0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ ĐẤT Ở TẠI ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 35 -35 )

3.3.1. Thu thp s liu th cp

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc - Tình hình quản lý và sử dụng đất tại thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc - Bảng giá đất tại thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

- Tham khảo Luật Đất đai 2003 và các nghị định, thông tư liên quan đến giá đất và các quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc quy định về giá đất trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

3.3.2. Thu thp s liu sơ cp

- Điều tra giá đất theo tuyến đường. Chọn 11 tuyến và điều tra theo nhóm đường.

+ Nhóm đường, phố trung tâm: Bao gồm 4 đường, phố: đường Trần Hưng Đạo, đường Sóc Sơn, đường Trưng Trắc, đường Trưng Nhị.

+ Nhóm đường, phố cận trung tâm: Bao gồm 4 đường, phố: đường Lưu Quý An, đường Xuân Thủy, đường Hoàng Quốc Việt, phố An Dương Vương.

+ Nhóm đường, phố xa trung tâm: Bao gồm 3 đường, phố: phố Nguyễn Văn Trỗi, phố Lý Tự Trọng, phố Chùa Cấm.

- Điều tra, phỏng vấn ngẫu nhiên 43 hộ gia đìnhvề các yếu tố tác động đến giá đất trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Phỏng vấn một số người dân có tri thức cao và còn có sự tham vấn ý kiến của Cán bộ địa chính tại địa phương.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

4.1.1. Điu kin t nhiên ti th xã Phúc Yên, tnh Vĩnh Phúc

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Phúc Yên nằm ở phía Đông của tỉnh Vĩnh Phúc, có tổng diện tích tự nhiên 12.013,05 ha; chiếm 9,72% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Thị xã có vị trí địa lý từ 105022’ đến 105041’ vĩ độ Bắc, từ 21022’ đến 21035’ độ kinh Đông và có ranh giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; - Phía Đông giáp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội; - Phía Nam giáp huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội; - Phía Tây giáp huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Thị xã có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 6 phường (Xuân Hòa, Đồng Xuân, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Hùng Vương, Phúc Thắng) và 4 xã (Cao Minh, Nam Viêm, Tiền Châu, Ngọc Thanh).

Thị xã thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng, là một trong những đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội, là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, thể dục thể thao, là trung tâm kinh tế công nghiệp - dịch vụ quan trọng của tỉnh và là một đầu mối giao thông của vùng phía Bắc và quốc gia. Trong xu thế phát triển hiện nay, thì vị trí của thị xã có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập. [8]

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thị xã Phúc Yên có địa hình đa dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam phần diện tích đồng bằng tập trung ở các xã Nam Viêm, Tiền Châu và ở các phường Trưng Trắc, Hùng Vương, Phúc Thắng phần địa hình đồi núi tập trung ở các xã Ngọc Thanh, Cao Minh, và phường Xuân Hòa, Đồng Xuân.

4.1.1.3. Khí hậu

Thị xã Phúc Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23o

C - 23,5oC; nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 39oC và tháng lạnh nhất là 10o

C.

- Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.646 giờ, tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 7 với 195 giờ.

- Tổng lượng mưa trung bình năm là 1.650 mm; lượng mưa không đồng đều trong năm, thường tập trung từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm, tháng 8 có lượng mưa trung bình lớn nhất là 310 mm.

- Độ ẩm không khí trung bình năm từ 84-86%, cao nhất 86-87% (tháng

4), thấp nhất 79 - 80% (tháng 2).

- Gió có 2 hướng chủ yếu là gió Đông - Nam (thổi từ tháng 4 đến 9) vận tốc gió trung bình là 2,4 m/s; gió Đông Bắc (thổi từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau) thường kéo theo không khí lạnh và sương muối gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân.

Nhìn chung khí hậu của thị xã khá thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt; tuy nhiên do địa hình của thị xã có đồi núi cao nên khí hậu cũng có sự chi phối của khí hậu vùng cao (chủ yếu ở khu vực xã Ngọc Thanh).

