- Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nổ ra tháng 9/2008 đang chồng chất lên vai các quốc gia gánh nặng nợ nần do họ phải đi vay để chi tiêu và cứu trợ kinh tế Hy Lạp
3.3.5. Cân có cái nhìn đánh giá chính xác kịp thời về tính hình nợ công
Mức nợ công, nhất là nợ nước ngoài của Việt Nam đã tiếp cận giới hạn chịu đựng của nền kinh tế so với khả năng trả nợ, vì rõ rằng đã ở chấp chới dưới mức cảnh báo an toàn của WB như trên đã nêu; vấn đề càng nhạy cảm hơn trong bối cảnh khủng hoảng nợ công đang bao phủ toàn cầu và đe dọa nhấn chìm nền kinh tế thế giới vào vòng xoáy khủng hoảng tồi tệ mới vô tiền khoáng hậu... Cần nhận thức rõ rằng, nếu khủng hoảng nợ công xảy ra, Việt Nam sẽ phải tự mình vượt qua mà khó trông cậy vào sự cứu trợ từ các chủ nợ, các khối kinh tế hay tổ chức tài chính khu vực và quốc tế như chuyện của EU hiện tại.
Cùng với đó, Việt Nam cần nhanh chóng chuẩn hóa hệ thống thống kê nợ công theo thông lệ quốc tế để nắm bắt được thực chất vấn đề nợ công hiện nay và chiều hướng sắp tới; tăng cường thể chế quản lý và giám sát nợ công, hình thành cơ quan quản lý nợ công thống nhất; về trung và dài hạn, tăng cường tính bền vững của nợ công phải gắn với quá trình tái cơ cấu đầu tư công, tài chính công và tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước để giảm bớt gánh nặng ngân sách; thay đổi quan điểm tiếp cận tính bền vững nợ công theo hướng chất lượng chính sách và thể chế phát triển sẽ quyết
định năng lực trả nợ của một quốc gia; thay đổi cơ cấu nợ công theo hướng bền vững; phát triển nội lực nền kinh tế.
KẾT LUẬN
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng, nợ công vẫn thật sự cần thiết cho nền kinh tế mọi quốc gia. Bài toán về nợ công vốn phức tạp và hiệu ứng của nó vẫn luôn là khó
lường, chính vì vậy mỗi quốc gia cần phải đánh giá đúng quy mô, năng lực của mình để có thể hấp thụ một luồng vốn tín dụng tương ứng, để từ đó chủ động nhận thức, kiểm soát, quản lý việc vay- sử dụng nợ một cách hợp lý cả trong ngắn hạn và dài hạn, đảm bảo khả năng thanh toán và xử lý các vấn đề phát sinh từ nợ công một cách hiệu quả, giảm thiểu các tác động tiêu cực, giữ vững sự ổn định và phát triển nền kinh tế.
Qua quá trình tìm hiểu và học hỏi, em đã gặt hái được nhiều kinh nghiệm cho bản thân và biết vận dung tốt hơn những kiến thức trên giảng đường để hiểu sâu hơn đề tài em nghiên cứu.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn Ths. Sử Thị Thu Hằng đã chỉ dẫn tận tình trong quá trình hoàn thành bài đề án chuyên ngành này