc tính khác

Sự kiện loại 5: Sự kiện về sự phụ thuộc giữa các đối tƣợng và các thuộc tính của các đối tƣợng thông qua một công thức tính toán hay một đẳng thức theo các đối tƣợng hay các thuộc tính.

Sự kiện loại 6: Sự kiện về một quan hệ trên các đối tƣợng hay trên các thuộc tính của các đối tƣợng .

Sự kiện loại 7: Sự kiện về tính xác định của một hàm

Sự kiện loại 8: Sự kiện về tính xác định của một hàm thông qua một biểu thức hằng

Sự kiện loại 9: Sự kiện về sự bằng nhau giữa một đối tƣợng với một hàm.

Sự kiện loại 10: Sự kiện về sự bằng nhau giữa một hàm với một hàm khác.

Sự kiện loại 11: Sự kiện về sự phụ thuộc của một hàm theo các hàm hay các đối tƣợng khác thông qua một công thức tính toán.

Mô hình biểu diễn này sử dụng các tiếp cận hƣớng đối tƣợng để biểu diễn tri thức do đó rất dễ thiết kế các mô hình cho những ứng dụng cụ thể và thiết kế các giải thuật.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ hỗ trợ chẩn đoán bệnh ung thư gan (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)