4.1.1.4. Thủy văn

Chế độ thuỷ văn của thị xã Phúc Yên chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ nước của hệ thống sông Cà Lồ, hồ Đại Lải, sông Bá Hanh. Chỉ tính riêng khu vực thị xã thì việc điều tiết nước cho sản xuất và sinh hoạt luôn đảm bảo trong cả 2 mùa: Mùa Đông và mùa Hè.

- Sông Cà Lồ là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu cho thị xã thông qua các trạm bơm đồng thời là hệ thống tiêu thoát nước quan trọng cho sản xuất nông nghiệp.

- Sông Bá Hanh bắt nguồn từ suối Nhảy Nhót nằm giữa xã Trung Mỹ huyện Bình Xuyên và xã Ngọc Thanh thị xã Phúc Yên sau đó nhập vào sông Cánh và đổ vào sông Cà Lồ.

- Hồ Đại Lải có diện tích khá lớn (trên 500 ha), nằm ở vùng đồi núi thuộc xã Ngọc Thanh và Cao Minh do vậy ngoài tác dụng điều tiết khí hậu, nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất, hồ Đại Lải cùng với các điều kiện môi trường và sinh thái xung quanh góp phần tạo nên điều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng.

- Ngoài ra trên địa bàn thị xã còn có các đầm như đầm Rượu và các hồ nhỏ... có tác dụng cung cấp nước và điều hòa môi trường sinh thái trong khu vực. [8]

4.1.2. Tình hình phát trin kinh tế - xã hi ti th xã Phúc Yên, tnh Vĩnh Phúc

4.1.2.1. Kết quả đạt được

Kinh tế trên địa bàn thị xã tiếp tục phát triển ổn định, công tác thu chi ngân sách nhà nước thực hiện đạt hiệu quả, chính quyền và các ban ngành của thị xã đã chỉ đạo thực hiện tốt các biện pháp tăng thu, tiết kiệm chi, đẩy mạnh sản xuất, góp phần ổn định giá cả thị trường. Phúc Yên còn có nhiều lợi thế khác mà các địa phương trong tỉnh không có được đó là hệ thống các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, trung học dạy nghề, đây chính là nơi cung cấp nguồn lao động dồi dào cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn; hệ thống các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư hoạt động có hiệu quả đáp ứng nhu cầu lưu thông tiền tệ phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã; hệ thống bưu chính viễn thông không ngừng lớn mạnh và phát triển đáp ứng mọi nhu cầu của các nhà đầu tư. Đây là những lợi thế để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Phúc Yên, đưa Phúc Yên trở thành địa chỉ hấp dẫn, đáng tin cậy của các nhà đầu tư. Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã, Phúc Yên đã thu hút được 222

doanh nghiệp giải quyết được hàng nghìn lao động của địa phương, có đóng góp đáng kể vào ngân sách của Nhà nước. Đưa giá trị công nghiệp của thị xã không ngừng tăng trưởng, bình quân hàng năm là 18,6%, chiếm 85% cơ cấu kinh tế của địa bàn.

Qua đây có thể thấy hoạt động sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp của thị xã những năm qua ổn định và tiếp tục tăng trưởng. Đặc biệt thể hiện chính sách ưu đãi, quan tâm của Đảng bộ thị xã với các doanh nghiệp là rất tốt cho dù doanh nghiệp (DDI) hay doanh nghiệp (FDI) đều được hưởng những ưu đãi như nhau. Sự thành công của hai trong hàng trăm doanh nghiệp khác đóng trên địa bàn đã khẳng định Đảng bộ và nhân dân thị xã Phúc Yên luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư đến với Phúc Yên và Phúc Yên luôn mở rộng cánh cửa đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

4.1.2.2. Thực trạng và xu thế phát triển đô thị

Từ ngày tái thiết lập tỉnh (ngày 1/1/1997) Phúc Yên là một trong những trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa xã hội lớn nhất của tỉnh Vĩnh Phúc. Với hệ thống hạ tầng kiến trúc ngày càng hoàn thiện, tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng và ổn định, thị xã Phúc Yên đã thực sự thay đổi.

