- Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nổ ra tháng 9/2008 đang chồng chất lên vai các quốc gia gánh nặng nợ nần do họ phải đi vay để chi tiêu và cứu trợ kinh tế Hy Lạp
2.3.1. Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến tính bền vững của nợ công tại Việt Nam:
trọng để thực hiện các mục tiêu cao hơn trong các năm tiếp theo.
2.3. Mối tương quan giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế việt nam
2.3.1. Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến tính bền vững của nợ công tại Việt Nam: Nam:
CÁC CHỈ SỐ CƠ BẢN VIỆT NAM
Năm 2011 2012 2013
GDP thực tế ((% so với cùng kỳ) 5.9 5.7 6.3
Tỷ lệ thất nghiệp 4 4 4
Chỉ số giá tiêu dùng 18.1 9.5 6
Nợ công (%GDP) 54.9 55.7 53.4
Cán cân thương mại (tỷ USD) -0.5 -2.2 -2.5
Số dư tài khoản hiện nay (tỷ USD) -0.6 -2.1 -2
Đầu Tư TTNN (tỷ USD) 7.3 7.3 7.3
Nợ ngoài nước (tỷ USD) 32.7 37.6 42.1
Nguồn: Tổng cục thống kê Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản giai đoạn 2011-2013
Tính bền vững của nợ công không chỉ phụ thuộc vào cán cân ngân sách mà còn phụ thuộc vào một số nhân tố khác.
Đầu tiên là tốc độ tăng trưởng GDP. Tốc độ tăng GDP cao là điều kiện cần để tăng nguồn thu và đạt thặng dư ngân sách. Tuy nhiên, nếu tăng trưởng GDP chỉ do tăng các yếu tố đầu vào vật chất (vốn và lao động) mà không tăng được năng suất thì chắc chắn đến một lúc nào đó, tốc độ tăng trưởng sẽ giảm
Mức lãi suất cao khiến việc vay mới và tài trợ nợ công trở nên đắt đỏ hơn, do vậy ảnh hưởng tới tính bền vững của nợ công. Mức lãi suất, đến lượt mình, lại phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ và kỳ vọng lạm phát trong nền kinh tế. Là một nền kinh tế thâm dụng đầu tư, ở Việt Nam nhu cầu tín dụng luôn luôn cao và lạm phát rất khó kiềm chế ở mức thấp. Một bằng chứng cụ thể là ngay cả khi mới chớm thoát khỏi suy giảm kinh tế thì chỉ số CPI và lãi suất ở Việt Nam đã tăng nhanh trở lại,
cao hơn nhiều so với hầu hết các nền kinh tế trong khu vực. Hệ quả là khi Chính phủ đi vay bằng cách phát hành trái phiếu trong nước, lợi suất phải trả đã lên tới 11-12%. Tương tự như vậy, khi Chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế, lợi suất phải trả cũng cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh (như Indonesia và Philippines) do mức độ rủi ro cao hơn.
Bên cạnh đó, với việc Việt Nam gia nhập nhóm nước thu nhập trung bình, các khoản vay quốc tế ưu đãi sẽ dần không còn nữa mà thay vào đó là các khoản vay thương mại với lãi suất cao hơn nhiều.
Bên cạnh tốc độ tăng GDP, lạm phát và lãi suất, mức độ rủi ro của nợ công cũng phụ thuộc vào một số biến số vĩ mô khác, chẳng hạn như mức thâm hụt tài khoản vãng lai và dự trữ ngoại hối của quốc gia. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô bất ổn và các chính sách điều hành gây mất lòng tin sẽ khiến cho tăng chi phí vốn vay, tăng áp lực nợ trên cả thị trường trong và ngoài nước.