4.2.4.1. Cơ sở vật chất và nhân lực
Theo số liệu thống kê, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện nay của huyện phục vụ cho công tác quản lý CTRSH là:
48
Bảng 4.7. Cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác thu gom CTRSH các xã và thị trấn
STT Tên xã Hạng mục
Trường Hà Thượng Thôn Phù Ngọc Xuân Hòa
1 Số cán bộ môi trường 01 01 01 01 2 Số xe thu gom (xe đẩy) 4 (3 xe cũ, 1 xe mới) 6 (5 xe cũ, 1 xe mới) 9 (8 xe cũ, 1 xe mới) 12 (8 xe cũ, 4 xe mới) 3 Thùng đựng rác 20 25 32 37 4 Chổi (02 chiếc/người) 8 12 18 24 5 Xẻng (01 chiếc/người) 4 6 9 12 6 Số công nhân 4 6 9 12 7 Số bãi rác (bãi rác chung của huyện) 01 8 Tiền công lao động (Nghìn đồng/tháng/người) 2.000.000đ 2.000.000đ 2.000.000đ 2.000.000đ
(Nguồn: HTX và các tổ vệ sinh môi trường năm 2014)
Công tác quản lý môi trường trên địa bàn huyện đang ngày càng được chú ý đầu tư về nhiều mặt, công tác xã hội hóa môi trường trên địa bàn được chú trọng. Các hợp tác xã, tổ vệ sinh thu gom CTRSH được hỗ trợ chi phí mua sắm thêm trang thiết bị, phương tiện. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 48 công nhân thu gom CTRSH tại 03 HTX và 04 tổ vệ sinh môi trường.
Cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác thu gom CTRSH trên địa bàn huyện Hà Quảng chưa đáp ứng được so với lượng rác thải phát sinh trên địa bàn huyện. Các phương tiện thu gom, vận chuyển chưa đạt tiêu chuẩn, mặc dù đã được hỗ trợ mua sắm thêm nhưng số lượng trang thiết bị vẫn còn thiếu, hầu hết các phương tiện thu gom vận chuyển rác thải đã cũ, hỏng và lạc hậu. bảo hộ lao động còn thiếu (trang phục, gang tay, mũ…), lương thấp. Các xe chuyên dùng thường xuyên hư hỏng, HTX và tổ vệ sinh môi trường phải sửa chữa
49
kéo dài thời gian dẫn đến chậm trễ trong công tác thu gom. Chủ yếu là thùng rác cũ, nhiều thùng rác mất nắp đậy, không đảm bảo vệ sinh môi trường, số lượng thùng rác chưa đáp ứng đủ nhu cầu đựng rác đặc biệt ở các cơ quan, trường học. Hệ thống chổi và xẻng cơ bản là đáp ứng nhu cầu thu gom.
4.2.4.2. Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và phân loại chất thải rắn trên địa bàn huyện Hà Quảng
Hình 4.6: Vị trí các xã thu gom RTRSH
Ghi chú: Các xã thu gom rác
Điểm tập kết bãi rác Nà Lậc (bãi rác chung của huyện)
a, Công tác thu gom, vận chuyển:
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 03 hợp tác xã môi trường và 04 tổ vệ sinh môi trường phụ trách việc thu gom chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình và các cơ quan. Các hợp tác xã và tổ vệ sinh môi trường sẽ thu gom rác thải của địa phương mình sau
50
đó mang ra địa điểm tập kết đợi xe tới thu gom trởđi. Hiện tại, HTX Xuân Hòa chịu trách nhiệm thu gom toàn bộ CTRSH trên địa bàn thị trấn Xuân Hòa. HTX Phù Ngọc, Thượng Thôn, tổ vệ sinh môi trường xã Tổng Cọt, Lũng Nặm, Trường Hà, Sóc Hà chịu trách nhiệm thu gom chất thải tại xung quanh UBND, thu gom chất thải trên trục đường chính của xã mình. Do điều kiện về diện tích của các xã rộng nên tỷ lệ khối lượng CTRSH được thu gom còn dừng lại ở con số khá khiêm tốn.
