quy dưới đây:
5.3.1. Nâng cao hơn nữa Quy mô mạng lưới cũng như tiềm lực của ngân hàng
Như kết quả nghiên cứu cho thấy, quy mô doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân chính tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của công ty đó.
Theo lộ trình đã cam kết, đến năm 2015, Việt Nam sẽ phải mở cửa, xóa bỏ các hạn chế trong ngành ngân hàng, bảo hiểm và thị trường vốn, đồng thời để trở thành một
trong 300 tập đoàn ngân hàng lớn nhất thế giới vào năm 2020, giải pháp trên ngày
càng trở nên cấp thiết với Vietcombank. Giải pháp trên không chỉ đem lại tiềm lực
cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước mà còn mở rộng tầm ảnh hưởng đạt được giấc mơ chinh phục Đông Nam Á. Thực tế cho thấy tính đến tháng 6/2015, VietinBank đang dẫn đầu hệ thống về quy mô tổng tài sản với hơn 597.000 tỉ đồng, theo sau là BIDV (579.000 tỉ đồng) và Vietcombank với hơn 504.000 tỉ đồng, mặc dù vậy vẫn còn
rất nhỏ so với ngân hàng của các nước trong khu vực.Do đó, ngân hàng Vietcombank
cần nâng cao hơn nữa tổng tài sản, vốn chủ sở hữu cũng như mạng lưới hoạt động. Theo đó, khi xem xét và đánh giá chất lượng tài sản của một ngân hàng, các khoản
mục cần được quan tâm cụ thể là: cho vay kháchhàng, tiền gửi các loại (ví dụ tiền gửi
ở Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi ở các định chế tài chính), chứng khoán đầu tư, tài sản cố định (thông thường tài sản cố định chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trên bảng cân đối kế toán, trong khi tiền gửi, tài sản cho vay khách hàng chiếm cơ cấu lớn nhất, do đặc thù kinh doanh tiền tệ của ngân hàng). Ngoài ra, các khoản ngoại bảng cũng cần được quan tâm, bởi các ngân hàng có thể quá chú trọng đến các nghiệp vụ bảo lãnh như bảo
61
lãnh thư tín dụng, bảo lãnh thanh toán v.v… làm ảnh hưởng đến chất lượng tài sản
ngân hàng do gia tăng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn phát sinh.