- Giải quyết hậu quả của việc xử lý kỷ luật
120. Khái niệm trách nhiệm vật chất theo luật hành chính.
- Theo nghĩa rộng, trách nhiệm vật chất là lĩnh vực điều chình riêng của luật dân sự và lao
động
- Theo nghĩa hẹp, chủ yếu theo các quy định của luật hành chính hiện hành nói chung. Theo
đó, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước phải chịu trách nhiệm vật chất – bồi thường thiệt hại về tài sản cho nhà nước do những vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện công vụ gây ra cho nhà nước
- Có hai dạng trách nhiệm vật chất – hai khái niệm “bồi thường” và “hoàn trả”
+ Thứ nhất, cán bộ, công chức “bồi thường” cho nhà nước vì đã có hành vi làm mất mát, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của Nhà nước.
+ Thứ hai, cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho người khác thì phải “hoàn trả” cho cơ quan, tổ chức đã “bồi thường: cho người bị thiệt hại.
121. Các hình thức phạt chính và phạt bổ sung theo pháp luật hành chính Việt Nam hiện nay. So sánh với pháp luật trước đây các hình thức xử phạt này có thay đổi như thế nào và nên lý do, ý nghĩa của những thay đổi đó.
Điều 21. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng ( luật xử lý VPHC)
a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
đ) Trục xuất.
2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
3. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.
* Các hình thức phạt chính
- Phạt cảnh cáo Điều 22. Cảnh cáo
Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
- Phạt tiền: Điều 23. Phạt tiền
1. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này.
Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội. 2. Chính phủ quy định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể theo một trong các phương thức sau đây, nhưng khung tiền phạt cao nhất không vượt quá mức tiền phạt tối đa quy định tại Điều 24 của Luật này: a) Xác định số tiền phạt tối thiểu, tối đa;
b) Xác định số lần, tỷ lệ phần trăm của giá trị, số lượng hàng hóa, tang vật vi phạm, đối tượng bị vi phạm hoặc doanh thu, số lợi thu được từ vi phạm hành chính.
3. Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này.
4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
”*Các biện pháp phạt bổ sung :
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không có thời hạn được áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề
- Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính: Là việc sung vào công quỹ nhà nước vật, tiền hoặc hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính.
*So sánh với pháp luật trước kia để thấy sự thay đổi
+ Trước đây pháp luật còn quy định nhiều hình thức cảnh cáo như: cắt ô phiếu của người lái xe vi phạm luật lệ giao thông, nếu 3 lần cắt ô phiếu sẽ bị tước bằng lái…hoặc đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe
+ Về phạt tiền, Pháp lênh XLVPHC 1995 chỉ quy định khung phạt tiền chung và giới hạn mức phạt tối đa của các khung, mà không quy định mức tử tối thiểu đến tối đa cho từng loại vi phạm của mỗi khung. Đồng thời so với trước đây, hiện nay mức phạt tối đa cũng được nâng lên 5 lần.
+Trục xuất là hình thức phạt mới của luật XLVPHC hiện hành 122. Thủ tục đơn giản trong thử tục xử phạt vi phạm hành chính.
Theo điều 54, thủ tục đơn giản được áp dụng để xử phạt các VPHC bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng đối với những vi phạm hành chính nhỏ, gây thiệt hại không lớn và thực hiện lần đầu
- Theo pháp lệnh 1989, khi xử phạt theo thủ tục này không cần ra quyết định mà chỉ cần nộp tiền tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt và nhận lại biên lai thu tiền phạt.
- Theo pháp lệnh 1995, Tiền phạt không được phép thu tại chỗ và phải ra quyết định, quyết định đó được gửi cho đối tượng bị phạt và cho cơ quan thu tiền phạt.