Các hộ gia đình đăng ký với HTX và tổ vệ sinh môi trường của xã mình để được thu gom CTRSH. Tùy thuộc theo số lượng thành viên trong hộ gia đình mà mức phí phải đóng của từng hộ khác nhau, mỗi thành viên đóng 3.000 đồng/người/tháng, tiền lệ phí vệ sinh môi trường được thu theo quý.
Hình 4.7: Sơđồ hệ thống thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Nguồn rác thải Hộ gia đình Các cơ quan, Trường học Trạm y tế Đường làng Chợ Xe đẩy thu gom rác Xe chở rác Bãi rác Nà Lậc của huyện
51
* Công tác thu gom tại thị trấn Xuân Hòa:
Hiện nay, toàn bộ lượng CTRSH hàng ngày đều do HTX vệ sinh môi trường nước sạch thị trấn Xuân Hòa thu gom. Phương tiện thu gom và vận chuyển của HTX gồm 01 xe ô tô tải ben chuyên dùng, 12 xe đẩy gom rác 3 bánh loại 400L và 37 thùng nhựa màu xanh 2 bánh có nắp đậy chuyên dùng để gom rác đẩy tay, 24 chổi, 12 xẻng. Do dặc điểm là trung tâm kinh tế của huyện nên có nhiều cửa hàng kinh doanh, dịch vụ, cơ quan các ban ngành của huyện. Lượng chất thải hàng ngày trên địa bàn thị trấn Xuân Hòa là rất lớn, mỗi ngày HTX môi trường thu gom được 02 xe ô tô rác. Lượng rác hàng ngày được HTX mang đến đổ tại bãi rác Nà Lậc của huyện để xử lý.
HTX vệ sinh môi trường nước sạch thị trấn Xuân Hòa hiện đang ký kết hợp đồng với UBND thị trấn về quản lý chợ thu gom, vận chuyển rác thải và thu phí môi trường trong khu vực họp chợ Bản Giới, với nhân dân 10 xóm gần trung tâm của thị trấn, các cơ quan, doanh nghiệp, HTX, tổ chức kinh doanh và cá nhân kinh doanh hộ gia đình đóng trên địa bàn.
Tổng số hộ dân tham gia đóng phí VSMT: 792 hộ dân = 3.194 nhân khẩu. rác thải sinh hoạt khoảng: 7m3/ngày (365 ngày = 2.555 m3/năm). Rác công cộng khoảng: 3 m3/ngày (365 ngày = 1.095 m3/năm).
* Công tác thu gom CTRSH tại xã Trường Hà: Lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày do tổ vệ sinh môi trường xã Trường Hà thu gom. Phương tiện thu gom và vận chuyển rác thải của tổ vệ sinh môi trường gồm 01 xe ô tô tải ben chuyên dùng, 04 xe đẩy gom rác 3 bánh loại 400L và 20 thùng nhựa màu xanh, vàng 2 bánh có nắp đậy chuyên dùng để gom rác đẩy tay, 08 chổi, 04 xẻng.
Xã có 09 xóm, trong đó có 3 xóm với 92 hộ gia đình đăng ký thu gom chất thải sinh hoạt với tổ vệ sinh môi trường. Đặc biệt xóm Pác Bó có khu di tích lịch sử Pác Bó, tại đây lượng rác thải rắn sinh hoạt hàng ngày lớn đặc biệt vào dịp nghỉ lễ. Đa phần các hộ gia đình vẫn áp dụng hình thức tựđốt rác hoặc đổ ra vườn nhà mình, khu đất trống,
52
tại hai làng nghề xóm Nà Kéo sản xuất hương, xóm Nà Mạ sản xuất giấy gió truyền thống, toàn bộ lượng rác thải phát sinh từ quá trình sản xuất chủ yếu các làng nghề tự thu gom lại và tự xử lý nguồn chất thải. Thời gian thu gom hai ngày/lần, tố vệ sinh môi trường thu gom được 01 xe ô tô rác. Lượng rác sau khi thu gom được vận chuyển đến bãi rác Nà Lậc của huyện để xử lý.
