- Địa điểm nghiên cứu: Phòng tài nguyên môi trường huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2014 đến tháng 11/2014. 3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng Cao Bằng
3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.3.2. Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Hà Quảng (Do phạm vi nghiên cứu của đề tài rộng nên chỉ tìm
hiểu được thành phần CTRSH, lượng phát sinh CTRSH từ hộ gia đình, không tìm hiểu chi tiết được khối lượng cụ thể của từng nguồn phát sinh: Từ chợ, trường học, cơ quan, thương nghiệp, công nghiệp, trạm y tế,…là bao nhiêu)
3.3.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
3.3.2.2. Đánh giá kết quả điều tra hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt huyện
Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
( Hiện trạng hoạt động ngành nghề của các hộ dân tại 04 xã, thị trấn trên địa bàn; hiện trạng phát sinh chất thải; hiện trạng khối lượng rác thải phát sinh tại các hộ gia đình; hiện trạng biện pháp xử lý rác thải của các hộ gia đình; hiện trạng các vấn đề rác thải trên địa bàn; nhận thức của người dân về vấn đề rác thải).
24
3.3.2.3. Hiện trạng công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt
3.3.2.4. Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và phân loại CTR
sinh hoạt
3.3.2.5. Hiện trạng công tác xử lý
3.3.2.6. Đánh giá của người dân về chất lượng thu gom CTR sinh hoạt tại
huyện Hà Quảng
3.3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Hà Quảng rắn sinh hoạt tại huyện Hà Quảng
3.3.3.1. Một số tồn tại trong công tác quản lí Chất thải rắn sinh hoạt tại
huyện Hà Quảng
3.3.3.2. Đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý rác thải trên địa bàn huyện
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp như: các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Các số liệu thứ cấp thu thập từ UBND, phòng Tài nguyên Môi trường huyện Hà Quảng, sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng, HTX và các tổ vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện.
3.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Lập phiếu điều tra phỏng vấn hộ gia đình gồm những nội dung sau: + Lượng rác thải phát sinh từ hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh + Thành phần khối lượng của rác thải sinh hoạt.
+ Việc nộp lệ phí thu gom rác thải của các đối tượng được tiến hành thu gom. + Ý thức của người dân về vấn đề môi trường.
- Lập phiếu điều tra phỏng vấn công nhân vệ sinh môi trường gồm những nôi dung sau:
+ Số công nhân thu gom rác
25
+ Lượng rác trung bình thu được mỗi ngày - Phỏng vấn:
+ Đối tượng phỏng vấn: hộ gia đình, cá nhân và các công nhân trong HTX/Tổ vệ sinh môi trường.
+ Phạm vi phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn 80 hộ gia đình trên địa bàn 4 xã, thị trấn: Trường Hà (20 hộ), Thượng Thôn (20 hộ), Phù Ngọc (20 hộ), thị trấn Xuân Hòa (20 hộ). Phỏng vấn công nhân trong HTX/Tổ vệ sinh môi trường 8 người gồm chủ nhiệm HTX, công nhân trong đó: Tổ vệ sinh môi trường xã Trường Hà (2 phiếu), HTX Xuân Hòa (2 phiếu), HTX Phù Ngọc (2 phiếu), HTX Thượng Thôn (2 phiếu).
+ Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, các công nhân thu gom rác, phát phiếu điều tra.
3.4.3. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Để đưa ra những phương pháp phù hợp với nội dung của đề tài, bên cạnh việc tham khảo những ý kiến hướng dẫn của thầy, cô và các cô chú cán bộ quản lý môi trường trên địa bàn. Mặt khác, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài là khá rộng. Do đó đây là phương pháp được đánh giá là ưu việt phù hợp và đưa ra kết quả cần thiết cho đề tài.
