Đấu tranhchống quân tưởng và bọn phản cách mạng

Một phần của tài liệu Giáo án sử 9 (Trang 85 - 86)

và bọn phản cách mạng .

- Trong lúc chúng ta kháng chiến ác liệt ở miền Nam, hơn 20 vạn quân Tưởng và bọn “ Việt Quốc”, “ Việt Cách” chống phá ta ở miền Bắc.

+ Chúng đòi ta phải mở rộng Chính phủ.

+ Gạt những Đảng viên cộng sản ra khỏi chính phủ Lâm thời.

- Ta đã mở rộng Chính phủ nhượng cho chúng 70 ghế trong Quốc hội và một số ghế bộ trưởng.

- Nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi kinh tế.

- Chính phủ ban hành một số sắc lệnh trấn áp bọn phản cách mạng , thẳng tay trừng trị bọn ngoan cố.

Trong lúc này, chúng ta không muốn cùng 1 lúc đánh 2 kẻ thù là Pháp và Tưởng, lực lượng ta còn non yếu. Cho nên với sách lược khôn khéo, Đảng ta đã chủ trương “Hòa hoãn với Tưởng”, tránh đụng độ, giao thiệp thân thiện với chúng để tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam. Cho nên ta phải nhượng bộ 1 số yêu sách của Tưởng và bọn“ Việt Quốc”, “ Việt Cách”.

Hoạt động 3:

Em hãy trình bày hoàn cảnh của chúng ta kí Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946?

HS: - Sau khi thực dân Pháp chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ chúng chuẩn bị tấn công ra Bắc để thôn tính cả nước ta.

- Để tránh đụng độ với cuộc kháng chiến của nhân dân ta, Pháp – Tưởng đã thỏa thuận với nhau trong hiệp ước Hoa Pháp (28/2/1946).

- Với Hiệp ước này,Tưởng được Pháp trả lại 1 số tô giới của Pháp ở TQ và đường xe lửa Vân Nam.

- Được vận tải hàng hóa qua cảng Hải Phòng vào Hoa Nam.

- Ngược lại về phía Pháp, được Tưởng cho phép quân Pháp ra miền Bắc

giải giáp quân Nhật thay Tưởng.

- Trước tình thế đó, ta chủ trương chủ động đàm phán với Pháp để nhanh chóng đuổi 20 vạn quân Tưởng về nước, tranh thủ thời gian hòa hoãn để chuẩn bị lực lượng kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp.

Em hãy trình bày nội dung Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946?

HS: - Chính phủ Pháp công nhận nước VNDCCH là 1 nước tự do, có Chính phủ, nghị viện, quân đội, tài chính riêng nằm trong khối liên hiệp Pháp.

- Chính phủ VNDCCH thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay thế quân Tưởng trong vòng 5 năm, mỗi năm rút 1/5 số quân ấy về nước.

Hai bên thực hiện ngưng bắn ở Nam Bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đàm phán chính thức ở Paris.

Sau Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946, thái độ của Pháp

Một phần của tài liệu Giáo án sử 9 (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w