3. 2 4 Hoạt động của các hội kín khác:
3.3 Đấu tranh chống bắt lính sang Pháp:
Từ cuối năm 1915 sang đầu năm 1916, giữa lúc thực dân Pháp tiến hành bắt lính sang Pháp đợt hai thì cuộc đấu tranh của phong trào hội kín bùng nổ, ban đầu ở các tỉnh Mỹ Tho, Trà Vinh, Bến Tre, Tây Ninh, Biên Hòa; dần lan rộng ra nhiều nơi và lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia. Trong phong trào này, nghĩa quân với hàng trăm ngƣời đƣợc vũ trang bằng gậy gộc, giáo mác, đã đánh phá các trụ sở mộ lính, phá nhà giam, giết bọn quan lại tay sai, hội tề gian ác, chống bọn cảnh sát đi lùng sục bắt thanh niên vào lính, khủng bố nhân dân. Điểm lƣợc một số cuộc đấu tranh nổi bật trong năm 1916:
- Ngày 20 tháng 1, tại tỉnh Trà Vinh đã nổ ra nhiều cuộc đấu tranh vũ trang chống lại việc mộ lính của chính quyền thực dân. Cũng trong thời gian này, ở Tây
GVHD: Đặng Thị Tầm SVTH: Lê Minh Thuận
Ninh, tại các làng An Hoà, Gia Bình, Gia Lộc (huyện Trảng Bàng), nhiều hội kín đã nổi dậy cƣớp chính quyền, đánh phá các trụ sở xã, đốt sổ sách giấy tờ văn khế, đánh bắt bọn hội tề chức dịch và bọn phú hộ gian ác đầu sỏ.
- Ngày 23 tháng 1, khoảng 200 hội viên do Lê Văn Hổ, Phạm Văn Hậu, Nguyễn Văn Liên đứng đầu đã kéo tới phá trụ sở tuyển mộ lính ở tổng Chánh Mỹ (Biên Hòa). Cuộc đánh phá diễn ra nhanh chóng, phối hợp với các tù nhân ở tỉnh lỵ nổi dậy phá ngục với 17 tù nhân thoát đƣợc.
- Tháng 2 năm 1916, nhóm hội kín Vƣơng Văn Lê, Nguyễn Văn Thạch, Lê Văn Hà nổi dậy, làm chủ đƣợc vùng Tân Triều (Tây Ninh). Cũng trong tháng này, nhóm hội kín Nguyễn Văn Huệ tấn công Ô Cấp (Bà Rịa).
- Đêm ngày 2 rạng ngày 3 tháng 2, hơn 200 hội viên hội kín Nghĩa Hòa tập trung ở Mỏ Cày (Bến Tre), rồi kéo đến bao vây trụ sở mộ lính của huyện. Tuy nhiên, vì chỉ có giáo mác, gậy gộc và bùa chú, nên khi đối mặt với súng đạn của Pháp, phong trào này nhanh chóng thất bại.
Có thể nói ngoài vụ khởi nghĩa của Phan Xích Long vào năm 1913 và vụ phá Khám Lớn cứu “đại ca” ở Sài Gòn thì hoạt động của các hội kín còn lan rộng khắp Nam kỳ Lục tỉnh. Là những tổ chức yêu nƣớc và tƣơng tế của nông dân, các hội kín ở Nam kỳ thể hiện tinh thần bất khuất dẻo dai của nhân dân Nam kỳ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, ngay trong những điều kiện hết sức khó khăn. Các hội kín cũng biết chọn lựa thời để đánh làm cho hậu phƣơng của chúng không đƣợc yên ổn. Các hội kín cũng hƣớng hội viên và nông dân trong vùng mình hoạt động vào cuộc đấu tranh quan trọng và cấp bách đối với nông dân là cuộc chống phá bắt lính. Mặc dù không đƣợc hƣớng dẫn đầy đủ, các hội kín ở Nam kỳ cũng vẫn tham gia khá tích cực vào cuộc vận động cứu nƣớc chính diện lúc bấy giờ do các sĩ phu yêu nƣớc trong Quang phục hội phát động. Lề lối hoạt động bí mật, chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh, tinh thần hữu ái giai cấp thắm thiết giữa các hội viên đã giúp cho các hội kín bảo tồn đƣợc lực lƣợng, tồn tại lâu dài, duy trì đƣợc tinh thần đấu tranh cứu nƣớc của các hội viên. Tuy nhiên, màu sắc thần bí, dị đoan của các hội kín đã hạn chế nhiều đến nhận thức của hội viên về nội dung và nhiệm vụ của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đến phƣơng thức hành động và khả năng chiến đấu của nông dân, làm cho nông dân không phát huy đƣợc khả năng cách mạng của mình, nhất là khi mà trong phong trào cách mạng của ta chƣa có một tổ chức cách mạng tiên tiến có chủ trƣơng và đƣờng lối khoa học.
