Mạng ngữ nghĩa đƣợc đề cập trong [6] có dạng một đồ thị, trong đó nút là các khái niệm hay đối tƣợng, cung là quan hệ giữa các đối tƣợng hay khái niệm.
Dựa vào mạng ngữ nghĩa ta nhận biết tri thức một cách trực quan giúp thiết kế các xử lý nhƣ: thêm bớt các khái niệm / đối tƣợng, tìm kiếm thông tin.
Hình 2.6 Mạng ngữ nghĩa mô tả tri thức về xe [30]
Cơ chế thực hiện theo thuật toán “loang” nhƣ sau:
– Bước 1: Kích hoạt các nút ứng với giả thiết cho ban đầu (những yếu tố đã có giá trị)
– Bước 2: Lặp lại bƣớc sau cho đến khi kích hoạt tất cả các đỉnh ứng với các yếu tố cần tính (thành công) hoặc không thể kích hoạt đƣợc bất kỳ đỉnh nào nữa (thất bại).
Mô hình mạng ngữ nghĩa rất linh động, ta dễ dàng thêm các đỉnh hoặc cung để bổ sung thêm tri thức. Cách biểu diễn tri thức dạng đồ thị nên rất dễ hiểu. Ngoài ra so với cách biểu diễn này giữa các đỉnh còn thể hiện mối quan hệ “kế thừa” nếu thông qua quan hệ “là”. Cùng với những ƣu điểm trên thì cách biểu diễn này khá trừu tƣợng và khái quát, trong áp dụng phải phát triển các mô hình tri thức cụ thể hơn.
Các mô hình biểu diễn tri thức theo mạng ngữ nghĩa: [11]
Mạng tính toán: Là một dạng biểu diễn tri thức về các vấn đề tính toán và đƣợc áp dụng một cách có hiệu quả để giải quyết một số dạng bài toán. Mỗi mạng
31
tính toán là một mạng ngữ nghĩa chứa các biến và những quan hệ có thể cài đặt sử dụng cho việc tính toán. Mạng tính toán gồm tập M và f.
M: tập các biến trong miền giá trị số thực. f: tập các quan hệ giữa các biến
M = {x1,x2,...xn}, F = {f1,f2,...fn}.
Đối với mỗi f F, ta ký hiệu M(f) là tập các biến có liên hệ trong quan hệ f và M(f) là tập con của M: M(f) M. Nếu viết f dƣới dạng f: u(f) → v(f) thì ta có M(f) = u(f) v(f).
Từ mô hình này theo tác giả Đỗ Văn Nhơn thì sẽ cần giải quyết các vấn đề: Cho trƣớc tập A M và B tập các biến bất kỳ. Có thể xác định B từ tập A nhờ các quan hệ trong F hay không?
Nếu xác định đƣợc tập B thì quá trình tính toán các biến của B đƣợc thực hiện nhƣ thế nào?
Trong trƣờng hợp không tìm đƣợc B thì cần bổ sung thêm điều kiện gì để có thể tìm đƣợc B.
Mạng tính toán cho ta thấy đƣợc cấu trúc nội bộ bên trong của một mạng. Nhƣng nếu xét trên bài toán có nhiều mạng tính toán thì mô hình này chƣa thể hiện một cách đầy đủ các quan hệ liên kết giữa các mạng tính toán này.