KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5. Xác định nhiệt độ tối ưu trồng giá đỗ để thu được enzyme protese có hoạt lực cao nhất.
lực cao nhất.
3.5.1. Tiến hành
Tiến hành ngâm hạt đỗ xanh trong nước sạch 10 giờ, rồi ủ đỗ xanh ở nhiệt độ từ 20÷440C, độ ẩm không khí 85%. Ủ mỗi mẫu đỗ cách đều nhau một khoảng liên tục là 40C, sau 2 ngày ta sẽ thu nhận 1 mẫu mầm giá. Lần lượt thực hiện phá vỡ tế bào bằng phương pháp lạnh đông, tan giá 1 lần rồi nghiền với khối lượng bột SiO2
bằng 160% so với khối lượng mẫu mầm giá.
Thời gian nghiền mỗi mẫu là 15 phút, trong quá trình nghiền có làm lạnh để ổn định nhiệt độ quá trình nghiền bằng cách để cối trong thau nhựa chứa đá lạnh khi nghiền mẫu. Thêm vào đó đệm phosphate pH=7 để ổn định enzyme (1:3w/v). Lọc để tách cặn bằng vải lọc thô, sau đó đem ly tâm ở 5500 vòng/phút trong 20 phút, rồi đem xác định hoạt tính.
Hình 3.5. Hình thái của mầm giá đỗ theo nhiệt độ nảy mầm.
3.5.2. Kết quả thí nghiệm
Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa hoạt tính enzyme theo nhiệt độ trồng.
3.5.3. Nhận xét đồ thị
Qua đồ thị hình 3.6, nhìn chung khi nhiệt độ trồng tăng dần từ 20÷440C thì hoạt tính enzyme protease tăng, cụ thể từ 3,59÷7,23 (UI/ml). Từ 20÷240C hoạt tính enzyme protease tăng nhanh từ 3,59÷7,47 (UI/ml); hoạt tính enzyme protese tăng đều từ 24÷320C từ 7,47÷11,39 (UI/ml); hoạt tính enzyme tăng chậm từ 32÷360C từ
11,39÷11,48 (UI/ml).
Sau 360C hoạt tính của enzyme giảm đều, cụ thể từ 11,48 (UI/ml) xuống còn 7,23 (UI/ml) tại 440C. Tại thời gian ủ ở 360C cho hoạt tính enzyme protese cao nhất (11.48 UI/ml), cao gấp 1,6 lần so với giá đỗ ủ sau 2 ngày ở 440C (7,23 UI/ml).
3.5.4. Giải thích kết quả thí nghiệm
− Từ 20÷360C hoạt tính enzyme protease liên tục tăng do hạt đỗ xanh thích hợp cho sự nảy mầm ở các nhiệt độ không quá cao, khi mầm phát triển tốt và nằm trong khoảng nhiệt độ tối ưu cho cystein protease hoạt động nên tại điểm khảo sát 360C ta thu được enzyme có hoạt lực cao nhất.
− Từ 36÷440C hoạt tính enzyme protease giảm do đây là nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển nhanh chóng của mầm và mầm đã phát triển thành lá mầm và rễ, các chất dự trữ protein gần như đã được phân hủy, hệ enzyme không còn hoạt động mạnh nữa.
− Kết quả này được giải thích dựa trên cơ sở các nghiên cứu của Xiafei Zhang [21]; Amrita Srimany[23].