GVHD: Đặng Thị Tầm SVTH: Lê Minh Thuận
KẾT LUẬN
Thiên Địa hội do ngƣời Trung Hoa du nhập đã chọn đƣợc đất đứng ở miền Nam hồi cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, lúc dân Việt căm thù bọn thực dân và muốn phục thù. Mục đích cuối cùng của Thiên Địa hội Trung Hoa hay các hội kín Nam Kỳ Việt Nam vẫn là đánh đuổi ngoại bang (ngƣời Mãn Thanh, thực dân Pháp) giành độc lập, thiết lập chế độ quân chủ. Nhờ đó, họ lôi cuốn đƣợc một số nông dân, lớp dân nghèo thành thị và tiểu điền chủ.
Ƣu điểm của hội là có lập trƣờng dứt khoát, phân biệt rõ ràng chính tà, không thỏa hiệp hoặc nhìn nhận chế độ hiện tại, điều lệ của hội nói rõ việc hội viên không đƣợc nhờ chính quyền phân xử hoặc can thiệp bất cứ chuyện gì, tuyệt đối bảo mật. Hội theo hình thức tổ chức nhỏ, phân tán, ngƣời lãnh đạo không cần trình độ cao, ngƣời trung nông, tiểu điền chủ, tiểu thƣơng đủ năng lực để điều hành công việc một nhóm nhỏ. Cán bộ dễ đào tạo, dễ tìm. Nhờ qui mô nhỏ và cách tổ chức phân tán này mà khi bị bắt, chỉ một nhóm bị tiêu diệt mà thôi. Tuy nhiên, đó cũng là nhƣợc điểm vì ngƣời trong hội không nhận ra nhau, khó khởi xƣớng đồng loạt. Tình nghĩa anh em và quyền lợi Tổ quốc dính liền nhau. Tuy nhiên, những hội kín ở Nam Kỳ đƣợc thành lập với mục đích chủ yếu là chống Pháp. Ẩn bên trong cái vỏ bọc ma thuật, thần bí là tình cảm yêu nƣớc nồng nàn, căm thù giặc ngoại xâm cƣớp nƣớc. Lúc này, những tƣ tƣởng tiến bộ chƣa đến với họ, họ chỉ biết dựa vào “hội kín”, dựa vào những tƣ tƣởng ma thuật, dựa vào hình thức của một tổ chức bên Trung Hoa “di cƣ” sang. Để lôi cuốn quần chúng nhân dân tin theo, cùng đứng lên chống lại bè lũ xâm lăng. “Dân ta có một lòng yêu nƣớc nồng nàn” mỗi khi có nhân vật nào đó “tiên phong” đứng ra lãnh đạo thì ngƣời dân lại hăng hái tham gia, chứng tỏ là khi Phan Xích Long tự xƣng hoàng đế kêu gọi nhân dân đứng lên chống Pháp thì ngay trong đêm đã nhận đƣợc sự hƣởng ứng của đông đảo ngƣời dân yêu nƣớc. Tuy sau đó thất bại có rất nhiều ngƣời chết nhƣng tinh thần yêu nƣớc lại không bao giờ giảm sút mà còn tăng lên vì lòng hận thù đã quá sâu đậm. Phong trào không chỉ phát triển ở một vài địa điểm mà nhận đƣợc sự hƣởng ứng nhiệt thành của quần chúng nhân dân yêu nƣớc khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh. Các hoạt động của hội kín diễn ra liên tục, có lúc tạm lắng vì khủng bố gắt gao của chính quyền song nó lại trổi dậy khi thời cơ đến. Họ là những con ngƣời yêu nƣớc thật sự.
