Các cuộc khởi nghĩa khác:

Một phần của tài liệu hội kín ở nam kỳ (đầu thế kỷ xx – năm 1918) (Trang 28 - 32)

6. Đóng góp của luận văn:

1.3.4 Các cuộc khởi nghĩa khác:

Năm 1875, nhân dân tỉnh Vĩnh Long, quận Vũng Liêm, vùng Láng Thé, nổi dậy dƣới quyền chỉ huy của cụ Nguyễn Văn Chất 60 tuổi, giết chết một số quan quân Pháp. Cuộc khởi nghĩa này có quan hệ với một cuộc vận động tôn giáo gọi là “Đạo Lành”. Ngay khi mới xuất hiện, Đạo Lành đã đƣợc Pháp nhận định rằng nó không phải là một tôn giáo đơn thuần mà là một tổ chức dân tộc dƣới hình thức tôn giáo cho nên chúng gọi đó là thứ “chủ nghĩa dân tộc tôn giáo”. Đạo Lành phát triển rất nhanh. Pháp theo dõi rất kỹ và ra nghị định buộc Đạo Lành phải giải tán. Đạo Lành bị khủng bố bèn chuyển thành “Đạo Phật Đƣờng”, “Đạo Minh sƣ” và tiếp tục truyền bá cái mà Pháp gọi là “chủ nghĩa dân tộc tôn giáo”.

Cuối năm 1882, một viên chỉ huy quân sự trở về Nam Kỳ nhằm mục đích khuấy động phong trào. Đó là Lê Văn Viên năm ấy tuổi cỡ 60, quê ở vùng Cái Bè (Định Tƣờng), trƣớc kia đã thông thạo vùng Đồng Tháp Mƣời, từng là thống binh vào năm 1866 dƣới quyền của Thiên Hộ Dƣơng; trong vụ khởi loạn ở Vĩnh Long năm 1869, ông từng là phó đề đốc. Khi Pháp khủng bố gắt gao, ông trốn về miền Trung. Thừa lúc có rắc rối ở Bắc Kỳ, ông vào Nam với chức An Hà hộ đốc, đến Sa Đéc, gặp nghĩa quân cũ, đồng thời cũng tìm cách liên lạc với những bạn ở Vĩnh Long. Vài phong trào nhỏ nổi lên, trong vòng chuẩn bị; một thanh niên nhiều tâm huyết là Nguyễn Văn Nở (năm ấy mới 27 tuổi) từng đến Vĩnh Long để gia nhập Thiên Địa Hội, lo gây cơ sở ở vùng Cái Thia, tỉnh Định Tƣờng. Nguyễn Văn Nở nghĩ ra kế hoạch ám sát đốc phủ Lộc vào dịp hắn đi dự lễ lạc thành một công sở làng. Một phong trào khác thành hình; Nguyễn Văn Tƣờng trƣớc kia đã tham gia kháng Pháp, sau đầu hàng, dạy

GVHD: Đặng Thị Tầm SVTH: Lê Minh Thuận

chữ nho. Tƣờng bèn liên lạc với Trần Văn Cƣơng (Cƣơng còn bí danh là Nguyễn Hữu Hùng). Cƣơng là ngƣời khí phách, trƣớc kia làm tổng binh, bị Pháp bắt đày qua Cayenne ở Nam Mỹ châu năm 1872, sau mƣời năm bị lƣu đày (về năm 1882) ông hoạt động trở lại ở vùng Long Hƣng, Rạch Gầm.

Nhóm thứ tƣ là của Nguyễn Văn Vi, còn có tên là Nguyễn Văn Hay và Nguyễn Kế Trung, ngoài đời gọi là ông đạo Tƣ, hoạt động cho phái Bửu Sơn Kỳ Hƣơng rất đắc lực, đã từng làm đội cố vấn cho Trần Văn Thành. Khi thất trận, Nguyễn Văn Vi trở về quê quán ở vùng Cái Bè, Nguyễn Văn Vi liên lạc với Lê Văn Vang, tục danh là Tám Vang (năm 1883, khoảng 60 tuổi) từng làm chức đội nhứt. Khi thất trận Bảy Thƣa, ông Lê Văn Vang lần hồi lƣu lạc tới Nam Vang (kinh đô Cao Miên) trú ngụ tại Bƣng đồng, làng Long Hội. Nguyễn Văn Vi đến Nam Vang gặp Lê Văn Vang mà hỏi ý kiến và cho biết thêm là phong trào đang lên, Lê Văn Vang tán thành, hứa sẽ trở về Cái Dầu (Châu Đốc) mà điều khiển. Lê Văn Vang là ngƣời theo Đạo Lành và nhận bùa Bửu Sơn Kỳ Hƣơng do Quản cơ Thành phát, hoạt động không lâu ông tiếp tục bị bắt.

