0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Xác định mô hình phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam trong tương lai và cơ chế tài chính cho hoạt động kinh doanh truyền

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN (PAY TV) CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM LUẬN VĂN THS KINH (Trang 76 -88 )

- Nguồn thu từ thu phí thuê bao các gói chương trình:

3.3.2. Xác định mô hình phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam trong tương lai và cơ chế tài chính cho hoạt động kinh doanh truyền

trong tương lai và cơ chế tài chính cho hoạt động kinh doanh truyền hình trả tiền.

3.3.2.1. Mô hình phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam.

Sau năm 2007 (thời hạn hết hiệu lực thi hành Quyết định 124/TTg của Thủ tướng Chính phủ), Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát triển theo mô hình nào? Câu hỏi cho đến thời điểm này vẫn chưa được trả lời một cách chắc chắn.

Ở một số nước phát triển (Nhật Bản, Australia…), Đài truyền hình quốc gia thường trực thuộc Quốc hội và được hưởng ngân sách để hoạt động, nghĩa là được bao cấp hoàn toàn. Nguồn thu từ các dịch vụ truyền hình được để lại cho Đài để hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên. Hằng năm đài truyền hình được Quốc hội phê duyệt mức ngân sách hoạt động và được quyền tự chủ mọi mặt để thực hiện nhiệm vụ được giao. Ở Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam hiện cũng được hưởng gần như hoàn toàn ngân sách hoạt động, và cũng như các cơ quan sự nghiệp khác, hai đài này được tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo Nghị định 43/CP dành cho các đơn vị sự nghiệp công.

Tuy nhiên, trong điều kiện đất nước còn đang phải phát huy mọi nguồn lực để thoát khỏi tình trạng nước nghèo thì Ngân sách chưa thể chi hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm cho hoạt động truyền hình, chưa kể chi đầu tư

xây dựng cơ bản, trong khi truyền hình đang tự trang trải được kinh phí hoạt động. Vì vậy phương án bao cấp cho truyền hình không đặt ra trong mươi, mười lăm năm tới. Ngay cả những đơn vị sự nghiệp công đang được Nhà nước cho áp dụng cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 43/CP cũng phải phân loại các đơn vị đang được Nhà nước bao cấp với những đơn vị có khả năng tự trang trải kinh phí hoạt động để có chính sách riêng cho từng loại nhằm phát huy tối đa nguồn lực trong xã hội, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Như vậy, cơ chế quản lý truyền hình cũng phải khác với các đơn vị sự nghiệp công nói chung đang áp dụng cơ chế quản lý theo Nghị định 43/CP vì cơ chế này (kể cả cơ chế tạm thời theo 124/TTg của Thủ tướng Chính phủ) chưa đủ để Đài Truyền hình Việt Nam có thể phát triển thành một đài quốc gia mạnh theo xu hướng hội nhập hiện nay.

Vậy trong những năm tới Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát triển theo mô hình nào là câu hỏi cần được trả lời trong thời gian sớm nhất.

Trong vài năm trở lại đây có xuất hiện ý tưởng phát triển các Tổng công ty mạnh thành Tập đoàn kinh tế. Nghị quyết Hội nghị TW 3 (Khoá IX) của Đảng đã chủ trương “hình thành một số Tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các Tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế”, và trong thực tế đã có vài Tập đoàn kinh tế như Tập đoàn Than và Khoáng sản, Tập đoàn Bưu chính- Viễn thông, Tập đoàn Điện lực Việt Nam… được thành lập thì mô hình Tập đoàn kinh tế dường như là cứu cánh đối với một số đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực truyền thông đang muốn đẩy mạnh quy mô phát triển song lại đang vướng mắc về cơ chế như Thông tấn xã Việt Nam, Báo Thanh niên, Báo chí Công an nhân dân… và Đài Truyền hình Việt Nam cũng không nằm ngoài danh sách đó.

Để trả lời câu hỏi Đài Truyền hình Viêt Nam có thể phát triển thành Tập đoàn truyền thông quốc gia được hay không, cần nghiên cứu làm rõ lý luận về Tập đoàn kinh tế và điều kiện kinh tế- chính trị ở Việt Nam, đồng thời chuyển tải những lý luận cũng như thực tế đó vào việc xây dựng mô hình hoạt động, cơ cấu lại tổ chức bộ máy của Đài cho phù hợp với bản

chất của Tập đoàn kinh tế nếu mô hình này là phù hợp với Đài Truyền hình Việt Nam.