GVHD: Đặng Thị Tầm SVTH: Lê Minh Thuận
Khuyết điểm của các hội kín là không chịu lột xác để thích ứng với hoàn cảnh mỗi lúc thêm phức tạp, ngƣời trong hội quá thiên về công tác bí mật. Và tất nhiên sai lầm lớn nhất của họ là quá tin vào bùa chú, sức mạnh thần bí “súng đạn không làm gì đƣợc họ” vì thế mỗi lần tranh đấu lực lƣợng lại bị giảm sút một cách vô ích. Cũng chính điều đó mà làm mất lòng tin của quần chúng đối với hội. Hình thức đấu tranh chính vẫn là bạo động quân sự, kỷ luật của hội rất nghiêm minh, không phân biệt giàu nghèo sang hèn, lúc hoạn nạn, lúc sung sƣớng đều có nhau. Hội có sẵn một hệ thống lý luận gồm vũ trụ quan và nhân sinh quan khá chặt chẽ: sống oanh liệt vì bạn, vì cựu chúa, chết thì trở thành ngƣời hùng anh, tạo lập một xã hội công bằng, khi Phật Nhƣ Lai hiện về thì mọi ngƣời đều hƣởng sung sƣớng, tha hồ dƣỡng nhàn nhƣ mấy vị Bát tiên của đạo Lão. Noi gƣơng ông Quan Công, chờ Phật Nhƣ Lai giáng thế đến ngày hội Long Hoa.
Lý thuyết của các hội kín chống văn minh cơ khí, đƣa con ngƣời về xã hội nông nghiệp, với nhà vua nhƣng theo nếp sống bình đẳng. Nó thích hợp với một xã hội nông nghiệp đang bị văn minh Tây phƣơng làm tan rã, khiến nhiều nông dân phải phiêu bạc ra thành thị mà sống tạm với những nghề không có tƣơng lai nhƣ làm phu vác lúa, kéo xe, làm bạn ghe chài, hoặc giữa sòng bạc, tức là những ngƣời nữa quê nữa chợ, mang mặc cảm tự tôn cho rằng xã hội nông nghiệp đẹp hơn xã hội do thƣơng mại, kỹ nghệ chi phối.
Ngƣời trong hội thích hành động, luôn luôn đề phòng kẻ thù, không ở không, thích đi kết nghĩa ngƣời này, đi trả oán ngƣời kia, ai không là bạn thì có thể là thù, một lối suy luận chủ quan, biệt phái hẹp hồi. Về sau này một số hội viên lo tu hành tại chùa, mãn nguyện lúc tuổi già. Có lẽ họ đã hiểu rằng niềm tin tuyệt đối vào bùa phép, gƣơm giáo thô sơ không thắng nổi khí giới và nhất là sự tổ chức khá chặt chẽ, khá khoa học của bộ máy thực dân. Chỉ đến khi Đảng Cộng Sản Việt Nam xuất hiện, một tổ chức có tƣ tƣởng tiến bộ ra đời thì những tổ chức hội kín mới dần tan khi không giải quyết đƣợc nhiệm vụ lịch sử của mình và giao lại cho một tổ chức khác tiến bộ hơn, vững chắc hơn. Hội kín Nam Kỳ chỉ còn lại những kỷ niệm hào hùng.
Mƣời năm sau cuộc đánh phá Khám lớn Sài Gòn, nhà nho Phan Chu Trinh ở Pháp trở về, đã lên tiếng mạt sát Phan Xích Long, qua đó mà mạt sát những ngƣời tổ chức các cuộc khởi nghĩa thất bại những năm 1913 – 1916, một vì họ dùng bạo động, hai vì họ dùng ma thuật, ba vì họ chủ trƣơng quân chủ. Sự mạt sát đó quá khắt khe.
