Đánh giác ủa người dân về chất lượng thu gom CTR sinh hoạt tại huyện Hà

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN lý CHẤT THẢI rắn SINH HOẠT TRÊN địa bàn HUYỆN hà QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG (Trang 65)

huyn Hà Qung

Theo kết quả điều tra trên địa bàn các xã, có thể rút ra nhận xét như sau: Hiện tại sự hiểu biết của người dân chưa đồng đều, trình độ dân trí của huyện hiện còn ở mức trung bình.

Các hình thức tuyên truyền bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi, đa phần người dân đều tham gia nhiệt tình.

57

Hiện nay tình hình phân loại rác thải sinh hoạt của các hộ trước khi đem đổ ra ngoài chờ thu gom là chưa có, 100% số hộđược hỏi đều không có hình thức phân loại rác. Đa số ý kiến của người dân cho rằng giờ giấc tổ chức thu gom rác hợp lý.

Số lượng ý kiến chất lượng thu gom rác hiện nay:

Bảng 4.8: Đánh giá chất lượng thu gom Ý kiến

Địa chỉ

Chất lượng thu gom rác

Hài lòng Chưa hài lòng Khác Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Xã Trường Hà (20 phiếu) 5 6,25 2 2,5 13 16,25 Xã Thượng Thôn (20 phiếu) 8 10 5 6,25 7 8,75 Xã Phù Ngọc (20 phiếu) 8 10 5 6,25 7 8,75 Thị trấn Xuân Hoà (20 phiếu) 11 13,75 9 11,25 0 0 Tổng 32 40 21 26,25 27 33,75 (Nguồn: Điều tra phỏng vấn 2014)

Qua bảng số liệu ta thấy đa số các hộ hài lòng với chất lượng thu gom rác chiếm 40%, chưa hài lòng chiếm 26,25%, ý kiến khác chiếm 33,75% do một số hộ không đăng ký thu gom. Tuy nhiên một số hộ khi được hỏi phản ánh thái độ của người thu gom còn chưa tốt, chỉ thu gom rác của hộ gia đình để ở túi ni lông, bao tải, sọt rác, một số công nhân không quét dọn rác rơi vãi. Như vậy thu gom CTRSH vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định cần khắc phục.

58

4.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Hà Quảng

4.3.1. Mt s tn ti trong công tác qun lí Cht thi rn sinh hot ti huyn Hà Qung

Qua điều tra thực tế về công tác quản lý rác thải sinh hoạt các xã, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác quản lý vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế như sau:

- Địa bàn nghiên cứu có diện tích tự nhiên khá lớn nên công tác bảo vệ môi trường chưa đáp ứng hoàn chỉnh nhu cầu đề ra. Đặc biệt là các xã xa trung tâm huyện công tác tuyên truyền còn gặp nhiều hạn chế, bất đồng về ngôn ngữ, địa bàn sống không tập trung. Ý thức của các hộ kinh doanh dịch vụ chưa cao, họ hiểu pháp luật nhưng cho rằng với hình thức kinh doanh nhỏ lẻ của gia đình mình thì không thể ảnh hưởng tới môi trường, nên vấn đề vứt rác không đúng nơi quy định vẫn tiếp diễn. Khách đến thăm quan khu di tích lịch sử đặc biệt Pác Bó ý thức chưa cao mặc dù đã có hệ thống thùng rác dọc đường vào khu di tích nhưng vẫn vứt rác không đúng nơi quy định, dẫn tới mất cảnh quan và ô nhiễm môi trường.

- Bãi rác không đáp ứng được lượng rác ngày một tăng nhanh gây khó khăn cho HTX và các tổ vệ sinh môi trường trong khâu đổ rác và xử lý rác thải tại bãi rác.

- Rác thải chưa được phân loại tại nguồn.

- Các phương tiện thu gom vận chuyển chưa đạt tiêu chuẩn, hầu hết các phương tiện vận chuyển thu gom rác thải đều cũ hỏng, lạc hậu.

- Lãnh đạo và nhân dân chưa đặc biệt quan tâm đến vấn đề quản lý rác. - Ý thức của người dân chưa cao, đa phần đều rất thờ ơ và không có ý thức bảo vệ môi trường. Những hiện tượng vứt rác thải bừa bãi ra ven đường, mương, ao , hồ sông suối con phổ biến.

