Tình hình trả công nợ giai đoạn 2006 đến

Một phần của tài liệu Nợ công và sự tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2006-2013 (Trang 31 - 35)

- Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nổ ra tháng 9/2008 đang chồng chất lên vai các quốc gia gánh nặng nợ nần do họ phải đi vay để chi tiêu và cứu trợ kinh tế Hy Lạp

2.1.3.Tình hình trả công nợ giai đoạn 2006 đến

Từ năm 2006 đến nay, tình hình trả nợ công của Việt Nam không ổn định và hầu như không có sự gia tăng đáng kể về giá trị, trung bình hàng năm Việt Nam dành ra trên 3,5% GDP để chi trả nợ và viện trợ. Tỷ lệ trả nợ/tổng nợ công giảm dần qua các năm, từ 9,09% năm 2006 xuống còn 6,53% năm 2010. Trong khi đó, quy mô của các khoản nợ công ngày càng tăng lên với tốc độ nhanh chóng.

Tổng trả nợ trong kỳ 764.51 885.9 1,103.88 1,290.94 6,547.07 7,485.76 10,215.77 Trả nợ gốc trong kỳ 435.51 504.83 679.49 806.56 4,570.34 5,236.11 6,422.21 Trả lãi và phí 329 381.07 424.39 484.38 1,976.73 2,249.65 3,793.56

Nguồn: Bản tin nợ số 7, tháng 7/2011 và số 2 năm 2013, Bộ Tài chính Bảng 2.2: Tình hình trả nợ công giai đoạn 2006-2013. Đvt: tỷ VNĐ 2.1.4. Thực trạng quản lý nợ công của chính phủ

Về mặt pháp luật, cho đến năm 2010, Việt Nam mới bắt đầu có Luật quản lý nợ công. Tuy nhiên, nhiều điều khoản trong Bộ luật này lại liên quan đến các văn bản pháp lý khác, như Luật Ngân sách Nhà nước cùng các hàng loạt các nghị định và thông tư khác, dẫn đến cơ chế quá cồng kềnh và chồng chéo trong việc thực thi. Ngoài ra, Luật quản lý nợ công Việt Nam cũng không hề đề cập đến chiến lược vay nợ và quản lý một cách rõ ràng, mà chỉ đưa ra một quy định chung chung không rõ ràng, cụ thể như Chính phủ phải trình Quốc hội quy định các chỉ tiêu an toàn về nợ, mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn 5 năm. Rõ ràng khoảng thời gian 5 năm là quá lâu để làm minh bạch hóa những thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề tài khóa và nợ công của Việt Nam.

Về mặt thống kê, Việt Nam cũng chưa có được một hệ thống thống kê điển hình nhằm quản lý về ngân sách nhà nước và nợ công Việt Nam. Những số liệu mà Bộ Tài chính đưa ra chỉ là những con số tổng hợp về từng khoản lớn, chứ chưa hề được phân chia thành nhiều khoán nhỏ cũng như ghi rõ sự chung chuyển giữa Chính phủ và các tổ chức công như khuyến nghị của IMF. Các số liệu về nợ công cũng rất thiếu, chưa có một nguồn số liệu cụ thể nào. về các số liệu quan trọng về nợ nước ngoài, nguồn đáng tin cậy nhất được lấy từ các bản tin nợ nước ngoài của Bộ Tài chính trong vài năm trở

lại đây. Tuy nhiên, bản tin này chỉ mang tính chất thống kê thuần túy, chưa đưa ra được những thông tin cần thiết về rủi ro của Việt Nam, đặc biệt số liệu dự đoán cho năm tiếp theo không hề được đưa ra, giống như những số liệu dự toán ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, bản tin này có vẻ như không được cập nhật thường xuyên, bằng chứng là đã bước sang quý 4 năm 2012 nhưng bản tin phản ánh những số liệu năm 2011 vẫn chưa được đưa ra. Do bản tin năm 2010 cũng đã thiếu nhũng số liệu dự toán cho năm kế tiếp, nên đến thời điểm hiện tại vẫn không hề có một số liệu nào có thể tin cậy được về nợ nước ngoài của Việt Nam năm 2011.

Về mặt kiểm toán các hoạt động vay nợ của Chính phủ cũng như các chính quyền địa phương, Luật quản lý nợ công cũng chỉ quy định chung chung về việc được thực hiện bởi Kiểm toán Nhà nước hoặc kiểm toán độc lập. Trong khi đó, trách nhiệm cụ thể cho Kiểm toán Nhà nước hay các tổ chức kiểm toán độc lập lại không hề được đề cập.