GVHD: Đặng Thị Tầm SVTH: Lê Minh Thuận
Quả thật mê tín dị đoan là một điều mà không ai tán dƣơng cả. Nhƣng vấn đề không phải là mạt sát mà phải giải thích vì sao sau 500 năm Nho giáo độc tôn, tƣ tƣởng tôn giáo và ma thuật, phù thủy vẫn còn thịnh trong dân gian nhƣ thế. Vậy thì các cuộc khởi nghĩa 1913 – 1916, cũng nhƣ các cuộc khởi nghĩa của Võ Trứ, Mạc Đĩnh Phúc, Vƣơng Quốc Chính nhằm mục đích gì? Các nhà lãnh đạo đó vì nƣớc mà hy sinh hay vì lợi ích cá nhân mà dùng mê tín mà lừa dối. Nếu mà vì nƣớc mà hy sinh, nếu họ đứng lên nhằm giải phóng đất nƣớc khỏi ách đô hộ ngoại bang, thì đó là đại nghĩa, là chính đáng, là đáng biểu dƣơng, bất luận họ dùng vũ khí tƣ tƣởng gì, vũ khí tinh thần nào để tự động viên. Việc thành bại tất nhiên phải rút kinh nghiệm cho mai sau, để khỏi phải đi trên vết xe đã đổ. Trong lịch sử Trung Quốc không ít các hoàng đế lên ngôi là nhờ những hội kín mang đậm màu tƣ tƣởng tôn giáo, ma thuật. Ngay những chuyện thời Nguyễn Ánh bôn tẩu, nhƣ giữa biển có nƣớc ngọt, sấu chở ngƣời qua sông, tất cả đều là thần bí, dị đoan mà thôi. Thần bí, ma thuật, mê tín dị đoan mà dám cầm vũ khí chống xâm lăng, chẳng hơn “khoa học”, “duy lý” mà nằm co hay hợp tác đề huề với kẻ đô hộ hay sao? Muốn đánh giá đúng các cuộc khởi nghĩa này, cần đặt nó trong hoàn cảnh lịch sử thuở ấy, trƣớc hết là cần xác định bản chất yêu nƣớc của nó. Nói nhƣ vậy không phải là bảo vệ tƣ tƣởng lạc hậu, mà trái lại, ấy là bênh vực tƣ tƣởng và hành động yêu nƣớc, chống thực dân, dù cho tƣ tƣởng và hành động ấy biểu hiện dƣới hình thức thần bí. Tƣ tƣởng thần bí, đến thời kỳ lịch sử sau chiến tranh thế giới thứ nhất sẽ thành một trở lực cho cách mạng, nhƣng từ chiến tranh thế giới lần thứ nhất trở về trƣớc, tƣ tƣởng thần bí này là một đề nghị đáng kể về cách giành độc lập tự do. Tuy cuối cùng và thực chất đó là tƣ tƣởng phong kiến, nhƣng vẫn là tƣ tƣởng vì nƣớc chống thực dân Pháp. Sau năm 1916, hội kín vẫn tồn tại nó “thu hình” lại, nó sẽ tìm gặp Nguyễn An Ninh nhƣ lãnh tụ đang mong đợi, Nguyễn An Ninh gặp hội kín nhƣ nhà tri thức Tây học yêu nƣớc, bỗng nhiên có đông đảo quần chúng sau lƣng. Ông chƣa biết làm gì với số quần chúng này thì ông bị bắt. Lúc ấy, ở Nam kỳ, Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí hội và Tân Việt Cách Mạng đảng đã hoạt động những tổ chức cộng sản đầu tiên xuất hiện gây cơ sở trong nhân dân ở thành thị, nông thôn, gặp các hội kín, và từ nay hội viên hội kín hóa thân làm nông hội do Đảng Mác Lê-nin lãnh đạo. Đến đây thì “hội kín” hoàn toàn vĩnh viễn chấm dứt.