- Tại điều 54 Pháp lệnh 2002 thì có thể (chứ ko phải bắt buộc) thu tiền tại chỗ và trong trường hợp người xử phạt phải giao cho các đối thượng bị xử phạt biên lai thu tiền phạt. Đương nhiên, chủ thể xử lý phải ra quyết định. Quyết định đó được gửi cho đối tượng bị phạt và cho cơ quan thu tiền phạt. Như vậy, trong thủ tục đơn giản không phải lập biên bản
123. Thủ tục thông thường trong thử tục xử phạt vi phạm hành chính.
Thủ tục thông thường là thủ tục xử lý đối với những hành vi vi phạm hành chính còn lại, tức là đối với những vi phạm hành chính có mức phạt trên 200.000 đồng. Trong thủ tục này bắt buộc phải lập biên bản. Có thể chia thủ tục này thành các giai đoạn:
1. Khởi xướng việc xử lý vi phạm hành chính
2. Chuẩn bị xử lý vi phạm hành chính: đây là giai đoạn cơ bản của thủ tục xử lý vi phạm hành chính. Trong giai đoạn này, có thể phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính. Do vậy, giai đoạn này thường nhanh chóng, đơn giản nhưng cũng có khi phức tạp. Biên bản là văn bản hành chính cơ bản có giá trị pháp lý của giai đoạn này.
3. Ra quyết định xử lý vi phạm hành chính: là gđ trung tâm của thủ tục
4. Thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính: là gđ rất quan trọng. Đáng chú ý có thủ tục thi hành quyết định phạt tiền
5. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn; giải quyết tố cáo: là gđ kết nhưng có ý nghĩa
quan trọng vì nó bảo đảm cho quyền công dân cũng như cho việc xử lý vi phạm hành chính đúng PL
124. Bản chất pháp lý của các biện pháp cưỡng chế hành chính khác áp dụng kèm theo với các biện pháp xử phạp vi phạm hành chính.
-Biện pháp cưỡng chế hành chính khác áp dụng kèm theo các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính có tính chất cưỡng chế hành chính đặc biệt: được áp dụng bởi các cơ quan hành chính theo thủ tục hành chính đối với các đối tượng không có quan hệ trực thuộc công vụ với cơ quan áp dụng
-Biện pháp mang tính chất tác động xă hội mà ít có tính chất cưỡng chế nhà nước như biện pháp giáo dục tại xă hội ,phường ,thị trấn .
-Đối tượng bị áp dụng của các biện pháp cưỡng chế hành chính khác có áp dụng kèm theo các biện pháp xử phạt được quy định rất đa dạng :người phạm tội hoặc thực hiện vi phạm hình sự ...
-Tính cưỡng chế hành chính của biện pháp này xuất phát từ lợi ích chung của xă hội: nếu không xử lý thì cộng đồng xă hội sẽ bị nguy hiểm .Nhưng nếu quy định các biện pháp áp dụng cho loại đối tượng (Để chữa bệnh bắt buộc và đồng thời giáo dục đối với những nguời mắc một số bệnh xẵ hội...) đặc biệt này thì không thể để trong pháp lệnh xủ lý vi phạm hánh chính ,mà phải ban hành bằng những văn bản riêng ,vì đây không phải là đối tượng vi phạm hành chính.
125. Hình thức phạt tiền trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Phân biệt với phạt tiền trong luật hình sự, dân sự.
- Mức phạt tiền trong xử phạt vi pham hành chính từ 10.000 đồng đến 500.000.000 đồng - Căn cứ vào tính chất ,mức độ vi phạm ,mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được quy định như sau:
+ Phạt tiền tối đa đến 20.000.000 đồng được áp dụng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: trật tụ an toàn xã hội, quản lý và bảo vệ các công trình giao thông... + Phạt tiền tối đa đến 30.000.000 đồng được áp dụng đối với các hành vi vi phạm hành chính đối với các lĩnh vực: đất đai, phòng chống tệ nạn xã hộ, đê điều và phòng chống lũ lụt... + Phạt tiền tối đa đến 70.000.000 đồng dược áp dụng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: thương mại, hải quan, bảo vệ mội trường, an toàn và kiển soát bức xạ...
+ Phạt tiền tối đa đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: khoáng sản, sở hữu trí tuệ, hành không, dân dụng, thuế....