3.4.4. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn
Việc trực tiếp tham quan xuống địa bàn điều tra, tìm hiểu tình hình quản lý rác thải, các điểm tập kết rác giúp có những nhận xét đánh giá khách quan, chính xác về hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải rắn sinh hoạt của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
3.4.5. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Do địa hình rộng nên lựa chọn các xã, thị trấn có đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội khác nhau đểđánh giá cụ thể tiến hành nghiên cứu tại 4 xã thị trấn: Thượng Thôn, Phù Ngọc, Trường Hà, thị trấn Xuân Hòa
26
3.4.6. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu
Sử dụng các phần mềm như word, excel để tổng hợp, phân tích các số liệu đã thu thập được.
27
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng Cao Bằng
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Hà Quảng là một huyện miền núi,vùng cao, biên giới, nằm về cực bắc tỉnh Cao Bằng, có đường biên giới giữa việt nam và trung quốc dài 61,7 km. Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện 45.322,66 ha, với 19 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó, có 9 xã vùng biên giới.
Huyện Hà Quảng có tọa độ địa lý nằm trong khoảng 105045’ – 106016’ kinh độđông và 22045; - 22059; vĩđộ Bắc.
Thị trấn Xuân Hòa là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của huyện tuy nhiên kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế và cách thị xã Cao Bằng khoảng 50km.
Ranh giới cụ thể của huyện như sau: Phía bắc là đường biên giới giáp tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc, phía nam giáp huyện Hòa An, phía đông giáp huyện Trà Lĩnh, phía tây giáp huyện Thông Nông.
28
Hình 4.1: Vị trí địa lý huyện Hà Quảng trên bản đồ hành chính tỉnh Cao Bằng
4.1.1.2. Địa hình địa mạo
- Có đặc điểm là vùng núi cao, có nhiều núi đá vôi và đồi chiếm phần lớn diện tích tự nhiên với độ dốc lớn và đổ xuống phía Nam, Đông Nam.
- Vùng thung lũng xen kẽ, có tiểu vùng bằng, nhỏ hẹp kéo dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
- Về vùng địa lý toàn bộ diện tích của huyện có thể chia làm 2 vùng, phục vụ phát triển kinh tế xã hội như sau:
+ Vùng cao gồm 12 xã, nằm về phía đông bắc của huyện với đặc điểm là vùng núi đá, khô hạn và có xen vùng núi đất.
+ Vùng thấp có 6 xã và 1 thị trấn, có đồng bằng xen kẽ nhỏ hẹp với ruộng bậc thang, không liền ở giải phía tây nam.
29
4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Hà Quảng nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với đầy đủ 4 mùa, bị ảnh hưởng của tiểu vùng khí hậu phía Bắc, có núi đá. Nhiệt độ trung bình năm từ 220C – 240C tối cao lên đến 380C (tháng 7) và tối thiểu là 00C (tháng 12). Lượng mưa trung bình năm thấp, đạt khoảng 1.800mm tập trung cao nhất vào tháng 7, tháng 8 chiếm 80% (mùa mưa) và thấp nhất vào tháng 1.
Gió mùa đông bắc thổi từ tháng 12 năm trước tới tháng 3 năm sau, mang không khí lạnh từ phương Bắc đổ về với đặc điểm giá, đôi khi có sương muối, gió mùa đông nam bắt đầu từ tháng 4 kết thúc vào tháng 11, gây ra mưa lũ. Độ ẩm trung bình biến động từ 75% - 80%. Cao nhất vào mùa hạ 90% và thấp nhất vào mùa đông 55%. (Báo cáo, 2013) [4]
4.1.1.4. Thủy văn
Hệ thống sông suối của Hà Quảng phân bố rất không đồng đều. Tiểu vùng cao hầu như không có sông, suối. sông suối tập trung chủ yếu ở vùng thấp có 3 con sông suối chính là suối Bằng Giang, suối Lê Nin và suối Phù Ngọc cùng với rất nhiều nhánh tạo thành mạng lưới thủy văn và cảnh quan thiên nhiên rất đẹp.