* Công tác thu gom CTRSH tại xã Thượng Thôn: Chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn xã do HTX môi trường xã Thượng Thôn phụ trách thu gom của các hộ gia đình xung quanh khu vực trung tâm xã. Phương tiện thu gom và vận chuyển rác thải của HTX gồm 01 xe ô tô tải ben chuyên dùng, 6 xe đẩy gom rác 3 bánh loại 400L và 25 thùng nhựa màu xanh, vàng 2 bánh có nắp đậy chuyên dùng để gom rác đẩy tay, 12 chổi, 6 xẻng.
Tổng số hộ dân tham gia đóng phí VSMT: 111 hộ dân = 558 nhân khẩu. rác thải sinh hoạt khoảng: 1,5 m3/ngày (365 ngày = 547,5 m3/năm. Rác công cộng khoảng: 0,5 m3/ngày (365 ngày = 182,5 m3/năm).
Đa phần các hộ gia đình trong xã vẫn sử dụng hình thức chung là: thu gom ngay tại gia đình sau đó đổ ra vườn nhà mình, đốt lấy tro bón cho cây trồng, các loại vật liệu có thể tái sử dụng thì người dân sử dụng vào việc chăn nuôi. Kim loại, chai, lọ có thể tái chế người dân tích lại sau đó bán cho những người thu mua phế liệu. Thời gian thu gom hai ngày/lần, HTX môi trường thu gom được 01 xe ô tô rác. Lượng rác sau khi thu gom được vận chuyển đến bãi rác Nà Lậc của huyện để xử lý.
* Công tác thu gom CTRSH tại xã Phù Ngọc: Lượng rác thải của xã Phù Ngọc do HTX vệ sinh môi trường và xây dựng dân dụng xã Phù Ngọc thu gom. Phương tiện thu gom và vận chuyển rác thải của HTX gồm 01 xe ô tô tải ben chuyên dùng, 9 xe đẩy gom rác 3 bánh loại 400L và 32 thùng nhựa màu xanh 2 bánh có nắp đậy chuyên dùng để gom rác đẩy tay, 18 chổi, 9 xẻng.
HTX vệ sinh Môi trường và xây dựng dân dụng xã Phù Ngọc hiện đang ký kết hợp đồng với UBND xã Phù Ngọc về quản lý chợ thu gom, vận chuyển
53
rác thải và thu phí môi trường trong khu vực họp chợ Nà Giàng, với nhân dân 04 xóm trung tâm của xã, các cơ quan, doanh nghiệp, HTX, tổ chức kinh doanh và cá nhân kinh doanh hộ gia đình đóng trên địa bàn.
Tổng số hộ dân tham gia đóng phí VSMT: 259 hộ dân = 1.295 nhân khẩu. Rác thải sinh hoạt khoảng: 4 m3/ngày (365 ngày = 1.460 m3/năm. Rác công cộng khoảng: 1,5 m3/ngày (365 ngày = 547,5 m3/năm). Mỗi ngày, HTX môi trường thu gom được 01 xe ô tô rác. Lượng rác sau khi thu gom được vận chuyển đến bãi rác Nà Lậc của huyện để xử lý.
b, Phân loại:
Hiện nay toàn huyện chưa có một xã nào thực hiện công tác phân loại rác thải. Qua kết quả điều tra về tình hình phân loại rác thì 100% đều trả lời là không thực hiện phân loại rác tại nguồn, đa phần các hộ không biết phân loại rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ. Điều này chứng tỏ việc phân loại rác tại nguồn còn gặp nhiều vấn đề khó khăn và chưa được chú trọng. Tuy nhiên các công nhân thu gom đã bước đầu làm công tác phân loại, họ nhặt ra những thứ có thể dùng được hoặc có thể tái chế như: bao bì, vỏ chai, đồ nhựa, kim loại…để bán cho các cửa hàng tái chế. Thông qua công việc này họ cũng đã tận dụng được đáng kể một lượng rác thải lớn để tái chế và tăng thêm thu nhập.