+ Phạt tiền tối đa đến 500.000.000 đồng được áp dụng đối với các hành vi xâm phạm vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng lãnh địa của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lí nhà nước chưa được quy định tại khoản 2 điều này thì Chính phủ quy định mức phạt tiền nhưng tối đa không vượt quá 100.000.000 đồng.
Phân biệt với phạt tiền trong luật hình sự ,dân sự
+Trong xử phạt hành vi phạm hành chính, phạt tiền là hình thức phạt chính, chủ yếu do cơ quan hành chính có thẩm quyền áp dụng. Còn trong luật hình sự là hính phạt chính hoặc có thể là hình phạt bổ sung do tòa án quyết định, người bị phạt tiền phải mang án tích. Trình tự phạt tiền trong luật hình sự phức tạp hơn thủ tục phạt tiền trong luật hành chính.
+Người bị phạt tiền trong xử phạt hành chính chịu trách nhiệm trước NN và mức phạt không lệ thuộc vào thiệt hại có thể xảy ra hay không. Trong luật dân sự, người bị phạt tiền chịu trách nhiệm trước bên kia và mức phạt tiền lệ thuộc vào thiệt hại đã xảy ra và vào các yếu tố khác. Phạt tiền trong xử phạt hành chính được đưa vào ngân sách nhà nước. Còn trong luật dân sự phạt tiền phải trả cho bên bị thiệt hại
126. Hình thức cảnh cáo trong luật hành chính. Phân biệt với cảnh cáo trong luật hình sự, và luật lao động.
Hình thức cảnh cáo trong luật hành chính áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm
hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hàn chính do người chưa thành niên từ 14 tuổi đên dưới 16 tuổi thực hiện
Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản, biện pháp cảnh cáo trong xử phạt vi phạm hành chính chủ yếu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, với hình thức cảnh cáo nếu sau một năm kể từ ngày xử phạt mà không thực hiện vi phạm hành chính mới thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Phân biệt với cảnh cáo trong luật hình sự và luật lao động:
-Trong LHS: được áp dụng đối với những người phạm tội ít nguy hiểm, có tình tiết giảm nhẹ song chưa được miễn hình phạt và do tòa án quyết định. Nếu như chấp hành xong bản án hoặc hết thời hiệu thi hành bản án mà người đó không phạm tội mới thì được xóa án tích. Trong XLVPHC, chủ yếu do cơ quan hành chính có thẩm quyền thực hiện, nếu sau 1 năm kể từ ngày bị xử phạt mà không thực hiện vi phạm HC mới thì được coi chưa bị xử lý VPHC
- cảnh cáo trong LHS được áp dụng với cá nhân mà thôi còn trong luật lao động là cả pháp nhân và cá nhân
- cảnh cáo trong LHS có án tích và án tích chỉ được xóa án tích nếu người đó không phạm tội mới còn trong luật lao động thì không có án tích
127. Các biện pháp cưỡng chế nhằm bảo đảm việc xử phạt trong thủ tục xử phạt vi phạm hành chính. Các nguyên tắc nào của trách nhiệm hành chính thể hiện trong các biện pháp đó ?
Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính, theo khoản 1 điều 66 Pháp lệnh XLVPHC, gồm có:
-Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng -Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá
-Các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ VN, buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện, buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại.
128. So sánh Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995.
- So với pháp lệnh xử lý VPHC năm 1995 thì pháp lệnh năm 2002 đã tăng thêm 2 loại cơ quan là cảnh sát biển vì loại cơ quan này mới thành lập, giám đốc cảng vụ thủy nội địa, giám đốc cảng hàng không
- Ngoài ra pháp lệnh 2002 còn tăng nhiều hơn số chủ thể có quyền xử lý vi phạm hành chính. Đó là 2 pháp lệnh trao cho thủ trưởng của một số các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp trung ương có quyền xử phạt khi cần thiết để tránh trường hợp làm trì truệ hoạt động pháp lệnh