Đến năm 1885 khi ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ nổ ra cuộc vận động Cần Vƣơng thì trong Nam Kỳ, Đạo Phật đƣờng, tức Đạo Lành cũng chuẩn bị khởi nghĩa vào cuối năm. Kế hoạch của cuộc khởi nghĩa là đánh đòn quyết định vào Sài Gòn: đến một ngày giờ tính trƣớc, sẽ nổi lửa đốt một số cơ quan nhà nƣớc trong đó có Khám Lớn; những ngƣời yêu nƣớc tính rằng hễ lửa thiêu cháy những cơ quan quan trọng đó thì quân Pháp phải ra khỏi trại để cứu hỏa, khi đó nghĩa quân bí mật tập hợp trƣớc xung quanh Sài Gòn sẽ thừa cơ đánh chiếm trại lính, lấy súng đạn, đồng thời quần chúng sẽ nổi lên giết Tây, giải phóng Sài Gòn, giải phóng Nam Kỳ phối hợp với Trung, Bắc. Quân khởi nghĩa mới bắt đầu vận động tập hợp xung quanh Sài Gòn chƣa xong, thì vì sai lầm của số ngƣời phụ trách đốt công sở, Khám lớn Sài Gòn bị đốt trƣớc một ngày đã định sẵn, cuộc khởi nghĩa đã không thành. Tuy vậy, năm 1885, đúng vào tết âm lịch, cuộc đánh chiếm quận Hóc Môn, giết Phủ Ca lại thành công; 600 nghĩa quân vùng mƣời tám thôn vƣờn trầu do đề đốc Nguyễn Văn Bƣờng và quản cơ Phạm Văn Hớn lấy đƣợc Hóc Môn, nhƣng từ hôm trƣớc địch đã biết kế hoạch khởi nghĩa và đề phòng cẩn thận, nghĩa quân không thể đánh vào Sài Gòn đƣợc nữa. Khởi nghĩa lại thất bại. Tuy nhiên, tất cả chƣa chấm hết khi lòng căm hờn giặc đang sôi sục trong lòng mọi ngƣời dân Nam kỳ lúc này. “Hết keo này ta bày keo khác”, những ngƣời dân yêu nƣớc lúc này không chịu khoanh tay, bó gối mà nhìn giặc xâm lƣợc sờ sờ trƣớc mắt.

GVHD: Đặng Thị Tầm SVTH: Lê Minh Thuận

Dƣới làn sóng di dân của ngƣời Trung Hoa, họ đã mang đến một thứ mà ngƣời dân Nam kỳ yêu nƣớc cần lúc này. Đó là “Thiên Địa hội”.

Vậy tóm lại vào thế kỷ XIX, trƣớc khi nƣớc Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp thì Nho giáo là hệ ý thức chính thống độc tôn của nhà nƣớc phong kiến, và nó giữ vai trò chính suốt một thời gian dài 500 năm. Tuy vậy, nhà nƣớc phong kiến cũng ít nhiều sử dụng Phật giáo trong việc an dân. Phật giáo Thiền Tông ít phát triển, trái lại Phật giáo Tịnh Độ Tông thì rất phổ biến trong tất cả các tầng lớp xã hội ở đồng bằng. Đạo giáo thần tiên thì ít phát triển, trái lại đạo giáo phù thủy và ma thuật thì nơi nào cũng thấy, kể cả vùng thƣợng du, nhƣng không thấy khi nào đƣợc nhà cầm quyền tôn trọng. Ba giáo thƣờng quyện với nhau theo tƣ tƣởng đồng nguyên hay theo tập quán đã có từ hàng ngàn năm rồi, đến giờ vẫn còn ảnh hƣởng khá đậm. Thiên Chúa giáo mới bắt rễ từ thế kỷ trƣớc lại bị triều đình cấm đoán hay hạn chế, vậy mà đã tự tạo đƣợc rất nhiều thanh thế.