Khái niệm tập đoàn kinh tế, được sử dụng phổ biến trong các sách báo kinh tế hiện nay, là một tổ hợp các doanh nghiệp, bao gồm công ty mẹ, các công ty con (doanh nghiệp thành viên) và các doanh nghiệp liên kết khác. Công ty mẹ là hạt nhân của tập đoàn kinh tế, nắm quyền kiểm soát, chi phối các quyết sách, chiến lược phát triển nhân sự, chi phối hoạt động của thành viên. Công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên có tư cách pháp nhân. Các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết có quan hệ với nhau về vốn, đầu tư, tài chính, công nghệ, thông tin… xuất phát từ lợi ích của các doanh nghiệp tham gia liên kết.

Các tập đoàn kinh tế có những đặc điểm cơ bản:

- Tập hợp các doanh nghiệp liên kết với nhau chủ yếu thông qua quan hệ về đầu tư vốn, được tổ chức theo mô hình công ty mẹ- con;

- Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, mỗi đơn vị thành viên là một pháp nhân độc lập, vì vậy các doanh nghiệp trong tập đoàn, kể cả công ty mẹ và các công ty thành viên, bình đẳng với nhau trước pháp luật, được thành lập và đăng ký kinh doanh theo pháp luật;

- Quy mô của tập đoàn đa dạng và tương đối lớn, hoạt động đa ngành, cơ cấu tổ chức nhiều tầng nấc;

- Công ty mẹ có thể thực hiện một hoặc cả hai chức năng là sản xuất- kinh doanh và đầu tư tài chính hay kinh doanh vốn vào các doanh nghiệp khác (kinh doanh quyền tài sản);

- Vốn nhà nước do các doanh nghiệp thành viên nắm giữ được chuyển thành vốn do công ty mẹ làm chủ sở hữu.

Tập đoàn kinh tế có vai trò quan trọng trong việc phát huy lợi thế của kinh tế quy mô lớn; khai thác một cách triệt để thương hiệu, hệ thống dịch vụ đầu vào, đầu ra và dịch vụ chung của cả tập đoàn; tạo điều kiện thống nhất phương hướng, chiến lược trong phát triển kinh doanh, tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của từng công ty thành viên.

Để có thể hình thành tập đoàn kinh tế cần phải hội đủ các điều kiện:

Một là, sản xuất phải đạt đến một trình độ xã hội hoá nhất định dẫn đến đòi hỏi khách quan phải lựa chọn hình thức tổ chức tập đoàn có quy mô lớn, nhiều vốn và có độ tập trung sản xuất cao.

Hai là, nên kinh tế thị trường phải đạt đến một trình độ nhất định và thiết lập được một cơ cấu thị trường tương đối hoàn thiện.

Ba là, Chính phủ phải ban hành đầy đủ các quy định về khung khổ pháp lý, chính sách liên quan đến hình thành và phát triển tập đoàn.

Bốn là, đáp ứng các điều kiện bên trong của tập đoàn gồm quy mô vốn đăng ký của công ty mẹ, tổng vốn đăng ký của tập đoàn, số lượng đơn vị thành viên tối thiểu, tư cách pháp nhân của đơn vị thành viên.

Năm là, điều kiện nhân lực, bộ máy quản lý, trình độ khoa học công nghệ.

Phương thức hình thành và phát triển tập đoàn ở mỗi nước, mỗi Tập đoàn cũng không đồng nhất, nhưng thường theo 2 cách cơ bản:

Một là, theo con đường phát triển truyền thống. Doanh nghiệp phát triển tuần tự, tự tích tụ, tập trung vốn và đầu tư chi phối các doanh nghiệp khác hoặc bằng các biện pháp sáp nhập, hợp nhất, thôn tính, mua cổ phần, góp vốn ở các doanh nghiệp khác để trở thành tập đoàn;

Hai là, hình thành tập đoàn kinh tế trên cơ sở một công ty nhà nước có quy mô lớn, có sẵn các mối quan hệ liên kết mật thiết bên trong và được cơ cấu tổ chức lại theo hướng tập đoàn.

Song, dù hình thành theo phương thức nào thì việc hình thành tập đoàn vẫn phải theo các nguyên tắc:

- Hiệu quả, tự nguyện và theo quy luật thị trường; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước; khuyến khích cạnh tranh, hạn chế độc quyền;

- Phân định rạch ròi chức năng quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp với chức năng quản lý nhà nước, quản lý của chủ sở hữu.