Có một thực tế rất dễ nhận biết rằng, cùng với uy tín, vị thế của tỉnh Vĩnh Phúc trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, trong sự tăng cao chỉ số hấp dẫn đầu tư trong thang mục xếp hạng cả nước, chỉ trong thời gian ngắn, nhờ những đổi mới hết sức sáng tạo và quyết liệt - thị xã, Phúc Yên anh hùng với những nỗ lực và sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo thị xã trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 02/NQ-TW (ngày 11/7/2001) của Ban thường vụ tỉnh Vĩnh Phúc, các nghị quyết đại hội Đảng các cấp và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thị xã Phúc Yên giai đoạn 2010 - 2015 đạt được kết quả khá toàn diện.

Ngay sau khi Ban thường vụ tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 04 ngày 18/05/2007 về việc đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2007 - 2010, thị xã đã tập trung thực hiện theo chỉ đạo của cấp tỉnh. Sau gần hai năm thực hiện, kết quả công tác cải cách hành chính trên địa bàn thị xã đã có nhiều chuyển biến tích cực, tạo bước chuyển rõ rệt trên cả năm lĩnh vực của công tác cải cách: cải cách thể chế và thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy; đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công và hiện đại hoá nền hành chính.

Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, trên địa bàn thị xã đã có bước biến chuyển mạnh mẽ về nhận thức và hành động, xuất hiện nhiều tấm gương sáng của tập thể, cá nhân học tập và làm theo đạo đức cao đẹp của Bác Hồ.

Trong chỉ đạo, Đảng bộ quán triệt chủ trương, nghị quyết của Trung ương và Tỉnh uỷ, quan tâm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng các cấp, lấy lãnh đạo phát triển kinh tế là trung tâm, coi công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt, gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

4.1.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng

* Giao thông

- Giao thông đường bộ

+.Đường sắt:

Đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đoạn đi qua địa bàn thị xã dài 3,4 km, có ga Phúc Yên là ga hành khách và hàng hóa dài 400 m, rộng 50 m.

+. Quốc lộ:

+ Quốc lộ 2: Đoạn đi qua thị xã có chiều dài 5,92 km, đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, mặt đường được trải nhựa rộng 7 m.

+ Quốc lộ 23: Đoạn đi qua thị xã dài 2,3 km, đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, mặt đường nhựa rộng 5,5 m.

Đường quốc lộ 2 đi làng Mới và đường Xuyên Á đi qua địa bàn thị xã đang được triển khai thực hiện. [8]

+.Các tuyến đường đô thị:

Các tuyến đường đô thị quan trọng trong thị xã đã được xây dựng như Đường Lê Quang Đạo, đường Phạm Văn Đồng, đường Nguyễn Văn Linh, đường Đại Lải - Lập Đinh đi Sóc Sơn và đi Thái Nguyên, đường từ đập tràn Uỷ ban nhân dân xã Ngọc Thanh đi Thanh Cao, đường đèo Nhe đi đèo Khế và đường Lập Đinh đi An Thịnh ở xã Ngọc Thanh. Ngoài ra còn có gần 100 km đường giao thông nội thị và giao thông nông thôn.

+. Bến, bãi đỗ xe:

Bến, bãi đỗ xe có diện tích 0,2 ha ở Trung tâm thị xã, cạnh quốc lộ 2. Với diện tích hiện có như hiện nay là quá hẹp, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng, cần phải được mở rộng hoặc quy hoạch mới để đáp ứng nhu cầu sử dụng.

* Thủy lợi

Năm 2014 đã đầu tư nâng cấp kênh tưới ở xã Cao Minh, Nam Viêm, Ngọc Thanh trị giá 3 tỷ đồng; tu bổ nạo vét kênh trạm bơm Tiền Châu, Đồi Cấm, kênh Hồ Đại Lải và sửa chữa các trạm bơm tưới của Phúc Thắng với tổng kinh phí 1,2 tỷ đồng; nạo vét một số kênh mương để chống úng với số tiền 60 triệu đồng. Tuy nhiên công tác xây dựng các công trình thủy lợi còn chậm, nhiều xã, phường không có vốn đối ứng để triển khai.