Ngoài các giáo đó ra thì khi ấy nhân dân Việt Nam, tầng lớp trí thức không biết đến một chủ nghĩa nào khác, một hệ thống tƣ tƣởng nào khác từ Âu, Mĩ đƣa đến. Phong kiến nƣớc ta đang sống êm đềm trong “mệnh trời” với “cƣơng thƣờng” Khổng, Mạnh, với “trị đạo”, Thuấn, Nghiêu, chẳng biết và chẳng cần biết bọn “man di” phƣơng Tây phát triển kinh tế, phát triển kỹ thuật ra sao, chỉ cần thuộc Ngũ Kinh, Tứ Thƣ, Bắc Sử, chỉ cần thi phú hay, tấu sớ giỏi là đủ cho việc “tu thân, trị quốc, bình thiên hạ” rồi. Nếu trong nhân dân có những ngƣời bất mãn, nổi dậy thực hành quyền “điếu phạt” theo cách Vũ, Than, thì nhìn chung ý thức của các tập đoàn sƣớng nghĩa đó cũng ít khi thoát ra ngoài căn bản phong kiến Nho giáo, giai cấp hạn chế họ, lịch sử cũng hạn chế họ, hệ ý thức càng hạn chế họ. Vận nƣớc đang suy, bọn thực dân phƣơng Tây dòm ngó từ lâu và chúng đã chớp ngay thời cơ nổ súng tấn công quyết tâm xâm lƣợc nƣớc ta. Triều đình Huế nhƣ ngƣời đang ngủ chợt bị đánh thức, luống cuống hoảng hốt không hề ra đƣợc một kế sách cứu quốc nào hiệu nghiệm. Nó hoàn toàn bất lực, hoàn toàn thất bại trƣớc các vấn đề lớn mà lịch sử đề ra: chính đạo và tà giáo, duy tân hay thủ cựu, chiến hay hòa. Trên ba vấn đề lớn có tính chất sống chết, còn mất đó, tƣ tƣởng nho giáo không cho phép đem lại một giải đáp thích đáng có thể đƣa dân tộc thoát khỏi nguy cơ mất nƣớc. Lễ nghĩa suông không ngăn đƣợc giặc, thi phú hay không đuổi đƣợc giặc. Triều đình và nhà vua bỏ dân, bán nƣớc, mà số đông bề tôi vẫn tận trung một cách ngu muội. Cả vua lẫn tôi đi tìm trong kinh điển ngàn xƣa những lý

GVHD: Đặng Thị Tầm SVTH: Lê Minh Thuận

luận làm cơ sở cho sự nhƣợng bộ này tiếp theo sự nhƣợng bộ khác, kỳ mất hết nƣớc mới thôi. Cả vua lẫn tôi đều theo truyền thống phục cổ, thủ cựu, trƣớc hơn sau, trọng vƣơng khinh bá, trọng quan khinh dân của nho giáo, cản trở mọi kế hoạch đổi mới nhằm làm nƣớc mạnh dân giàu. Đứng trƣớc sự hoạt động nguy hiểm của giáo sĩ Tây phƣơng, nhà nho soạn hết kho “vũ khí” tƣ tƣởng của mình đem ra đối địch để đem về chăn chiếu những kẻ lạc đƣờng mà không có kết quả gì đáng kể, thậm chí triều đình áp dụng lễ và luật để trừng trị rất dữ mà cũng chỉ bằng mặt không bằng lòng, và cuối cùng thì hố chia rẽ giáo lƣơng càng sâu thẳm, nhiều ngƣời đi đạo tiếp tay giặc chống lại nƣớc nhà mình. Nho giáo chính thống rõ ràng đã bất lực. Chẳng những là bất lực, nó còn là một chƣớng ngại vật tinh thần rất lớn cho mọi sự tiến bộ. Cánh sĩ phu chủ chiến thì kiên quyết đánh giặc Pháp thà chết không hàng, tƣ tƣởng “cô trung” của các cụ biểu hiện một chủ nghĩa yêu nƣớc nồng nhiệt, bền vững, chủ nghĩa yêu nƣớc ấy thật ra là một sản phẩm cao quý của cuộc sinh hoạt dân tộc của nhân dân ta suốt ngàn đời, chứ hoàn toàn không phải là điều mà nho giáo hay bất kỳ giáo nào khác đem lại. Nhƣng các cụ chính vì tƣ tƣởng bị cầm tù trong nho giáo nên không thoát khỏi tƣ tƣởng thủ cựu hẹp hòi của chính cái nho giáo ấy. Gia dĩ nhân nghĩa, trung hiếu nho giáo trƣớc kia đã có lúc nào là ít nhiều hữu hiệu, thì trong điều kiện lúc bấy giờ lại tỏ ra không đủ sức tập hợp số đông dân tộc, mở thông một con đƣờng cho cuộc giải phóng. Cuộc kháng chiến Cần Vƣơng anh dũng thật nhƣng vẫn là ngõ bí. Lịch sử đã đặt vấn đề mà điều kiện xã hội thì chƣa đủ để giải quyết. Nho giáo thất bại mất uy thế, thì một số ngƣời yêu nƣớc Việt Nam đi tìm vũ khí tinh thần trong Phật giáo, Đạo giáo, ma thuật cổ truyền, đó là trạng thái tƣ tƣởng của những phong trào khởi nghĩa có tính chất thần bí vào cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX. Chƣa biết là thất bại hay thành công nhƣng đó đƣợc xem là một liều “thuốc thử”, một phƣơng thuốc hy vọng có thể cứu sống đất nƣớc đang “lâm nguy”.

GVHD: Đặng Thị Tầm SVTH: Lê Minh Thuận

CHƢƠNG 2: NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC HỘI KÍN Ở NAM KỲ

Một phần của tài liệu hội kín ở nam kỳ (đầu thế kỷ xx – năm 1918) (Trang 28 - 32)