Hệ thống hồ thưa thớt, có 2 hồ chính là hồ Bản Nưa, hồ Kẻ Hiệt cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Các xã phân bốở vùng cao tuy đã được quan tâm làm bể chứa nước nhưng hiện nay nước cấp sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến sống cũng như sản xuất của nhân dân. (Báo cáo, 2013) [4].
4.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 45.322,66 ha, bao gồm những loại đất sau: Đất nông nghiệp có diện tích 45.056,88 ha chiếm 92,79% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Diện tích phi nông nghiệp 936,38 ha chiếm 2,07% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Diện tích chưa sử dụng 2.329,40 ha chiếm 5,14% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.
30
- Đất đai thổ nhưỡng: Do quá trình hình thành đất khá phức tạp, nên trong huyện có một số loại đất chính như sau: Đất phù sa trung tính ít chua phân bố ở thung lũng hẹp và vùng trũng giáp các sông suối lớn. Đất feralit màu đỏ phát triển trên đá mắc ma bazơ trung tính, phân bố ở vùng đồi núi. Đất feralit màu nâu đỏ phát triển trên núi đá vôi, phân bố trên vùng đồi và chân núi đá vôi. Đất feralit màu xám phát triển trên đá phiến thạch sét và đá biến chất, phân bốở vùng đồi núi thấp. Đất xám trên đá cát, phân bố ven suối. Đất nâu vàng trên đá vôi, phân bố dưới chân núi đá vôi.
- Loại đất như đất feralit nâu đỏ, đỏ, xám và đất phù sa là các loại đất thích hợp phát triển cây công nghiệp ngắn ngày như thuốc lá, đậu tương, lạc và ngô, lúa nước.
* Tài nguyên nước: Nước được phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện được lấy từ 2 nguồn chính là nước mặt và nước ngầm.
- Nguồn nước mặt: nguồn cung cấp nước cho huyện Hà Quảng chủ yếu do 3 con suối chính là suối Bằng Giang, suối Lê Nin và suối Phù Ngọc và một số hồ, ao phân bố rải rác trên địa bàn huyện.
- Vùng lục khu chỉ có suối nhỏ, nước chỉ chảy vào mùa mưa. Toàn bộ nước sản xuất và sinh hoạt của toàn vùng phụ thuộc chủ yếu vào mùa mưa.
- Nguồn nước ngầm đến nay chưa có điều tra khảo sát, nghiên cứu đầy đủ vào trữ lượng và chất lượng nước ngầm tuy nhiên qua điều tra sơ bộ nguồn nước ngầm là do khai thác.
* Tài nguyên khoáng sản: Theo tài liệu thăm dò địa chất của Sở Tài nguyên và Môi trường thì Hà Quảng có các mỏ khoáng sản như: quặng khá phong phú, quặng bô xít nhôm và mỏđá các loại phân bố rải rác ở các xã Phù Ngọc, Sỹ Hai, hiện nay chưa có dự án cụ thể nào cho việc khai thác các mỏđá được khai thác làm gạch và vật liệu xây dựng có trữ lượng lớn đang được khai thác trong những năm gần đây.
31
* Tài nguyên rừng: Tổng diện tích lâm nghiệp 34.581,20 ha chiếm 76,30%. Tổng diện tích tự nhiên của huyện, với thảm thực vật rừng khá phong phú tạo thành quần thể tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ và cũng có một vai trò kinh tế nhất định, tuy nhiên trong thời gian qua vẫn có một số diện tích đất rừng bị cháy đặc biệt là những diện tích rừng đặc dụng. Rừng là nơi cung cấp nguyên liệu phục vụđời sống và góp phần tô đẹp cảnh quan khu di tích lịch sử pác bó. Trong giai đoạn vừa qua rừng mới được phục hồi nên chưa có đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ sinh thái. Trong tương lai cần chú ý tăng diện tích rừng khoanh nuôi bảo vệ rừng tăng độ che phủ rừng trong toàn huyện đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo vệ tài nguyên đất, chống xói mòn, bảo vệ sự đa dạng sinh học và điều hòa nguồn nước.
