Đầu thế kỷ XX, hƣởng ứng tích cực phong trào Đông Du do Phan Bội Châu phát động vào năm 1905, Đặng Công Khả thành lập hội Ứng Nghĩa, tập hợp những nông dân hăng hái ở trong vùng, chờ Cƣờng Để gửi súng về để nổi lên đánh thực dân Pháp. Ông Đặng Vƣơng Tá, sau khi sang Nhật gặp gỡ Phan Bội Châu và Cƣờng Để, đã trở về Gò Công tổ chức cơ sở ở nhiều nơi, nhất là ở hai làng Vĩnh Hựu, Tăng Hòa và chùa Vạn Bửu. Đồng thời, ông còn liên lạc với những nhà yêu nƣớc ở các địa phƣơng khác và mang sách báo tiến bộ, nhất là các tác phẩm của Phan Bội Châu về Gò Công tuyên truyền cách mạng. Nhân dân tích cực đóng góp tiền bạc và cho con em của mình xuất dƣơng du học trong khuôn khổ của phong trào Đông Du. Lúc bấy giờ, ở Nam kỳ có đến 100 du học sinh, trong đó có nhiều học sinh là con em của Mỹ Tho, Gò
GVHD: Đặng Thị Tầm SVTH: Lê Minh Thuận
Công.
Đồng thời với việc tham gia phong trào Đông Du, nhân dân Tiền Giang, nhất là nông dân, đã tiến hành những hoạt động chống Pháp dƣới hình thức hội kín Thiên địa hội. Đây là một tổ chức có kỷ luật rất nghiêm minh, vừa mang tính chất tƣơng tế, vừa mang tính chất chính trị của nông dân Trung Quốc đƣợc thành lập sau khi nhà Minh bị ngƣời Mãn Thanh lật đổ với khẩu hiệu đấu tranh là “phản Thanh phục Minh”. Đầu thế kỷ XX, cùng với làn sóng di dân của ngƣời Hoa, Thiên địa hội du nhập vào Nam kỳ. Để phù hợp với hoàn cảnh và đặc điểm của địa phƣơng, ngƣời Việt đã tiếp thu và cải biến Thiên địa hội của Hoa kiều thành một tổ chức riêng, nhằm tập hợp lực lƣợng đấu tranh chống bọn đế quốc cƣớp nƣớc và bọn phong kiến tay sai bán nƣớc theo phƣơng pháp bạo động và bí mật với khẩu hiệu “phản Pháp phục Nam”.
Hội kín Thiên Địa hội Nam kỳ đã thu hút đƣợc đông đảo nông dân tham gia và phát triển ngày càng mạnh mẽ, nhất là vào thời kỳ diễn ra Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất. So với các địa phƣơng khác, Tiền Giang là một trong những nơi có phong trào hội kín phát triển mạnh nhất. Năm 1905, Trần Văn Điền (Ngƣơn soái Điền) thành lập hội Đức Lâm hoạt động ở vùng Cai Lậy - Cái Bè, Nguyễn Văn Nhơn thành lập hội kín ở Mỹ Hậu (Mỹ Long, Cai Lậy), Trần Văn Chệt, Lê Văn Phụng thành lập hội kín ở Mỹ Quí Tây (Phú Quí). Năm 1910, Trần Văn Phong và Huỳnh Công Y thành lập hội Nghĩa Hòa ở Thới Sơn (Châu Thành), Võ Văn Quới thành lập hội Nghĩa Hòa ở Mỹ Lợi (Cái Bè).
Tháng 3 - 1913, thành viên của các hội kín ở Tiền Giang tích cực tham gia cuộc khởi nghĩa ở Sài Gòn do Phan Xích Long và Nguyễn Hữu Trí lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa không thành, Phan Xích Long và hàng trăm nghĩa quân, trong đó có các nghĩa quân là ngƣời Tiền Giang, bị thực dân Pháp bắt giam ở Khám Lớn, Sài Gòn. Tuy bị đàn áp khốc liệt, nhƣng phong trào hội kín sau đó vẫn phát triển mạnh mẽ. Ở Tiền Giang, các hội kín tiếp tục đƣợc ra đời ở nhiều nơi. Năm 1915, Huỳnh Văn Sanh thành lập hội Phục Hƣng (còn gọi là hội Lƣơng Hữu) ở Vĩnh Kim, Long Hƣng (Châu Thành), rồi sau đó, phát triển rộng ra khắp nơi, Huỳnh Phát Đạt thành lập hội Duy Tân (chi nhánh của hội Phục Hƣng) ở Thới Sơn, ông Ba Sơn thành lập hội Phục Hƣng ở Cái Thia (Cái Bè); Trần Kiên Trung và Trần Bái Giác thành lập hội Nghĩa Hƣng ở Cai Lậy, hội Nghĩa Hòa hoạt động ở Ba Dừa (Long Trung, Cai Lậy), Nguyễn Văn Tiên thành lập hội kín ở Hữu Đạo (Châu Thành) v.v… Ngoài ra, còn có ông Lái Tiếng ở Mỹ
GVHD: Đặng Thị Tầm SVTH: Lê Minh Thuận
Lợi (Gò Công) tham gia thành lập hội Hƣng Nghĩa hoạt động ở Cần Đƣớc (Long An). Tháng 2-1916, thừa lúc nƣớc Pháp đang tham dự Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), các hội kín ở Tiền Giang cũng nhƣ hội kín ở nhiều địa phƣơng khác ở Nam kỳ, nổi lên khởi nghĩa và Tiền Giang trở thành một trong 13 tỉnh ở Nam kỳ có phong trào khởi nghĩa sôi nổi nhất. Nghĩa quân còn bí mật di chuyển lên Sài Gòn để tham gia hai cuộc tấn công, một đánh vào Khám Lớn nhằm giải thoát Phan Xích Long và tù nhân chính trị, một đánh vào dinh Thống đốc Nam kỳ để bắt viên Thống đốc và chiếm cơ quan chính quyền cao nhất của Pháp ở Nam kỳ. Thế nhƣng, địch đã kịp thời đối phó và cũng giống nhƣ lần trƣớc, cuộc khởi nghĩa bị thất bại. Nhiều nghĩa quân, trong đó có không ít là ngƣời Tiền Giang, đã sa vào tay giặc, bị tòa án thực dân kết án tử hình, tù chung thân, tù khổ sai bị đày đi Cayenne (thuộc địa của Pháp ở Trung Mỹ) và Côn Đảo.
Đánh giá về sự kiện này, giáo sƣ Trần Văn Giàu viết nhƣ sau: “Cuộc khởi nghĩa
ở Sài Gòn 1916 cùng với khởi nghĩa Thái Nguyên ở Bắc, khởi nghĩa của Duy Tân, Trần Cao Vân ở Trung là những cố gắng gần như cùng một khoảng thời gian của nhân dân Việt Nam định thừa chiến tranh thế giới mà giành lại độc lập bằng những cuộc khởi nghĩa vũ trang”, và “đó là di chúc bằng hành động của các chiến sĩ 1916.” [3:269].