- BMA JSC phải luôn nằm trong trạng
e. Chính sách xúc tiến thương mạ
3.1.2. Những hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được và những ưu điểm kể trên, công ty BMA JSC vẫn còn tồn tại những hạn chế trong triển khai chiến lược kinh doanh
- Chưa có tầm nhìn cụ thể về chiến lược của doanh nghiệp trong tương lai, doanh nghiệp sẽ trở thành gì. Doanh nghiệp gần như hoạt động trong hiện tại với các mục tiêu doanh số, thị trường, mà không có tầm nhìn việc doanh nghiệp sẽ định vị trong lòng khách hàng như thế nào. Trách nhiệm của người lãnh đạo cao nhất đồng thời là người đề ra các dự án, mục tiêu phát triển, thường là một người kiêm nhiệm nhiều việc. Tổng giám đốc vừa là người lãnh đạo điều hành, vừa là người xác định dự án. Quyết định đôi khi dựa trên cảm tính, mà chưa thực sự xuất phát từ thực trạng doanh nghiệp kết hợp điều kiện thị trường.
- Chưa có bộ phận chuyên trách về xây dựng - triển khai chiến lược kinh doanh. Như đã phân tích doanh nghiệp từ các phần trên ta thấy, doanh nghiệp không có phòng ban chuyên trách về quản trị dự án, đồng nghĩa với điều đó với mỗi thời kỳ triển khai chiến lược kinh doanh, công việc này thường do quyết định chủ quan của riêng Tổng giám đốc. Ban lãnh đạo đề ra phương hướng, mục tiêu, giải pháp và kế hoạch sản xuất, phổ biến đến các phòng ban, đưa ra chính sách thực hiện chiến lược. Tính sáng tạo trong triển khai chiến lược còn thấp.
- Chưa xác lập được chiến lược tối ưu và kế hoạch hành động phù hợp nhất để triển khai chiến lược đó. Không riêng gì BMA JSC mà hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đều có những chiến lược chung chung trong hoạt động kinh
doanh hiện tại. Những chiến lược ấy gần như xuất phát từ mục tiêu doanh thu là chủ yếu. Doanh nghiệp không đủ quy mô về vốn và tài chính để có thể nhìn xa hơn, không chấp nhận cái thiệt trước mắt mà chỉ cần cái lợi trước mắt. Điều đó khiến cho Doanh nghiệp không biết xác định chiến lược nào là tối ưu nhất trong chu kỳ hoạt động kinh doanh của ngành, trong giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
- Hệ thống thông tin: tuy rằng cơ cấu tổ chức của công ty đơn giản, gọn nhẹ nhưng vẫn nhiều lúc diễn ra tình trạng thông tin chậm, đôi khi chưa chính xác đến từng cá nhân trong công ty. Việc áp dụng hệ thống chính sách nhiều lúc chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách đề ra để thực hiện mục tiêu nhưng lại không có quy định rõ ràng trong thưởng phạt khi cá nhân, phòng ban đó có hoàn thành nhiệm vụ hay không.
- Đội ngũ nhân lực: vì BMA JSC là một trong những doanh nghiệp vừa và nhỏ nên không thể tránh khỏi một số hạn chế vốn là ngẫu nhiên, một trong những điều này là quy mô, nguồn lực yếu. Vì tài chính yếu, do đó đội ngũ nhân lực cũng chỉ được xây dựng ở một mức độ nào đó. Với đội ngũ nhân lực mỏng, đôi khi lượng công việc nhiều đòi hỏi một người phải kiêm nhiệm nhiều việc.
- Trong công tác đãi ngộ còn nhiều hạn chế, công ty chưa xây dựng được chính sách đãi ngộ nhân lực hoàn thiện. Đến năm 2013 công ty mới bắt đầu trích lập quỹ khen thưởng cho cán bộ nhân viên. Nhân viên làm việc có hiệu quả, có thành tích cao sẽ được thưởng bằng tài chính (tiền) mà chưa chú trọng việc đãi ngộ phi tài chính chẳng hạn như thưởng ngày nghỉ, cơ hội phát triển nghề nghiệp cho họ hay thăng tiến. Mặc dù, công ty cũng chú ý việc đưa những người giỏi lên lãnh đạo, làm trưởng bộ phận nhưng việc này vẫn rất hạn chế. Vì với một công ty quy mô nhỏ như BMA JSC thì việc điều chuyển hay thăng tiến cho nhân sự là rất ít. Bên cạnh đó, vì nguồn tài chính bị hạn chế nên đãi ngộ bằng tài chính cũng chưa thực sự hợp lý. So với những công ty khác trong cùng lĩnh vực thì mức lương thưởng của công ty đưa ra cho nhân viên vẫn còn thấp.
- Chức năng tổ chức: Vì công ty có quy mô nhỏ và việc tổ chức bộ máy làm việc theo chức năng nên việc thực hiện các chức năng quản trị (hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát) khá thuận lợi, tuy nhiên vẫn còn tồn tại hạn chế ở chức năng tổ chức. Đôi lúc quyền hạn và trách nhiệm chưa đi cùng với nhau, dẫn đến một số bất cập trong quản lý.