Nhìn chung lại, phong trào hội kín ở Nam Kỳ là một trong những phong trào nông dân rộng lớn nhất ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nó đã thu hút đƣợc rộng rãi các
GVHD: Đặng Thị Tầm SVTH: Lê Minh Thuận
tầng lớp nhân dân lục tỉnh tham gia nhằm chĩa mũi nhọn vào bọn cƣớp nƣớc đang vơ vét sức ngƣời, sức của của Việt Nam phục vụ cho cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất của chúng. Phong trào nổ ra ở ngay tại Sài Gòn, thủ phủ của miền Nam, trung tâm của lục tỉnh. Trong các cuộc vũ trang tranh đấu thời kỳ này, vụ Hà thành đầu độc và vụ phá Khám lớn Sài Gòn là hai cuộc nổ ra ngay ở trung tâm đô thị lớn nhất của cả nƣớc. Cùng với các phong trào đấu tranh yêu nƣớc khác trên cả nƣớc, phong trào hội kín thêm một lần nứa chứng tỏ rằng, đấu tranh quân sự đã và vẫn luôn là hình thức đấu tranh không thể thiếu đƣợc của mọi phong trào yêu nƣớc Việt Nam, khi Việt Nam còn dƣới ách thống trị của thực dân, đế quốc, phát xít. Những thiếu sót kể trên mà nghĩa quân phạm phải, suy cho cùng, là do hạn chế lịch sử, hạn chế giai cấp, hạn chế tƣ tƣởng. Song dù không thành công, nhƣng bằng máu của mình, những ngƣời khởi nghĩa đã góp phần tô thắm thêm trang sử truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ.
GVHD: Đặng Thị Tầm SVTH: Lê Minh Thuận
PHỤ LỤC ẢNH
Cuốn “Các Hội Kín trên đất Annam” (Les Sociétés Secrètes en Terre d’Annam) của tác giả G. Coulet dày 452 trang, đã đƣợc xuất bản vào năm 1927. Trên bìa sách có vẽ bùa của hội kín.
GVHD: Đặng Thị Tầm SVTH: Lê Minh Thuận
“Hoàng đế” Phan Xích Long
(Nguồn: http://vi.wikipedia.org.)
Khám Lớn Sài Gòn.
GVHD: Đặng Thị Tầm SVTH: Lê Minh Thuận
Phật Thầy Đoàn Minh Huyên
(Nguồn: http://tinhbien.angiang.gov.vn.)
Tây An Cổ Tự
GVHD: Đặng Thị Tầm SVTH: Lê Minh Thuận
Lăng Tứ Kiệt ở Tiền Giang
(Nguồn: http://tiengiang.gov.vn.)
Đồng tiền “Duy ngã tri” - biểu tƣợng quyền lực của những lãnh đạo cấp cao trong Thiên địa hội
GVHD: Đặng Thị Tầm SVTH: Lê Minh Thuận
TÀI LIỆU THAM KHẢO * Sách:
1. BCH Đảng bộ huyện Long Thành, Long Thành những chặng đường đấu tranh.
Nhà xuất bản Đồng Nai, 1998.
2. Việt Cúc, Gò Công cảnh cũ người xưa. Nhà xuất bảnTrẻ, 1999.
3. Trần Văn Giàu, Lược sử Thành phố Hồ Chí Minh in trong Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (Tập 1). Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1987.
4. Trần Văn Giàu, Nam Bộ xưa & nay. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh –
Tạp chí Xƣa & Nay, 1999.
5. Trần Văn Giàu, Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam: từ thế kỷ XIX đến cách
mạng tháng Tám (tập 1). Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, 1993.
6. Đinh Văn Hạnh, Đạo Tứ ân hiếu nghĩa của người Việt Nam bộ: 1867-1975.
Nhà xuất bản Trẻ, 1999.
7. Nguyễn Văn Hầu, Nữa tháng trong miền Thất Sơn. Nhà xuất bản Đại Nam,
1991.
8. Nguyễn Văn Kiệm, Góp phần tìm hiểu một số vấn đề lịch sử cận đại Việt Nam.
Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 2003.
9. Nguyễn Văn Kiệm, Lịch sử Việt Nam (Đầu thế kỷ XX-1918), quyển 3 tập 2. Nhà
xuất bản Giáo dục, 1979.
10.Đinh Xuân Lâm-Nguyễn Văn Khánh-Nguyễn Đình Lễ, Đại cương lịch sử Việt
Nam (Tập 2). Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
11.Huỳnh Lứa, Nam bộ đất & người. Nhà xuất bản Trẻ, 2004.