Xác định khối lượng bột nghiền SiO2 cần thiết sử dụng trong quá trình phá vỡ mầm giá đỗ để thu được enzyme protease có hoạt lực cao nhất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình thu nhận chế phẩm enzyme protease kĩ thuật từ mầm giá đỗ (Trang 32 - 33)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Xác định khối lượng bột nghiền SiO2 cần thiết sử dụng trong quá trình phá vỡ mầm giá đỗ để thu được enzyme protease có hoạt lực cao nhất

vỡ mầm giá đỗ để thu được enzyme protease có hoạt lực cao nhất

3.2.1. Tiến hành

Cân 80g giá ủ, chia đều mẫu vào 8 cốc tiến hành đem lạnh đông, tan giá 2 lần, rồi nghiền với bột SiO2 có khối lượng thay đổi từ 40%; 60%; 80%; 100%; 120%; 140%; 160%; 180% so với khối lượng mẫu giá ủ.

Thời gian nghiền mỗi mẫu là 15 phút, trong quá trình nghiền có làm lạnh để ổn định nhiệt độ bằng cách để cối trong thau nhựa chứa đá lạnh khi nghiền mẫu. Thêm vào đó đệm phosphate pH=7 để ổn định enzyme (1:3w/v). Lọc để tách cặn bằng vải lọc thô, sau đó đem ly tâm ở 5500 vòng/phút trong 20 phút, đem mẫu đi xác định hoạt tính.

3.2.2. Kết quả thí nghiệm

SiO2 sử dụng để nghiền.

3.2.3. Nhận xét đồ thị

Qua đồ thị hình 3.2, nhìn chung khi nghiền với lượng bột SiO2 tăng dần từ 40÷180% so với khối lượng của mẫu giá thì hoạt độ enzyme protease tăng. Hoạt tính của enzyme protease tăng chậm từ 40% đến 100%, cụ thể tăng từ 5,65÷6,21 (UI/ml); tăng đều từ 100÷140%, cụ thể tăng từ 6,21÷8,57 (UI/ml). Từ 140% trở lên hoạt tính enzyme bắt đầu giảm, trong đó từ 140÷160% giảm chậm từ 8,57÷8,42 (UI/ml), từ 160 đến 180% giảm nhanh từ 8,42÷5,71 (UI/ml). Hoạt tính enzyme đạt cực đại khi nghiền với lượng bột SiO2 bằng 140% so với khối lượng mẫu giá ủ (8.57 UI/ml), cao gấp 1,5 lần so với cực tiểu khi nghiền với lượng bột SiO2 bằng 180% so với khối lượng mẫu giá ủ (5,71 UI/ml).

3.2.4. Giải thích kết quả thí nghiệm

Khi tế bào thực vật được nghiền với hạt thủy tinh thì cấu trúc tế bào thực vật sẽ bị phá vỡ nhờ lực cắt do va chạm của cối, chày với các hạt thủy tinh. Bột thủy tinh là chất vô cơ, không tham gia vào phản ứng. Tỷ lệ và hiệu suất giải phóng enzyme có thể thay đổi khi thay đổi thời gian nghiền, tốc độ nghiền, lực nghiền, kích thước hạt và số lượng các hạt thủy tinh sử dụng.

Từ 40÷140% hoạt lực enzyme thu nhận được tăng là do khi nghiền, lực ma sát sinh ra bởi sự va chạm giữa cối, chày và các hạt thủy tinh với tế bào làm cho cấu trúc màng tế bào bị phá vỡ, giải phóng lượng lớn enzyme protease ra bên ngoài.

Từ 140÷180% hoạt lực enzyme giảm là do khi khối lượng bột thủy tinh quá lớn, lực ma sát tăng lên mạnh thì ngoài cấu trúc tế bào bị phá vỡ thì cấu trúc enzyme cũng bị phá hủy và biến tính.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình thu nhận chế phẩm enzyme protease kĩ thuật từ mầm giá đỗ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w