+ Hội kín Long Thành:
Đầu năm 1881, Pháp đƣa Trần Bá Hựu về làm tri phủ Long Thành. Y khét tiếng gian ác nhƣ hai anh ruột Trần Bá Lộc, Trần Bá Tƣờng - các tay sai đắc lực của Pháp. Tháng 2 - 1885, nhóm nghĩa quân hội kín do nhà sƣ Trần Văn Tấn (pháp hiệu Huyền Vi) trụ trì chùa Giác Lâm tìm cách đột nhập vào phủ đƣờng. Họ đem lễ vật đến để biếu quan phủ và dò la tin tức biết đƣợc tri phủ đánh bạc ở nhà xã trƣởng Tài, nghĩa quân đến lập mƣu dụ phủ Hựu ra ngoài và liền bị nghĩa quân phục sẵn đâm chết. Nhà cầm quyền tỉnh Biên Hòa lùng bắt hội kín Long Thành rồi đem xử ở tòa đại hình Bình Hòa (Gia Định): một án tử hình cho nhà sƣ Trần Văn Tấn tức Huyền Vi, ba án khổ sai chung thân cho nhà sƣ Phạm Trung Báo (tức Huỳnh Tấn Thanh), Nguyễn Văn Thƣợng và Lâm Văn Tôn, bốn án khổ sai 20 năm, một án khổ sai 10 năm...
Phong trào hội kín Long Thành còn dai dẳng đến năm 1908 và ngầm phát triển ở các xã với các cụm: Phƣớc Thái, Long An, Long Phƣớc do ông Lê Lƣu Di phụ trách đặt tại đình Long Phƣớc. Cụm An Hòa Hƣng, Phƣớc Tân, Tam Phƣớc, Tam An, An Lợi do ông Phan Văn Tập cầm đầu, cơ sở tại đình Tam Phƣớc. Cụm Phƣớc Lộc, Phƣớc Nguyên, Lộc An, Bình Sơn do ông Huỳnh Thanh Quang và Trần Nghĩa Khánh phụ trách cơ sở đặt ở khu Giàu Ba. Khu vực Phú Hữu, Phƣớc Khánh, Giòng Ông Đông do ông Nguyễn Xuân Sáng điều khiển. Khu Phƣớc Long, Phƣớc Thọ, Phƣớc An do ông Đặng Phùng chỉ huy. Nổi bật là cụm Phú Hội, Long Tân, Phƣớc Thiền, Phƣớc Kiển do ông Hồ Văn Tĩnh lãnh đạo. Cơ sở đặt tại xóm Hố. Trụ sở lúc đầu đặt tại hốc cây Da thuộc xã Phú Hội. Sau thấy hội họp ở đây không đƣợc tiện, dễ bị lộ nên tổ chức quyết định xây một miễu ở Gò cao giáp ranh xã Long Tân và Phú Hội, đặt tên là miễu Bà. Thực ra miễu này không có bài vị, không có tƣợng thần Phật, chỉ sử dụng làm nơi hội họp. Hàng năm lấy ngày 15 tháng giêng âm lịch là ngày cúng miễu, các hội viên đều về họp, bề ngoài coi nhƣ đi cúng thần, nhƣng tranh thủ để thông báo kế hoạch hành động. Ngày 12 tháng giêng năm 1916, lực lƣợng nghĩa quân Hội kín ở Long Thành tham gia phá khám Sài Gòn. Bị thất bại, địch phát hiện ra cơ sở ở Long Thành, đem
GVHD: Đặng Thị Tầm SVTH: Lê Minh Thuận
quân về lùng bắt nhiều ngƣời nhƣ: ông Tiền, ông Quý, ông Dệt và đàn áp phong trào.
+ Đoàn Văn Cự và 16 anh hùng:
Đoàn Văn Cự sinh năm 1835 tại làng Bình An, huyện Bình An, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc huyện Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh) trong một gia đình nhà Nho yêu nƣớc. Khi quân Pháp chiếm đóng, gia đình ông luôn bị theo dõi nên đã lánh về Bƣng Kiệu, thôn Vĩnh Cửu (nay thuộc phƣờng Tam Hòa, thành phố Biên Hòa). Tiếp nối truyền thống của gia đình, Đoàn Văn Cự theo nghề cha dạy học và làm thuốc để giúp đỡ dân nghèo. Chính vì thế, ông đã tạo đƣợc uy tín và điều kiện để tiếp xúc tuyên truyền, khơi dậy lòng yêu nƣớc trong các tầng lớp nhân dân lao động. Lợi dụng địa thế rừng, ông xây dựng Bƣng Kiệu thành căn cứ tập hợp lực lƣợng, tích trữ lƣơng thảo, rèn đúc gƣơm giáo để mƣu cầu đại sự. Ông đã khéo léo dùng hình thức hoạt động tôn giáo để thu phục nhân tâm, qua đó tuyên truyền thức tỉnh lòng yêu nƣớc, tinh thần xả thân vì đại nghĩa của dân tộc. Các tín đồ và đồng chí của ông có mặt khắp miền Đông, nhƣng đông nhất là vùng Bình An, chợ Chiếu (Cù Lao Phố), Vĩnh Cửu, Bình Đa, An Hảo cho tới khu vực núi Nứa (Long Thành). Tổ chức hội kín do ông thành lập quy tụ nhiều danh tài hảo hớn, tinh thông võ nghệ, coi việc nghĩa là việc đại sự, một lòng vì nƣớc, vì dân. Lực lƣợng nghĩa quân phát triển ngày một lớn mạnh; lƣơng thực, khí giới đƣợc tích trữ chuẩn bị cho việc dấy binh.