- Cấp nước:

Hệ thống cấp nước sinh hoạt cho thị xã được lấy từ các nguồn chủ yếu sau: Khu vực thị trấn Phúc Yên lấy nguồn cung cấp nước từ các giếng khoan (G1-G2-G3) ở khu vực phía Bắc và Tây Bắc thị trấn trên khu ruộng lúa xã Tiền Châu; hệ thống cấp nước được xây dựng từ năm 1972 với công suất thiết kế 3.600 m3/ngày đêm.

Khu vực phường Xuân Hòa đã xây dựng hệ thống cấp nước từ năm 1974, nguồn nước lấy từ hồ Đại Lải với công suất thiết kế 15.000 m3

/ngày đêm. Do nguồn nước cấp không đảm bảo trữ lượng nên hệ thống này đã bị xuống cấp, vì vậy năm 1989 hệ thống cấp nước khác được xây dựng, lấy nguồn nước ngầm tại khu vực Cầu Khả Do với công suất thiết kế 3.500 m3/ngày đêm.

- Khu du lịch Đại Lải năm 1998 - 1999 đã lắp đặt hệ thống ống dẫn bằng gang 200 mm từ trạm bơm tăng áp Xuân Hòa đến khu 3C (khu Lão thành cách mạng) để cung cấp nước cho khu vực này.

Trong năm 2014 mặc dù nguồn điện không ổn định, một số tuyến ống dẫn bị xuống cấp, rò rỉ nhưng việc cung cấp nước sạch vẫn cố gắng duy trì ổn định. Sản lượng nước sạch đạt 5,32 triệu m3 nước sạch, phục vụ được 61% dân số thị xã, tăng 2,89% so với năm 2009, doanh thu đạt 31,8 tỷ đồng.

Để đảm bảo nguồn nước phục vụ cho khu vực thị xã, dự án cải tạo và mở rộng hệ thống cấp nước với công suất giai đoạn đầu là 20.000 m3

/ngày đêm đã cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng; đến năm 2020 sẽ nâng công suất lên là 50.000 m3/ngày đêm.

- Hệ thống thoát nước:

Hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt chưa có đường dẫn riêng, nước thải sinh hoạt qua xử lý sơ bộ được chảy vào hệ thống thoát nước chung và đổ ra sông, ao hồ...; nước thải của các nhà máy, trường học, bệnh viện... đã được xử lý theo quy định rồi xả trực tiếp vào hệ thống thoát ra bên ngoài. Chính vì vậy vấn đề vệ sinh môi trường nước mặt bị ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp chưa được xử lý triệt để.

* Giáo dục và đào tạo

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục được chăm lo; chất lượng giáo dục được nâng lên. Các nguồn lực phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo ngày càng tăng; quy mô các ngành học, bậc học tiếp tục ổn định và phát triển, trong đó:

- Bậc hc mm non:

Toàn thị xã có 12 trường mẫu giáo, trong đó có 01 trường công lập và 11 trường bán công với 127 lớp học. Năm 2014, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ có nhiều tiến bộ; tỷ lệ trẻ bán trú đạt 100%; số trẻ kênh A tăng đạt 95%; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng chỉ còn 6,5%.

- Bậc tiu hc:

Bậc Tiểu học trên địa bàn thị xã có 15 trường với 220 lớp học và 5.999 học sinh; đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên có 412 người (tỷ lệ giáo viên/lớp là 1,58). Chất lượng văn hóa các môn đánh giá bằng điểm. Năm 2014, học lực khá, giỏi các khối chiếm tỷ lệ cao trên 80%; các môn đánh giá bằng nhận xét 100% đạt

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ ĐẤT Ở TẠI ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 35 -35 )

×