Bảo quản vắc xin trong dây chuyền lạnh

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động bảo quản và cấp phát vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại huyện bàu bàng tỉnh bình dương năm 2014 (Trang 52 - 58)

- Tất cả các vắc xin phải được bảo quản trong dây chuyền lạnh ở nhiệt độ

3.2.1.3Bảo quản vắc xin trong dây chuyền lạnh

Trong hệ thống dây chuyền lạnh, tủ lạnh là một dụng cụ quan trọng để bảo quản vắc xin. Khi sắp xếp vắc xin vào trong tủ lạnh, hòm lạnh, phích vắc xin cần phải thực hiện theo đúng nguyên tắc chung bảo quản vắc xin trong dây chuyền lạnh.

Bảo quản vắc xin trong tủ lạnh tại TTYT huyện

Hình 3.5. Thực hành bảo quản vắc xin trong tủ lạnh tại TTYT huyện

Qua quan sát thực tế cho thấy, Vắc xin và dung môi được để ở khoang chính tủ lạnh. Không để thuốc, hóa chất, bệnh phẩm, thực phẩm và đồ uống trong tủ lạnh bảo quản vắc xin. Không có vắc xin hết hạn sử dụng.

Việc sắp xếp vắc xin hầu như đúng vị trí để tránh làm đông băng vắc xin, nhưng có một số loại vắc cin chưa được sắp xếp theo từng chủng loại với nhau, khoảng cách để khí lạnh lưu thông giữa các hộp còn hạn chế.

Bảo quản vắc xin trong tủ lạnh tại TYT xã

Hình 3.6. Thực hành bảo quản vắc xin trong tủ lạnh tại Trạm y tế

Qua quan sát thực tế, tất cả các tủ lạnh bảo quản vắc xin tại trạm y tế đều đặt vắc xin và dung môi ở khoang chính trong tủ lạnh. Không để thuốc, hóa chất, bệnh phẩm, thực phẩm và đồ uống trong tủ lạnh bảo quản vắc xin. Không có vắc xin hết hạn sử dụng.

Việc sắp xếp vắc xin hầu như đúng vị trí để tránh làm đông băng vắc xin, vắc cin OPV, sởi, BCG để ở giá trên cùng gần khoang làm đá, vắc xin dễ hỏng do đông băng như: VGB, DPT, uốn ván, VGB-Hib để ở giá giữa, dung môi xếp bên cạnh vắc xin hoặc dưới đáy tủ. Khoảng cách để khí lạnh lưu thông giữa các hộp còn hạn chế.

Có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ tủ.

Bảo quản vắc xin khi vận chuyển

Vắc xin từ khi sản xuất tới khi được sử dụng cho đối tượng tiêm chủng được vận chuyển qua rất nhiều nơi. Để đảm bảo chất lượng, vắc xin cần được bảo quản ở nhiệt độ +20C đến +80C trong quá trình vận chuyển.

Vắc xin vận chuyển từ kho tỉnh xuống huyện; từ kho của huyện tới trạm y tế xã hoặc vận chuyển tới điểm tiêm chủng ngoài trạm được bảo quản trong hòm lạnh hoặc phích vắc xin. Trong các thiết bị vận chuyển vắc xin luôn có thiết bị để theo dõi nhiệt độ của vắc xin trong quá trình vận chuyển.

Hình 3.7. Thực hành bảo quản vắc xin khi vận chuyển Bảng 3.19. TYT thực hành bảo quản vắc xin khi vận chuyển

Số

TT Nội dung thực hiện

TYT thực hiện đúng n = 07 Tỉ lệ % TYT không thực hiện đúng n = 07 Tỉ lệ %

1 Có trang thiết bị chuyên dụng 07 100,0 00 00 2 Bình tích lạnh (BTL) có rã đông 04 57,1 03 42,9

3 Sắp xếp BTL đúng quy định 07 100,0 00 00

4 Sắp xếp vắc xin vào hòm lạnh 07 100,0 00 00

5 Nhiệt kế theo dõi vắc xin 07 100,0 00 00

6 Nhiệt độ đúng quy định 05 75,0 02 25,0

7 Vận chuyển ngay sau khi nhận

Nhận xét:

Hàng tháng, TTYT huyện nhận vắc xin từ kho TTYT Dự phòng tỉnh bằng hòm lạnh, trạm y tế nhận vắc xin tại kho TTYT huyện bằng phích vắc xin.