4.1.1.6. Thực trạng môi trường
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, tạo cho cảnh quan của huyện mang đặc trưng của vùng miền núi với sựđa dạng và nhiều hệ sinh thái khác nhau.
Môi trường Hà Quảng về hiện trạng chưa bị ô nhiễm, tuy nhiên với tốc độ phát triển như hiện nay công tác bảo vệ môi trường cần phải được chú trọng nhất là các khu trung tâm như trung tâm huyện lỵ, cửa khẩu Sóc Giang, chợ Nà Giàng phải có chi tiết cụ thể về cơ sở hạ tầng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội thì vấn đề bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết. Đối với các chất thải cần được xử lý trước khi đưa ra môi trường. Đối với các khu dân cư, khu đô thị cần có diện tích đất trồng cây xanh, trồng rừng tạo phong cảnh, tôn tạo và giữ gìn cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.
Ở các xã vùng cao thiếu nguồn nước sạch sinh hoạt, vệ sinh môi trường chưa thực sự được đảm bảo. Một số hợp tác xã chưa chấp hành tốt bản đăng ký bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất như thiếu trang bị bảo hộ lao
32
động cho công nhân, chưa khắc phục giảm thiểu bụi gây ô nhiễm môi trường xung quanh khi nghiền đá. Một số ngành nghề thủ công như sản xuất chế biến gỗ, đồ mỹ nghệ mang tính nhỏ lẻ; Các cửa hàng kinh doanh, dịch vụ chưa có bản cam kết bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý rác thải chưa đảm bảo môi trường. Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tăng nhanh trong những năm vừa qua dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm đất, nước ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm nông nghiệp và đời sống của con người. (Báo cáo, 2013) [4].
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế của huyện Hà Quảng trong những năm qua có những bước phát triển khá mạnh mẽ. Tổng giá trị sản xuất tăng trên 12%. Năm 2013, thu ngân sách đạt 126,53% kế hoạch. Tổng thu ngân sách không chỉ đạt mà còn vượt chỉ tiêu đề ra. Đó là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, mặt trận và các đoàn thể nhân dân, đã khai thác triệt để những nguồn thu.
Cơ cấu kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực: Tỉ trọng ngành công nghiệp là 26,6%, tỉ trọng ngành nông nghiệp là 28,8%, tỉ trọng ngành dịch vụ là 44,5%.
4.1.2.2. Dân số - lao động
Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 12 năm 2013 toàn huyện có tổng số 33.612 nhân khẩu với 846 hộ phân bốở 19 xã, thị trấn.
Tốc độ tăng dân số của huyện đang dần ổn định, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số bình quân 0,99%/năm.
Tính đến tháng 12 năm 2013, toàn huyện có 17.007 người trong độ tuổi lao động.
Kinh tế tổng thể phát triển đã tạo điều kiện nâng cao mức sống thu nhập cho nhân dân địa phương. Năm 2013 mức thu nhập bình quân đầu người là 8,7 triệu đồng/người/năm. (Báo cáo, 2013)[3]
33
4.1.2.3. Văn hoá - giáo dục
- Tổng hợp các gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá năm 2013 đạt 5.287/7.752 hộ đạt 68,22%. Đó là kết quả của sự nỗ lực và cố gắng của các toàn dân cùng với sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, mặt trận và các đoàn thể nhân dân trên địa bàn xã. (Báo cáo, 2013)[3]
- Công tác giáo dục: Trên địa bàn huyện có 3 trường THPT, 17 trường THCS, 20 trường tiểu học. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao, đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học và trung học cơ sở. Đội ngũ giáo viên đông đảo có trình độ, trong đó trình độđại học, thạc sĩ ngày càng tăng về số lượng đáp ứng nhiệm vụ giáo dục đào tạo của địa phương. Học sinh thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh năm sau cao hơn năm trước.
Nhận xét chung:
Do điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội hết sức thuận lợi nên tốc độđô thị