0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Hậu quả của bệnh viêm ruột ỉa chảy

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÂM SÀNG, VI KHUẨN HỌC VÀ THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM RUỘT TIÊU CHẢY TRÊN MỘT SỐ GIỐNG CHÓ NGHIỆP VỤ PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM LÂM BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG (Trang 34 -38 )

- Viêm ruột mạn tính

2.3.3.4. Hậu quả của bệnh viêm ruột ỉa chảy

Khi các tác nhân tác ñộng vào cơ thể gây bệnh viêm ruột ỉa chảy kéo theo sự thay ñổi hoàn toàn quá trình trao ñổi chất, rối loạn quá trình ñiều hoà, trao ñổi nhiệt,... với hậu quả: mất nước, mất chất ñiện giải, rối loạn cân bằng axit - bazơ. Hậu quả của bệnh phụ thuộc vào quá trình diễn biến của bệnh ở

+ Mt nước do a chy:

Trong cơ thể gia súc nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, nó có vai trò quan trọng trong hầu hết các quá trình sinh hoá, chu chuyển trao ñổi chất, hoạt ñộng của các chất ñiện giải...

Khi gia súc bị viêm ruột, có thể giảm hấp thụ nước trong thức ăn, tính mẫn cảm của ruột tăng, nhu ñộng ruột tăng nhiều lần kèm theo sự mất nước do dịch tiêu hoá tiết ra, có thể tăng 80 lần so với bình thường.

Ỉa chảy mất nước kèm theo mất kiềm (trong dịch ruột, dịch tuỵ) làm cơ

thể nhiễm toan nặng. Mất nước làm rối loạn tuần hoàn, rối loạn chuyển hoá, tụt huyết áp, thậm chí không bài tiết còn gây ñộc nặng dẫn tới suy sụp toàn thân (Tạ Thị Vịnh (1996)) [24].

Theo Vũ Triệu An và cộng sự [1] thì tuỳ theo trường hợp ỉa chảy gây nên những thể mất nước khác nhau, có thể phân loại mất nước thành 3 thể:

- Mất nước ưu trương: do khu vực ngoại biên thể tích nước giảm, ñậm

ñộ muối tăng làm quá trình thẩm thấu nước từ nội bào chuyển ra ngoại bào. - Mất nước ñẳng trương: quá trình mất nước và ñiện giải là tương

ñương.

- Mất nước nhược trương: nước mất ít hơn muối, do ngoại bào lượng muối mất nhiều dẫn tới ñộñậm muối giảm kèm theo thể tích nước ngoại bào giảm, nước chuyển từ ngoại bào vào nội bào giảm.

+ Ri lon cân bng ñin gii:

Trong cơ thể gia súc khoẻ mạnh quá trình cân bằng nước và ñiện giải là hằng ñịnh, mặc dù có sự thay ñổi lớn giữa lượng nước nhận vào cơ thể qua thức ăn, nước uống và thải qua nước tiểu, tuyến mồ hôi, hơi thở... Sự cân bằng này là do các ion Na+, K+, Cl+ và axit cacbonic ñảm nhiệm chính.

Ion Na+, K+ có dòng chuyển ngược chiều nhau, Na+ chủ yếu ở khu vực ngoài tế bào có liên quan chặt chẽ với ion Cl+, HCO-3 trong cân bằng axit - bazơ, nó có vai trò quan trọng trong duy trì áp lực thẩm thấu liên quan ñến trao ñổi nước trong cơ thể. Lượng Na+ tăng hoặc giảm dẫn ñến quá trình trao

ñổi nước thay ñổi và hậu quả làm cơ thể phù hoặc mất nước.

Do ion K+ trong cơ thể tồn tại chủ yếu trong nội bào (98%) ở dạng kết hợp với Albumin hoặc các photpholipit. Ion K+ có khả năng chuyển từ nội bào ra ngoại bào khi tình trạng cơ thể ở trạng thái toan và ngược lại ion K+ chuyển từ ngoại bào vào nội bào khi cơ thể trúng ñộc kiềm.

Theo Hồ Văn Nam và cs (1997) [12] cho rằng viêm ruột ỉa chảy bao giờ cũng có sự thiếu hụt K+, Na+ và gây tình trạng nhiễm toan.

+ Ri lon cân bng axit - bazơ:

Các phản ứng chuyển hoá trong cơ thể cũng như hoạt ñộng sống của tế

bào luôn luôn ñòi hỏi pH của môi trường hằng ñịnh. Trong khi ñó các quá trình chuyển hoá luôn tạo ra axit: axit pyruvic, axit lactic, axit anhydric, axit cacbonic, có xu hướng chuyển pH về phía axit ñể duy trì pH trong phạm vi 4,7 ± 0,05. Cơ thể phải tự có quá trình kiềm hoá ñể trung hoà ñộ axit nhờ sự

hoạt ñộng của hệ thống ñệm phổi và thận (Vũ Triệu An và cs 1987 [1], David McClugage 2005[28], Tạ Thị Vịnh 1991[24]).

Hệñệm ñược hình thành hoàn toàn ngay trong những tháng ñầu tiên sau khi gia súc sinh ra. Nó gồm có những ñôi ñệm trong huyết tương và hồng cầu.

Những ñôi ñệm trong huyết tương

H2CO3 H protide NaH2PO4 NaHCO3 Na - protide Na2PO4

Những ñôi ñệm trong hồng cầu KHCO3 H2CO3 K2HPO4 KHPO4 KHb HHb KHbO2 HHbO2

Axit hữu cơ gồm: axit lactic, axit pyruvic và các axit yếu khác. Trong những ñôi ñệm thì quan trọng hơn cả là ñôi ñệm

NaHCO3 H2CO3 do NaHCO3 quyết ñịnh sự trung hoà axit trong máu.

Trong thực tế, việc ñánh giá các rối loạn toan, kiềm dựa vào sự thay ñổi trong hệ thống Bicacbonat - axit cacbonic, là hệ ñệm chủ yếu của dịch ngoại bào. Việc ño ñệm bicacbonat huyết tương sẽ cung cấp thông tin hữu ích về hệ ñệm toàn thân. Phương trình Henderson - Hasselbalch ñánh giá mối quan hệ

giữa các thành phần trong hệñệm Bicacbonat: pH = pK + lg 3 2 3 CO H HCO

pK của axit cacbonic là 6,1: [H2CO3] ñược tính bằng: α, β CO2 trong ñó

α là khả năng hoàn toàn của cacbondioxit (CO2) trong các dịch thể.

Qua phương trình Henderson - Hasselbalch, nếu lượng axit vào máu nhiều, các ñôi ñệm trung hoà không hết, lượng dự trữ kiềm trong máu giảm xuống khác thường thậm chí phản ứng máu thiên về toan, trường hợp này gọi là trúng ñộc toan. Nhưng khi lượng kiềm vào máu nhiều, hệ ñệm không ñủ

năng lực phản ứng hết OH- lúc này có thể trúng ñộc kiềm.

Dù là nhiễm ñộc toan hay kiềm ñều làm phản ứng máu vượt khỏi phạm vi bình thường và gây ảnh hưởng xấu ñến hoạt ñộng sống của mô bào, tác

ñộng của các men và gây rối loạn quá trình sinh lý của cơ thể. Axit hữu cơ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÂM SÀNG, VI KHUẨN HỌC VÀ THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM RUỘT TIÊU CHẢY TRÊN MỘT SỐ GIỐNG CHÓ NGHIỆP VỤ PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM LÂM BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG (Trang 34 -38 )

×