Có thể thấy, việc quản lý nợ công Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế so với nhiều quốc gia trên thế giới theo khuyến nghị của IMF. Trách nhiệm giải trình của các cơ quan Chính phủ vẫn chưa rõ ràng, mặc dù đã được quy định trong Luật quản lý nợ công nhưng lại không có một cơ chế giám sát, khiến cho chất lượng minh bạch và công khai thông tin tài khóa vẫn chưa đạt yêu cầu. Dựa trên phân tích về cây nhị phân cũng như các kịch bản xấu mà Việt Nam có thể gặp phải, việc xây dựng minh bạch và sát sao các chỉ tiêu này sẽ là thực sự cần thiết trong công tác đánh giá và có những điều chỉnh phù họp. Mặc dù hiện nay Việt Nam vẫn đang ở vùng an toàn, nhưng việc phòng ngừa những rủi ro trong tương lai cần phải được thực hiện sớm nhằm phòng ngừa những biến động bất thường có thể xảy ra trong tương lai, hoặc do sự nhập nhằng trong các con số thống kê chưa thể lường trước được.

Theo Nghị định Số: 79/2010/NĐ-CP ngày ngày 14 tháng 07 năm 2010 (có hiệu lực từ ngày 30/08/2010), Chính phủ thống nhất quản lý toàn diện nợ công thông qua bốn công cụ. Cụ thể, các công cụ đó là: Chiến lược dài hạn về nợ công; Chương trình quản lý nợ trung hạn; Kế hoạch vay và trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ; Các chỉ tiêu an toàn và giám sát nợ công.

Thứ nhất, chiến lược dài hạn về nợ công gồm các nội dung như đánh giá thực trạng nợ công và công tác quản lý nợ công trong giai đoạn thực hiện Chiến lược trước đó; mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công,...

Căn cứ để xây dựng chiến lược dài hạn về nợ công là kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm và 10 năm, các kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ cũng như các nghị quyết, quyết định về chủ trương huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ của Đảng, Nhà nước và Chính phủ,...

Thứ hai, chương trình quản lý nợ trung hạn gồm các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về huy động, sử dụng vốn vay, trả nợ và cơ chế, chính sách, tổ chức quản lý nợ trong giai đoạn 3 năm liền kề để thực hiện các chỉ tiêu an toàn về nợ đã được Quốc hội xác định trong mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công.

Thứ ba, kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ có nội dung gồm: Kế hoạch vay trong nước (gồm kế hoạch huy động vốn cho ngân sách nhà nước và kế hoạch huy động vốn cho đầu tư phát triển); Kế hoạch vay nước ngoài, được thực hiện thông qua các hình thức huy động, gồm vay ODA, vay ưu đãi, vay thương mại và được chi tiết theo chủ nợ nước ngoài; Kế hoạch trả nợ, được chi tiết theo chủ nợ, có phân định trả nợ gốc và trả nợ lãi, trả nợ trong nước và trả nợ nước ngoài.

Thứ tư là các chỉ tiêu an toàn và giám sát nợ công. Các chỉ tiêu giá sát nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm: nợ công so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP), nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, nợ chính phủ so với GDP...

Trong thời gian qua công tác quản lý nợ đã dần đi vào nề nếp, góp phần ổn định và phát triển kinh tế đất nước, cụ thể là:

Thông qua hoạt động vay nợ đã huy động được nguồn vốn khá lớn cho NSNN và cho đầu tư phát triển, đồng thời vẫn đảm bảo quản lý nợ trong các giới hạn an toàn.

Kết quả công tác xử lý nợ cũ trong các năm 1993-2000 đã đưa Việt Nam từ nước mắc nợ nước ngoài trầm trọng (trên 90% so với GDP) trở thành nước có mức nợ an toàn và đủ tiêu chuẩn để được nhận các nguồn tài trợ mới. Tính đến ngày 31/12/2007,

tỉ lệ nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) khoảng 40,7% GDP, trong giới hạn an toàn theo Định hướng phát triển tài chính Việt Nam đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt (nợ Chính phủ, nợ ngoài nước của quốc gia đều ở mức không quá 50% GDP).

Theo Quyết định số 231/2006/QĐ-TTg ngày 16/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xây dựng và quản lý hệ thống chỉ tiêu đánh giá, giám sát tình trạng nợ nước ngoài của quốc gia thì các tỉ lệ này cũng đều trong giới hạn an toàn. Tỉ lệ nợ nước ngoài của quốc gia nói chung và của khu vực công nói riêng so với GDP có xu hướng ổn định và giảm dần trong trung hạn.

Một phần của tài liệu Nợ công và sự tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2006-2013 (Trang 31 - 35)