59

- Công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia giữ gìn công tác vệ sinh, bảo vệ môi trường chưa được thường xuyên và sâu rộng.

- Tất cả các tổ chức chưa ban hành các quy định về quản lý rác thải tại địa phương như: không vứt rác nơi công cộng, phải bỏ rác vào thùng đúng nơi quy định ... và xử phạt nghiêm khắc các trường hợp vi phạm vẫn chưa có.

- Việc xử lý rác thải vẫn còn nhiều vướng mắc, khó khăn trong công tác phân loại rác thải chưa được tiến hành trước và sau khi thu gom. Các rác thải vẫn còn đổ chung với nhau điều này dẫn đến chất lượng của rác thải vô cơ có khả năng tái chế và rác thải hữu cơ giảm đi đáng kể. Trong các bãi chôn lấp rác thải thì rác sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải nguy hại vẫn được chôn lấp chung. Một vấn đề đặc biệt nữa rác thải hữu cơ là rác thải dễ phân huỷ, khả năng phân huỷ nhanh nhưng phần lớn lại bỏ trong túi ni lông buộc lại, làm chậm quá trình phân huỷ, tăng thêm mức độ ô nhiễm và khó xử lý.

- Nghề thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải là một ngềđộc hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của công nhân. Nhưng hiện nay hầu hết đời sống công nhân rất vất vả, các dụng cụ lao động, bảo hộ lao động còn thiếu và lương thấp, trung bình khoảng 2.000.000 đồng/tháng/người.

Với việc dự báo lượng rác thải phát sinh trong thời gian tới sẽ đặt ra những yêu cầu cấp bách trong công tác quản lý rác thải tại huyện. Vì vậy yêu cầu đặt ra cần phải có những giải pháp quản lý thích hợp. Để thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường nói chung và quản lý rác thải sinh hoạt nói riêng trong giai đoạn hiện nay, ta có thể áp dụng nhiều công cụ khác nhau như: công cụ pháp luật, công cụ kinh tế, giáo dục cộng đồng…nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho toàn huyện.

4.3.2. Đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý rác thải trên địa bàn huyện 4.3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách

Thành lập bộ máy quản lý môi trường, phối hợp với nhau để nắm vững được tình hình môi trường chung của huyện và theo dõi sát sao, hướng dẫn công nhân thu gom, nâng cao hiệu quả quản lý.

60

Tổ chức tập huấn cho đội thu gom rác thải về kỹ thuật thu gom, phân loại rác, có trách nhiệm trong công việc của mình và chịu sự quản lý của cán bộ quản lý môi trường xã, huyện.

Tổ chức tập huấn cho cán bộ môi trường để nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng quản lý.

Tăng ngân sách cho hoạt động tuyên truyền và bảo vệ môi trường, phải có quỹ môi trường để chi trả cho các hoạt động khuyến khích và giải quyết sự cố môi trường ngay tại địa phương.

Công nhân trực tiếp làm việc thu gom rác phải được xếp ở ngành lao động độc hại, từ đó có chế độ tiền lương phù hợp và thêm phụ cấp độc hại, dụng cụ bảo hộ lao động phải được trang bị đẩy đủ, bảo đảm an toàn lao động.

Phấn đấu nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thu gom, vận chuyển đạt tỷ lệ thu gom 100%.

Để thực hiện thành công các mục tiêu quản lý rác thải, phế thải bảo vệ môi trường nhất thiết phải có sự tham gia tích cực của nhân dân, mặt khác cần có tổ chức giám sát thực hiện một cách chặt chẽ việc thu gom rác thải, phế thải. Đồng thời phải tuyên truyền giáo dục cộng đồng về ý thức bảo vệ môi trường trong đó có vấn đề rác thải, nước thải sinh hoạt.

Giải pháp về chính sách giúp cho việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải, phế thải trong sản xuất nông nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng thêm hiệu quả, nhằm bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Chính sách đòi hỏi bao quát nhiều vấn đề từ khâu phân loại rác, đến khâu thu gom rác thải sinh hoạt, phế thải nông nghiệp đến khâu vận chuyển tới nơi xử lý sản phẩm, sau xử lý thì tiêu thụ sản phẩm. Cuối cùng là duy trì việc xử lý rác thải, phế thải, xử lý thích hợp, bảo vệ môi trường.