Nếu xét thuần tuý về phương diện kinh tế và quan điểm phát triển, thì Tập đoàn kinh tế là mô hình tối ưu đối với Đài Truyền hình Việt Nam. Theo mô hình này, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ chuyển đổi để trở thành Tập đoàn truyền thông quốc gia, vừa đảm bảo phục vụ nhiệm vụ chính trị, vừa hoạt động như một doanh nghiệp dịch vụ công ích về thông tin, tuyên truyền.

Theo quy định hiện hành, Tổng Công ty Quản lý vốn Nhà nước chỉ quản lý vốn của các công ty TNHH 1 thành viên, công ty cổ phần mà không quản lý vốn đối vớí tập đoàn. Nếu Đài Truyền hình Việt Nam phát triển theo mô hình Tập đoàn thì được phép điều hoà nguồn thu giữa các khối, các đơn vị thuộc Đài để phát triển sự nghiệp chung với tư cách chủ sở hữu vốn nhà nước tại các đơn vị trực thuộc. Mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, ở đây là giữa cơ chế quản lý với tiềm lực phát triển của ngành truyền hình sẽ được giải toả. Điều quan trọng là Truyền hình được tự do phát triển kinh doanh và đem kết quả kinh doanh hỗ trợ, tăng cường chất lượng phục vụ chính trị.

Tuy nhiên, ở vào thời điểm hiện tại, có một số yếu tố mà các nhà quản lý có thể còn băn khoăn về việc chuyển Đài Truyền hình Việt Nam thành tập đoàn kinh tế, chí ít là trong vài năm tới.

Thứ nhất, xét về yếu tố chính trị, Đài Truyền hình Việt Nam là cơ quan tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, tồn tại và hoạt động vì mục đích chính trị, phục vụ sự nghiệp công, trong khi đó tập đoàn kinh tế thực chất là doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Hơn nữa, việc hình thành các tập đoàn kinh tế nói chung đang còn trong giai đoạn thí điểm mà đối tượng thuộc lĩnh vực kinh doanh thuần túy, có đủ điều kiện phát triển thành những tổ chức lớn đủ sức cạnh tranh và hội nhập quốc tế như dầu khí, viễn thông, điện lực, hàng không (theo Nghị quyết TW 3, Đại hội Đảng CSVN lần thứ IX).

Thứ hai, xét về quy mô, tính đến thời điểm này, tổng giá trị tài sản của Đài vẫn dưới mức một nghìn tỷ đồng (xem phụ lục), số lượng các thành viên có chức năng kinh doanh còn rất khiêm tốn (ngoài hoạt động quảng cáo, hiện Đài Truyền hình Việt Nam chỉ có VCTV được coi là đơn vị kinh doanh), hình thức sở hữu vẫn là đơn sở hữu. Vì vậy, xét về quy mô vốn, số lượng thành viên, khả năng chi phối thị trường, sự đa dạng hoá hình thức sở hữu, sự phân công chuyên môn hoá, hợp tác hoá v.v... Đài Truyền hình Việt Nam hiện tại chưa đạt được những điều kiện cần thiết như một Tập đoàn kinh tế. Xét về phương thức hình thành tập đoàn, bản thân Đài chưa phải Tổng công ty, và chưa đạt trình độ tích tụ, tập trung để hình thành một Tập đoàn kinh tế đúng nghĩa.

Trong trường hợp chưa được thành lập Tập đoàn kinh tế, Đài Truyền hình Việt Nam cần đề nghị Chính phủ cho áp dụng cơ chế đặc thù (như đã được xác định trong chiến lược phát triển Truyền hình Việt Nam đến năm 2010 và những năm tiếp theo được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), theo đó Đài Truyền hình Việt Nam vẫn là đài quốc gia, một Tập đoàn truyền thông hoạt động công ích, được áp dụng cơ chế quản lý theo mô hình một tập đoàn kinh tế, trong đó, Đài Truyền hình Việt Nam được tổ chức như “Công ty mẹ”, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc được tổ chức như những

