3. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Phân tích các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu (cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài, kết quả nghiên cứu đã công bố qua các tạp chí và báo cáo khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước, thư viện, các phương tiện thông tin đại chúng… ).
Tổng hợp tài liệu.
Xử lý số liệu trên máy tính.
37
Phương pháp sắc kí bản mỏng: Sắc kí bản mỏng được sử dụng để định tính chất đầu và sản phẩm. Thông thường sản phẩm với giá trị Rf khác nhau màu sắc và sự phát quang khác nhau... Dùng sắc kí lớp mỏng để biết được phản ứng xảy ra, không xảy ra, kết thúc phản ứng.
Phương pháp chiết: chiết là quá trình tách và phân li các chất dựa vào quá trình chuyển một chất hòa tan trong một pha lỏng (thường là nước) một pha lỏng khác không hòa tan vào nó (thường là dung môi hữu cơ không hòa tan với nước).
Phương pháp loại bỏ dung môi ở áp suất thấp: Dùng máy cất quay chân không. Sau khi loại bỏ dung môi để thu được chất khô hoàn toàn ta dùng máy hút chân không hút làm khô chất.
Phương pháp sắc kí cột: Nguyên tắc sắc kí cột dựa trên ái lực hấp phụ khác nhau của các chất thử đối với chất hấp phụ để tách các chất riêng ra. Nhưng trong sắc kí cột, chất làm nền cho pha cố định được nhồi trong ống hình trụ và vì thế mà gọi là sắc kí cột.
Phương pháp lựa chọn chất hấp phụ và dung môi chạy cột sắc kí.
Sử dụng các phương pháp xác định cấu trúc hợp chất hữu cơ.
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR): 1H – NMR và 13C – NMR(12h MHz) được đo trên máy Brucker AM500 FT – NMR Spectrometer, Viện Hóa Học, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.