4.3.2.2. Giải pháp quản lý rác thải

- Hướng dẫn người thực hiện phân loại rác tại nguồn theo 3 loại: rác thải hữu cơ, rác thải vô vơ tái chế được và rác thải vô cơ đem chôn lấp. Đối

61

với rác thải hữu cơ, HTX thu gom để ủ làm phân compost. Rác vô cơ tái chế được đem bán cho người thu mua phế liệu. Lượng vô cơ còn lại đem chôn lấp tại bãi rác.

- Đầu tư trang thiết bị thu gom, vận chuyển rác đạt yêu cầu chất lượng. Đầu tư thùng rác ở các cơ quan và nơi công cộng. Cần thường xuyên giám sát công nhân thu gom làm việc để họ thu gom hết rác từ các đường phố và ngõ xóm, không để rác rơi vãi trong quá trình thu gom. Tại các điểm tập kết rác, rác chỉđể tạm thời rồi vận chuyển ra bãi rác, không được để lưu lâu ngày.

- Đầu tư ngân sách cho việc xử lý rác: quy hoạch mở rộng bãi rác, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý rác, khí thải từ bãi rác.

4.3.2.3. Giải pháp về thu phí BVMT

Nhằm duy trì công tác quản lý rác thải trên địa bàn, cần thực hiện tốt quá trình vận động của các hộ dân, các hộ sản xuất kinh doanh tích cực tham gia. Đối với các xã trong huyện mà người dân có thu nhập cao hơn và thải rác ra nhiều hơn thì thu phí phải cao hơn. Đối với những hộ nhiều nhân khẩu thì mức thu phí phải cao lên. Do vậy mức thu phí này tăng lên sẽ giúp cho việc đầu tư trang thiết bị, trả tiền lương cho công nhân của HTX được tăng lên, giúp cho công việc thuận tiện hơn.

Có thể dùng hình thức thu phí để khống chế rác thải, buộc người dân chỉ được thải ra một lượng rác nhất định, nếu vượt quá sẽ phải đóng phí thêm và phạt nặng đối với hành vi đổ rác thải bừa bãi.

62

4.3.2.4. Giải pháp về công tác tuyên truyền, giáo dục, ý thức bảo vệ môi

trường cho người dân

Thực hiện các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức quần chúng nhân dân trong việc bảo vệ môi trường cũng như việc phân loại và thu gom chất thải ngay tại nguồn, thông qua các tổ chức đoàn thể chính trị, trường học, phát tờ rơi phân loại rác thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình...

Thường xuyên tổ chức các hoạt động, chương trình, phát động phong trào làm vệ sinh môi trường: Ngày môi trường thế giới, tháng thanh niên hành động vì môi trường, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp bằng các biện pháp như tổng vệ sinh cơ quan, trường học cũng như ngoài đường phố, ngõ xóm. Tổ chức các cuộc thi mang tính chất bảo vệ môi trường như: Tìm hiểu về môi trường, thi tiểu phẩm môi trường….Các tổ chức đoàn thể, các cơ quan, các xí nghiệp cần tổ chức những buổi vệ sinh môi trường vào cuối tuần huy động mọi người cùng tham gia.

Thường xuyên tuyên truyền phổ biến những tác hại do rác thải gây ra cho môi trường và sức khỏe con người, tuyên truyền các văn bản, các quy định về bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quan điểm

“mưa dầm thấm lâu”.

Đối với trường học cần phát động các phong rào như: trồng cây xanh, khơi thông cống rãnh, xóa bỏ đi quan niệm môi trường chỉ là một môn học lồng ghép, thay vào đó nhà trường cần thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa về đề tài môi trường một cách sinh động, nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu về môi trường và hình thành thói quen tốt cho học sinh về ý thức bảo vệ môi trường.

Phối hợp với hội LHPN các cấp thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch góp phần thực hiện nông thôn mới, trong đó thực hiện 3 sạch: sạch bếp, sạch nhà, sạch ngõ. Tổ chức các buổi vệ sinh chung ở từng

63

ngõ xóm, làng, bản vào ngày giữa tháng (1 lần/tháng) để nâng cao ý thức trách nhiệm cho cộng đồng dân cư và dần tác động làm thay đổi thói quen vứt rác bừa bãi, xây dựng nếp sống văn minh bảo vệ môi trường.