“Công ty con”. Mặc dù không có tính pháp nhân đầy đủ và quy mô như Tập đoàn kinh tế, nhưng quan hệ sở hữu được xác lập như Tập đoàn, nghĩa là Đài sẽ là chủ sở hữu vốn nhà nước mà các đơn vị trực thuộc đang nắm giữ, có quyền điều phối lợi nhuận của các đơn vị trực thuộc phục vụ sự nghiệp phát triển toàn Đài. Các đơn vị trực thuộc tổ chức hạch toán độc lập, được quyền đăng ký kinh doanh các ngành nghề như các doanh nghiệp khác, đặc biệt là những lĩnh vực liên quan đến hạ tầng kỹ thuật truyền hình để tận dụng tối đa hiệu quả của hệ thống. Điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Chính phủ, đó là việc: " Nghiên cứu hoàn thiện bổ sung cơ chế tự chủ tài chính cho một số đơn vị hoạt động sự nghiệp đặc thù, nhất là các đơn vị tự chủ 100% kinh phí hoạt động và thực hiện chi trả tiền lương theo đơn giá sản phẩm".

Như vậy, từ nay đến hết năm 2007, Đài Truyền hình Việt Nam phải tổng kết hoạt động theo cơ chế khoán thu, khoán chi và tự chủ tài chính theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời trình Chính phủ các phương án về tổ chức phát triển Đài Truyền hình Viêt Nam và cơ chế quản lý kèm theo:

Phương án 1: Thành lập Tập đoàn truyền thông quốc gia Việt Nam theo mô hình công ty mẹ- con trên cơ sở Đài Truyền hình Việt Nam (Công ty mẹ) và các đơn vị thành viên bao gồm các đơn vị thuộc Đài và một số đơn vị mới (các công ty con) theo mô hình Tập đoàn kinh tế.

Phương án 2: Đài Truyền hình Việt Nam là đơn vị sự nghiệp đặc biệt (chưa phải Tập đoàn kinh tế), nhưng được áp dụng chế độ tài chính như đối với tập đoàn kinh tế với những điều khoản cụ thể (từ những phân tích ở trên).

i) Vốn nhà nước của Đài Truyền hình Việt Nam và các đơn vị thuộc Đài được chuyển thành vốn do Đài làm chủ sở hữu. Đài Truyền hình Việt Nam và các đơn vị trực thuộc liên kết (về tài chính) với nhau thông qua quan hệ về đầu tư vốn.

ii) Các đơn vị thuộc Đài được đăng ký kinh doanh theo pháp luật;

iii) Đài Truyền hình Việt Nam được hoạt động đa ngành, tổ chức bộ máy theo nhiều cấp; Được thực hiện một hoặc cả hai chức năng là sản xuất- kinh doanh và đầu tư tài chính hay kinh doanh vốn vào các đơn vị trực thuộc (kinh doanh quyền tài sản);

Từ nay đến 2007, song song với việc thiết kế mô hình phát triển chung của Đài, cần nghiên cứu, xử lý các vướng mắc về cơ chế hiện tại, đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh truyền hình trả tiền như thế nào để những vướng mắc đó không làm mất cơ hội phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam nói chung cũng như lĩnh vực kinh doanh truyền hình nói riêng; Cần sớm ban hành quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, về tổ chức bộ máy và cơ chế tài chính đối với tất cả các đơn vị trực thuộc, đặc biệt quan tâm đến Trung tâm Truyền hình Cáp- đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền có tiềm năng cũng như khả năng đóng góp tài chính lớn nhất cho Đài căn cứ vào khung khổ pháp lý hiện hành, tạo cho Trung tâm Truyền hình Cáp sức mạnh cạnh tranh ngay trong thời gian trước mắt cũng như thích ứng với mô hình phát triển mới của Đài Truyền hình Việt Nam dù theo phương án 1 hay phương án 2.

3.3.2.2. Cơ chế tài chính của Trung tâm Truyền hình Cáp (VCTV).

Cơ chế tài chính của VCTV phụ thuộc vào mô hình tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam.

Với mô hình tổ chức theo phương án 1, Trung tâm Truyền hình Cáp sẽ là Công ty con, một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đầy đủ, chịu chi phối của công ty mẹ bởi quyền chủ sở hữu và những quan hệ khác theo điều lệ tập đoàn. Cơ chế tài chính của VCTV đơn giải là cơ chế tài chính doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, nếu chưa được chấp thuận phương án 1 thì phương án 2 sẽ thực tế hơn. Theo phương án 2, VCTV sẽ là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc, với cơ chế tài chính gần như doanh

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN (PAY TV) CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM LUẬN VĂN THS KINH (Trang 76 -88 )

×