Tháng 5 năm 1905, Hội kín tổ chức lễ tế cờ, luyện quân ở suối Linh. Hoạt động của hội không giữ đƣợc bí mật, giặc Pháp nắm đƣợc tin tức. Ngày 8 tháng 4 âm lịch (tức ngày 11 - 5 - 1905), chính quyền thực dân cho một tiểu đội lính bí mật đến bao vây thôn Vĩnh Cửu. Đƣợc tin, Đoàn Văn Cự đã triệu tập hàng trăm nghĩa quân tổ chức mai phục sẵn sàng đánh địch. Phục kích cả ngày không thấy địch đến, tƣởng địch đã rút lui, đến tối, ông cho nghĩa quân rút về căn cứ. Lúc này giặc mới ập đến, vây chặt căn cứ Bƣng Kiệu. Tên đại úy chỉ huy quân Pháp dẫn một tốp lính xông thẳng vào nhà ông. Biết khó lòng thoát hiểm, ông điềm tĩnh vận bộ trang phục uy nghi, đầu chít khăn lụa điều, mình buộc thắt lƣng màu hồng, giắt đoản dao đầu hổ, làm lễ trƣớc bàn thờ tổ chờ địch đến. Khi toán lính bƣớc vào nhà, ông vung thanh đoản đao sáng loáng chém bị thƣơng tên chỉ huy. Địch bắn trả, ông Đoàn Văn Cự trúng đạn, ngã xuống trƣớc bàn thờ tổ. Quân Pháp tấn công vào doanh trại của nghĩa quân và đốt phá kho lƣơng thực. Rừng Bƣng Kiệu ngập khói lửa kín cả một góc trời. Mƣời sáu nghĩa quân anh dũng hy sinh. Số còn lại đều chạy thoát vào rừng. Hôm sau, giặc Pháp bắt nhân dân khiêng xác
GVHD: Đặng Thị Tầm SVTH: Lê Minh Thuận
tử sĩ và chôn chung vào một hầm lớn. Đoàn Văn Cự và 16 nghĩa quân hy sinh anh dũng. Hội kín Đoàn Văn Cự tan rã.
+ Vụ phá khám Biên Hòa, 1916:
Hƣởng ứng phong trào kháng Pháp của Hội kín Nam Kỳ, một số ngƣời dân yêu nƣớc ở tỉnh Biên Hòa cũ (nay là tỉnh Đồng Nai) đã bí mật lập ra trại Lâm Trung (còn gọi là Lâm Trung Trại) tại ngọn Rạch Đông (nay thuộc xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai). Tháng 8 năm 1914, chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, vì Pháp phải đƣơng đầu với Đức, nên kiệt quệ lần hồi. Do cần quân số, năm 1915 và 1916, thực dân Pháp ở Việt Nam đã nhiều lần ra lệnh bắt lính, để đƣa sang đấy tham chiến. Điều này, đã làm cho ngƣời dân Việt bị áp bức thêm căm phẫn.