Bình tích lạnh được rã đông lắc nghe thấy tiếng nước óc ách, đặt vào hòm lạnh, phích lạnh để bảo quản vắc cin. Sắp xếp vắc xin và dung môi vào hòm lạnh hoặc phích vắc xin, để nhiệt kế cùng với vắc xin. Để bình tích lạnh lên trên (với hòm lạnh), để miếng xốp lên trên cùng (đối với phích vắc xin). Đóng chặt nắp lại.

Tại thời điểm quan sát và ghi nhận lại, thủ kho vắc xin tại TTYT huyện thực hiện đúng nguyên tắc đóng gói, vận chuyển vắc xin.

100% cơ sở y tế đều có đủ trang thiết bị chuyên dụng để vận chuyển vắc xin, 57,1% cơ sở y tế có rã đông bình tích lạnh trước khi sếp vào phích vắc xin, 75% cơ sở y tế duy trì tốt nhiệt độ bảo quản vắc xin là nhiệt độ luôn đạt từ +20 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C đến +80C trong suốt quá trình vận chuyển.

Sau khi nhận vắc xin, cán bộ y tế TTYT huyện vận chuyển ngay về kho trung tâm, 75% cán bộ y tế TYT vận chuyển ngay về kho TYT.

Bảo quản vắc xin trong buổi tiêm chủng

Bảo quản vắc xin trong buổi tiêm chủng là khâu cuối cùng trước trước khi vắc xin được sử dụng cho đối tượng tiêm chủng. Tại điểm tiêm chủng phích vắc xin được sử dụng để bảo quản vắc xin. Việc sắp sếp vắc xin trong phích vắc xin tại buổi tiêm chủng phải thực hiện đúng theo quy định.

Miếng xốp trong phích vắc xin có những đường rạch nhỏ để cài lọ vắc xin. Trong buổi tiêm chủng, miếng xốp sẽ giữ lạnh cho vắc xin còn nguyên ở dưới và giữ lạnh vắc xin đã mở đang sử dụng ở phía trên.

Do đó tùy vào thời gian của buổi tiêm chủng mà CBYT phải tính toán số lượng vắc xin đủ để thực hiện tiêm chủng.

Hình 3.8. Thực hành bảo quản vắc xin trong buổi tiêm chủng Bảng 3.20. Thực hành bảo quản vắc xin trong buổi tiêm chủng

Số

TT Nội dung thực hiện

TYT thực hiện đúng n = 07 Tỉ lệ % TYT không thực hiện đúng n = 07 Tỉ lệ % 1 Sử dụng phích vắc xin chuyên dụng 07 100,0 00 00

2 Miếng xốp cài đặt vắc xin 07 57,1 03 42,9

3 Sắp xếp vắc xin đúng quy định 07 100,0 00 00

4 Nhiệt độ phích vắc xin 05 71,4 02 28,6

Nhận xét:

100% trạm y tế đều sử dụng phích vắc xin chuyên dụng, miếng xốp để bảo quản vắc xin trong suốt buổi tiêm chủng, cách sắp xếp vắc xin trên miếng xốp đúng quy định.

Nhiệt độ bảo quản vắc xin trong suốt thời gian tiêm chủng phải đạt +20 C

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động bảo quản và cấp phát vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại huyện bàu bàng tỉnh bình dương năm 2014 (Trang 52 - 58)