QUỐC GIATÊN TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT (Trang 27 - 30)

1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ, CHỨNG NHẬN.

QUỐC GIATÊN TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN

TÊN TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN STT Việt Nam VINACERT 1 Na Uy DNV 2 Hoa Kì ITS 3 Anh Quốc BVQI 4 Thụy Sỹ SGS 5 CHLB Đức TUV 6 Anh Quốc DAS 7 Pháp AFAQ 8 Singapore PSP 9 Australia QMS 10 Anh Quốc GLOBAL 11 Anh Quốc GIC 12 ...

Trong số đó có một số tổ chức đã hoạt động tại Việt Nam trong một thời gian khá dài như: QUACERT, BVQI, DAS và cũng có một số tổ chức mới hoạt động tại Việt Nam như: PSP, VINACERT… Nhưng hầu hết các doanh nghiệp/tổ chức của Việt Nam đã lựa chọn dịch vụ đánh giá, chứng nhận của QUACERT. Một mặt do là tổ chức chứng nhận nội địa, mặt khác do uy tín và kinh nghiệm của Trung tâm QUACERT.

Trong thời gian gần đây, đội ngũ chứng nhận ở Việt Nam đã phát triển khá mạnh, nhưng cũng mắc phải một số khiếm khuyết mà ở hầu hết các nước trên thế giới cũng thường mắc phải như đội ngũ chuyên gia còn thiếu về số lượng và kinh nghiệm thực tế khi tiến hành các cuộc đánh giá. Và hầu như các tổ chức chứng nhận nước ngoài nói trên chưa quan tâm đến vấn đề phát triển lâu dài tại Việt Nam. Bên cạnh đó là một số kết quả đánh giá, chứng nhận còn bị tác động của tư vấn dẫn đến không đảm bảo tính vô tư, khách quan và ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động chứng nhận.

Đồng thời, các hoạt động đánh giá chứng nhận còn gặp một số khó khăn do hiện nay vẫn còn có một số doanh nghiệp/tổ chức nhầm lẫn hoặc nhận thức không đúng về việc triển khai áp dụng các hệ thống chất lượng. Ngoài ra, doanh nghiệp/tổ chức còn nhầm lẫn giữa giá trị của chứng chỉ với giá trị của hệ thống quản lý được chứng nhận, coi mục tiêu được chứng chỉ là trọng yếu. Bản thân khi doanh nghiệp/tổ chức xây dựng và áp dụng thành công theo một tiêu chuẩn nào đó thì họ được chứng nhận và bản thân giấy chứng nhận đó có một số giá trị nhất định như làm bằng chứng cho việc quảng cáo quảng bá hay tham gia đấu thầu, làm bằng chứng cho việc phá bỏ hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Do đó, một ý nghĩa hết sức quan trọng của việc được đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng mà đôi khi các doanh nghiệp/tổ chức đã không biết sử dụng nó như là một công cụ quản lý tiên tiến, để thực sự cải tiến, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và giảm

giá thành sản phẩm và dịch vụ. Vì việc hiểu nhầm hoặc nhận thức sai đó, một số doanh nghiệp đã đặt ra mục tiêu chính là có chứng chỉ, không coi trọng xây dựng hệ thống quản lý dẫn đến không thực sự nâng cao được chất lượng, sức cạnh tranh của mình. Vì vậy, gây nhiều khó khăn cho các tổ chức chứng nhận nói chung cũng như các chuyên gia đánh giá nói riêng trong quá trình đánh giá, chứng nhận.

Như chúng ta đã biết, có hai yếu tố ảnh hưởng đến thành công của hệ thống quản lý của doanh nghiệp/tổ chức, đó là yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài tổ chức. Yếu tố bên ngoài thuộc về trách nhiệm của tổ chức tư vấn, tổ chức chứng nhận, và cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về chất lượng. Các đối tượng này cần làm rõ nội dung, ý nghĩa, lợi ích và trách nhiệm của các bên có liên quan trong việc xây dựng, áp dụng và được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn. Khi các bên liên quan đã làm rõ, làm đúng và chính xác mục đích, ý nghĩa thì yếu tố bên trong ít có cơ hội nảy sinh, hoặc có nảy sinh trong quá trình cũng sẽ được định hướng đúng đắn ngay hoặc sau đó một thời gian. Trong quá trình duy trì chứng nhận, trình độ các chuyên gia đánh giá chứng nhận và các yêu cầu quản lý nghiêm túc sẽ là yếu tố rất quan trọng giúp doanh nghiệp định hướng đúng và nâng cao chất lượng của hệ thống, cũng như tính cạnh tranh của doanh nghiệp.

Để khắc phục các vướng mắc, yếu kém trên, việc quan trọng là cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước, vì các văn bản pháp lý cho lĩnh vực này còn thiếu hoặc chưa đồng bộ. Nhất là đối với các tổ chức tư vấn và chứng nhận để có sự thống nhất trong quá trình áp dụng, đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý cho các doanh nghiệp/tổ chức. Bên cạnh đó cần có những hướng dẫn để doanh nghiệp cũng như các tổ chức có nhu cầu có thể lựa chọn một cách đúng đắn các tổ chức chứng nhận cho mình sao cho đúng với bản chất và ý nghĩa. Đồng thời, có cơ chế thưởng

và động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân tích cực đóng góp vào phong trào năng suất, chất lượng, và có cơ chế kiểm tra và xử phạt các tổ chức và cá nhân có hành vi gian lận trong hoạt động về chất lượng.

Đặc biệt, cần đẩy mạnh công tác quản lý các tổ chức chứng nhận. Các tổ chức chứng nhận nên được công nhận trực tiếp để không những bị quản lý bởi các cơ quan công quyền mà còn bị giám sát của tổ chức có nghiệp vụ chuyên môn. Đề ra các tiêu chí nhất định bắt buộc phải tuân thủ cho các tổ chức chứng nhận muốn hoạt động tại Việt Nam. Và tiến hành kiểm soát, đăng ký đội ngũ chuyên gia đánh giá hoạt động tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w