- Tuyên truyền mỗi hộ gia đình có bãi đất trống nên xây dựng một hố rác riêng cho gia đình. Cách thực hiện như sau: Trong khuôn viên của vườn nhà, các gia đình chỉ cần đào một chiếc hố có chiều rộng 60 cm, chiều cao 80 cm, đặt vào trong hố chiếc sọt tre có nắp đậy, rác thải hữu cơ trong sinh hoạt gia đình được bỏ xuống đó, sự phân hủy của rác tạo ra nguồn phân bón tự nhiên giúp cây cối phát triển tốt. Cứ sau khoảng 2 đến 3 tháng khi rác trong hố đã đầy, lấp đất lên trên, đồng thời trên mặt đất có thể tận dụng trồng các loại cây lấy củ, trồng chuối, rau…Liên tục luân chuyển như vậy trong diện tích vườn nhà, với chi phí vài trục nghìn đồng, người dân vừa cải thiện được môi trường vừa trồng được cây, rau, quả tươi tốt. Những loại rác vô cơ khác đối với những nơi không có hệ thống thu gom thì phơi rác và đốt, những nơi có thu gom thì rác vô cơđược bỏ vào sọt rác gia đình đợi công nhân thu gom đến thu.

4.3.2.5. Phân loại rác thải ngay tại nguồn

Hiện nay tất cả các rác thải sinh hoạt ở các xã đều không được phân loại ra mà đổ lẫn lộn với nhau. Điều này không chỉ gây khó khăn cho những người trực tiếp thu gom mà còn là mối nguy hiểm đối với những người làm khâu xử lý, vận chuyển. Do đó để cho công tác quản lý rác thải đạt kết quả tốt và đảm bảo môi trường thì người dân phải có trách nhiệm và có ý thức trong phân loại rác và phân thành hai loại rác như sau:

- Chất thải hữu cơ: Rau, củ quả, thức ăn thừa,... - Chất thải vô cơ: Kim loại, đồ nhựa, sành, ...

Phân loại các thành phần chất thải rắn bao gồm giấy loại, carton, lon nhôm, thùng nhựa tại nguồn phát sinh là một trong những phương thức hiệu quả nhất để thu hồi và tái sử dụng vật liệu. Khi các thành phần chất thải đã được tách riêng, có

64

thể lưu trữ những thành phần đã phân loại ở nhà và chuyển định kỳđến các thùng chứa chất thải đã phân loại hoặc mang chất thải đã phân loại bỏ ngay vào các thùng chứa theo quy định. Đây là hình thức các hộ thu gom và phân loại chất thải rắn để tái sinh.

Khuyến khích hộ gia đình tận dụng tối đa, triệt để những vật dụng còn sử dụng được trước khi vứt bỏ (chai, lọ, bao bì, giấy…) giúp giảm nguồn thải, hạn chế việc sử dụng những đồ vật “dùng một lần”.

Khuyến khích sử dụng thực phẩm chế biến sẵn và hạn chế sử dụng túi nilon. Trong gia đình sử dụng hai thùng rác để chứa chất thải có thể tái chế và không thể tái chế, việc sử dụng đó giúp phân loại chất thải.

Tại khu vực đông dân cư, cần bố trí những khu vực đặc biệt quy định giờ làm việc cụ thể hàng ngày, mỗi người dân có trách nhiệm đến giờ phải mang rác đã phân loại đến đó. Xung quanh đó có treo nhiều biển, băng zôn…nhắc nhở mọi người phải mang rác đến điểm hẹn đúng giờ, phải đổ hết chất lỏng trong chai lọ, tất cả những vật sắc như kim may, lưỡi lam, dao cạo, thủy tinh…có thể gây thương tích cho người dọn rác, phải gói vào giấy và ghi ở bên ngoài, chỉđược đựng rác vào các thùng nhựa hoặc bao nhựa chắc chắn.

Cần thiết phải xây dựng và phát triển những chương trình giáo dục cộng đồng trên thông tin đại chúng. Trong đó nêu rõ tác hại của rác đối với môi trường và cộng đồng, những lợi ích mà môi trường và cộng đồng sẽ thu được khi phân loại rác tại gia đình, những vấn đề mình đã làm được cho cộng đồng , như vậy sẽ tác động vào nhận thức của mỗi thành viên trong gia đình để việc phân loại rác tại gia đình đạt

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN lý CHẤT THẢI rắn SINH HOẠT TRÊN địa bàn HUYỆN hà QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG (Trang 65)