Nhân cơ hội đó, thành phần nồng cốt của Lâm Trung Trại quyết định mở cuộc tấn công khám Biên Hòa và một số nơi khác (để giải cứu số ngƣời bị bắt lính, và cũng để phân tán lực lƣợng của đối phƣơng) vào đêm ngày 12 tháng Giêng (âm lịch),năm Bính Thìn (1916). Sau khi bàn bạc, các hội viên nồng cốt nhận nhiệm vụ khởi sự tại các vùng nhƣ sau: Năm Hi (thủ lĩnh), Tƣ Hổ, Ba Hầu, Hai Lựu, Ba Vạn ở vùng Tân Trạch. Ba Thứ và Năm Thanh ở vùng Tân Lƣơng. Ba Nghi, Năm Rùa và Hai Sở ở vùng Tân Khánh và Bà Trà. Hai Cầm ở Bến Cá. Mƣời Lợi ở Lò Gạch. Mƣời Sót, Mƣời Tiết, Bếp Đầy, Lào Lẹt (gốc ngƣời Lào), Bảy Phát, Hai Danh, cùng nhận mục tiêu chính, đó là phá khám Biên Hòa để giải cứu những tù nhân chính trị và dân lành bị bắt oan. Trại đã đƣợc nhân dân Vĩnh Cửu, Tân Uyên ủng hộ giúp đỡ, tích trữ lƣơng thực. Hoạt động của Trại Lâm Trung bí mật, các hội viên liên lạc với nhau đều bằng mật hiệu, khẩu hiệu. Đầu năm 1916, Trại Lâm Trung đề ra kế hoạch hoạt động với hai mục tiêu: Tiến đánh thành Săn (Sơn) Đá để tiêu diệt quân Pháp. Hai là tiến đánh khám Biên Hòa, giải thoát các ngƣời yêu nƣớc và thanh niên bị Pháp bắt đi lính. Đêm 24 - 1 - 1916 nghĩa quân trại Lâm Trung chia ra làm nhiều toán, nổi dậy tiến công các nhà hội (trụ sở hội tề) Tân Trạch, Tân Khánh, Tân Lƣơng... Bằng vũ khí thô sơ nghĩa quân đã làm hƣơng chức hội tề các làng bỏ chạy tán loạn. Nhiều thanh niên trai tráng đƣợc giải thoát khỏi số phận “tình nguyện” làm bia đỡ đạn cho Pháp quốc.
Vào 5 giờ chiều 25 - 1 - 1916 các ông Mƣời Sót, Mƣời Tiết, Cao Văn Lẹt chỉ huy phá khám lớn Biên Hòa. Nghĩa quân tƣớc đƣợc một số súng của lính gác nhà tù, dùng súng bắn vào dinh chủ tỉnh. Bị đàn áp, anh em rút về Tân Trạch. 11 giờ đêm 26 - 1, một toán nghĩa quân chừng 50 ngƣời xông vào phá chợ Tân Uyên, giết một tên lính,
GVHD: Đặng Thị Tầm SVTH: Lê Minh Thuận
đánh bị thƣơng viên kiểm lâm. Sau cuộc nổi dậy chống bắt lính và phá khám Biên Hòa, giặc Pháp tập trung lực lƣợng đàn áp hội. Chúng tổ chức lùng sục truy tìm bắt các lãnh tụ Trại Lâm Trung, và dùng thủ đoạn bắt cha mẹ, vợ con của họ để buộc các ông phải ra hàng. Vì có bọn tay sai chỉ điểm, tháng 3 năm 1916, các ông cầm đầu Lâm Trung Trại đã sa vào tay giặc Pháp, nhằm khủng bố nhân dân hòng dập tắt ý chí bất khuất của họ, chúng kết án tử hình chín ngƣời cầm đầu: Hai Sở, Hai Lựu, Ba Hậu, Năm Hi, Cao Văn Lẹt, bếp Đầy, Bảy Phan, Mƣời Sót, Mƣời Tiết. Số thành viên hội kín này bị xử bắn ở dốc Sỏi gần đình Bình Thành vào năm 1916, trƣớc sự chứng kiến của nhân dân địa phƣơng. Cả chín ông đều bị trói chặt hai tay vào một trụ cột. Trƣớc cái chết, ông Hƣơng hào Hậu dõng dạc: “Ta sinh làm tướng, chết làm thần, chào bà con ở
lại mạnh giỏi”. Ông Hai Sở hiên ngang: “Cứ bắn ta đi! Sở này không sợ đâu. Cái chết ta thị như quy tân gia”. [13:152]
Thực dân Pháp đƣa thi thể 9 lãnh tụ của Trại Lâm Trung chôn chung một nấm mồ tại “Cây Gõ cụt” cách nơi hành hình khoảng 50 mét. Năm 1918, nhân dân đã xây dựng một miếu thờ dƣới gốc cây đa ở ngã ba Dốc Sỏi (nhân dân thƣờng gọi là miễu Cô hồn), hàng ngày nhang khói để cầu siêu và tƣởng nhớ gƣơng nghĩa liệt của các ông.
Do nhiều nguyên nhân của lịch sử, phong trào kháng Pháp của nhân dân Biên Hòa trong bối cảnh chung của cả nƣớc không đạt đến mục tiêu đánh bại quân xâm lƣợc, nhƣng tinh thần chiến đấu bất khuất của họ đã tô thắm trang sử hào hùng truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta.