Quá trình hình thành cơ chế tài chính cho hoạt động truyền hình và truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam.

Một phần của tài liệu Cơ chế tài chính cho hoạt động kinh doanh truyền hình trả tiền (PAY TV) của đài truyền hình việt nam luận văn ths kinh (Trang 40 - 53)

- Nguồn thu từ thu phí thuê bao các gói chương trình:

2.2.1. Quá trình hình thành cơ chế tài chính cho hoạt động truyền hình và truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam.

truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam.

2.2.1. Quá trình hình thành cơ chế tài chính cho hoạt động truyền hình và truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam. hình và truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam.

2.2.1.1. Qúa trình hình thành cơ chế tài chính cho hoạt động truyền hình.

- Giai đoạn 2001-2002: Thí điểm cơ chế khoán thu, khoán chi cho Đài Truyền hình Việt Nam theo Quyết định 87/TTg ngày 1/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

Đài Truyền hình Việt Nam với vị trí là một Đài quốc gia, là cơ quan thuộc Chính phủ hoạt động sự nghiệp. Đài vừa có chức năng như một tờ báo lớn, vừa là một đơn vị kinh tế, kỹ thuật và dịch vụ. Hoạt động của Đài như một đơn vị sản xuất thực thụ, chương trình truyền hình được sản xuất theo dây chuyền khép kín, công nghệ phức tạp, thời gian sản xuất, phát sóng 24/24 giờ/ngày, kéo dài cả 365 ngày/năm, điều kiện tác nghiệp phức tạp, phạm vi

hoạt động trải rộng trên phạm vi cả nước và quốc tế, sản phẩm truyền hình được mua, bán, trao đổi, đặt hàng như các thương phẩm khác trên thị trường.

Với đặc điểm hoạt động như vậy nhưng cho đến đầu năm 2001, Đài Truyền hình Việt Nam vẫn được coi như một cơ quan hành chính thuần tuý. Ngân sách do Nhà nước cấp theo kế hoạch sản xuất được phê duyệt từ đầu năm. Người lao động được hưởng lương cơ bản như đối với công chức nhà nước. Điều này dẫn đến mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển với cơ chế quản lý ngày càng gay gắt, cản trở sản xuất và đặc biệt là luôn đặt Đài Truyền hình Việt Nam vào tình trạng vi phạm những quy định về quản lý tài chính của Nhà nước, thậm chí là vi phạm pháp luật.

+ Về cơ chế tài chính: Hằng năm, cũng như các cơ quan hành chính nhà nước khác, Đài Truyền hình Việt Nam được phân bổ một khoản ngân sách cho hoạt động thường xuyên và một khoản khác cho xây dựng cơ bản từ “chiếc bánh ngân sách Nhà nước” cùng với các cơ quan nhà nước khác. Trước năm 2001, mỗi năm Đài được chia gần một trăm tỷ đồng cho hoạt động thường xuyên và áp dụng cơ chế chuyên thu chuyên chi, thực chất là thu, chi theo chỉ định. Khoản tiền này được Bộ Tài chính quy định chi cho từng khoản mục cụ thể. Trong quá trình hoạt động, nếu có phát sinh do yêu cầu tuyên truyền (mà việc này xảy ra thường xuyên), Đài phải “xin” Bộ Tài chính, thậm chí phải Thủ tướng cho phép thì mới được làm. Kinh phí chuyển từ khoản nọ sang khoản kia của mình cũng phải xin, được phép mới được làm. Nhất nhất theo cấp trên, kể cả những việc đem lại lợi ích rõ ràng, nhưng nếu chưa “xin” được cấp trên cho làm thì cũng không được làm.

Ví dụ, nhân một sự kiện thể thao lớn, Đài nhận được hợp đồng tài trợ 10 tỷ đồng để phát sóng sự kiện. Tuy nhiên, để thực hiện hợp đồng này, Đài cần chi 2 tỷ đồng để mua bản quyền và sản xuất chương trình. Nếu việc này được thực hiện thì khán giả có lợi là được xem sự kiện thể thao lớn, Truyền hình có lợi là có chương trình phát sóng và tăng thu hàng chục tỷ đồng, Nhà nước có lợi là thu được ngân sách, các nhà sản xuất có lợi là

quảng bá được sản phẩm, hoạt động sản xuất phát triển. Vậy mà việc này đã không thể thực hiện được, đơn giản là việc chi phát sinh 2 tỷ kia sẽ vượt mức chi mà Bộ Tài chính quy định từ đầu năm. Nếu cứ làm là vi phạm quy chế tài chính, là thanh tra, là xuất toán, không cần tính đến các lợi ích. Xin được bổ sung kế hoạch thì sự kiện cũng qua đi. Chuyên thu, chuyên chi là như vậy. Những điều bất hợp lý như thế xảy ra thường xuyên và tồn tại nhiều năm, ai cũng biết, nhưng chẳng ai dám thay đổi mà sẵn sàng đổ tội cho cơ chế.

+ Về sử dụng lao động: Trước đây thành tích của bộ phận Tổ chức chính là xin được chỉ tiêu biên chế, vì quỹ lương to hay nhỏ tuỳ thuộc vào số lượng biên chế xin được nhiều hay ít. Với thành tích "quan hệ tốt", chỉ trong vòng 5 năm, Đài Truyền hình Việt Nam từ chỗ chỉ có gần 1000 cán bộ công nhân viên đã lên đến con số gấp đôi. Tổ chức lực lượng sản xuất theo kiểu cứ có một chuyên mục mới ra đời là thành lập đơn vị mới và biên chế người mới. Kênh truyền hình TV5 của Pháp đã từng trả giá cho cách làm như thế vào những năm 30 của thế kỷ trước. Cách tổ chức như vậy làm tăng biên chế rất nhanh, song tệ hơn là việc tăng người lại làm cho chất lượng chương trình không thể duy trì, vì sức sáng tạo của con người là có hạn, một số người làm mãi một chương trình sẽ đi theo lối mòn, nhàm chán. Hơn nữa, cách tổ chức nhân lực theo kiểu khép kín, “tự cấp, tự túc” như vậy không khuyến khích xã hội hoá quá trình sản xuất chương trình, không tận dụng được trí tuệ của xã hội làm cho chương trình truyền hình tăng thêm tính đa dạng, phong phú. Muốn đổi mới khâu này cũng phụ thuộc vào những quy định của Nhà nước. Tiền Nhà nước giao cho Truyền hình là để người Truyền hình làm. Truyền hình không có quyền ký hợp đồng chuyển ngân sách nhà nước cho người ngoài Đài làm, mặc dù trong nhiều trường hợp người ngoài làm hay hơn, rẻ hơn.

+ Về tiền lương và thu nhập: Để nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm, cần có chế độ khuyến khích vật chất với người lao động. Như vậy, cách trả công, trả lương phải được gắn với số lượng và chất lượng lao động, song với cơ chế hiện nay, Đài khó có thể làm được điều này. Theo quy định đối với các cơ quan hành chính nhà nước, Đài chỉ có thể trả lương, trả công cho người lao động theo đúng thang bảng lương cơ bản, không phụ thuộc vào kết quả lao động như thế nào. Một phóng viên thời sự làm 2 tin/ngày cũng không khác phóng viên khác làm 2 tin/tuần mà không có cơ chế nào để trả cho anh thứ nhất cao hơn anh thứ hai. Bất cứ ai cứ có tên trong bảng lương là đương nhiên được hưởng nguyên lương cơ bản, anh nhiều năm hưởng cao hơn anh ít năm. Vào thời gian những năm 90, trung bình mỗi phóng viên thời sự chỉ làm tối đa 6 tin/tháng (trong khi đó mức khoán thông thường hiện nay là 20- 30 tin/tháng). Xuất phát từ sức ép chương trình phát sóng, phóng viên truyền hình không thể làm việc theo kiểu công chức, Đài đã phải có biện pháp gắn việc trả lương với kết quả lao động bằng việc khoán định mức chương trình. Nghĩa là định đơn giá tiền lương cho từng thể loại sản phẩm với từng cấp bậc chất lượng. Đài Truyền hình Việt Nam bắt đầu “xé rào” bằng việc khoán sản phẩm truyền hình, mà muốn thực hiện được việc khoán sản phẩm, cần phải có định mức nhân công cho từng chức danh: biên tập, đạo diễn, quay phim, kỹ thuật viên… tham gia vào chương trình. Và đề tài cấp ngành: “Định mức chi phí nhân công cho các chức danh truyền hình” với sự tham gia của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ Tài chính đã được thực hiện trong năm 1994 là để đáp ứng yêu cầu đó.

Khoán sản phẩm đã tạo bước đột phá về số lượng và chất lượng chương trình, làm tăng doanh thu quảng cáo hàng trăm tỷ đồng, nhưng cũng làm tăng quỹ lương so với con số "xin" được của Bộ Tài chính hàng chục tỷ đồng. Kết quả Đài lại đứng trước nguy cơ bị kết tội là vượt thẩm quyền, là chi sai chế độ, là trái với quy định Nhà nước.

Những năm cuối cùng của thế kỷ 20, cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, cuộc đấu tranh chiếm lĩnh không gian và thời gian của các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là truyền hình cũng diễn ra rất ác liệt. Trong bối cảnh đó, Truyền hình Việt Nam không thể để những vấn đề thuộc cơ chế và những quy định hành chính trói buộc, làm mất sức cạnh tranh và thời cơ phát triển. Trong khi đất nước đang mở rộng quan hệ với thế giới thì Truyền hình Quốc gia không thể tụt hậu, ít nhất là so với các nước trong khu vực. Chủ trương đổi mới hoạt động của Đài nhận được sự quan tâm đặc biệt của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Từ năm 1995, trong buổi làm việc với lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam, Tổng bí thư Đỗ Mười có ý kiến chỉ đạo: "Truyền hình phải nghiên cứu một cơ chế quản lý mới theo hướng có thu, có chi, có vay, có trả, tiến tới hạch toán kinh tế". Được sự động viên của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, sự ủng hộ của một số Bộ, ngành chức năng, Đài Truyền hình Việt Nam tiếp tục và mạnh dạn mở rộng thử nghiệm mô hình quản lý mới.

Truyền hình càng có bước phát triển đột phá thì tội “phá rào” ngày càng nặng. Hằng năm Đài tăng trưởng nguồn thu hơn 100%, nhưng cùng với nó là sự đe doạ về những vi phạm ngày càng lớn. Nếu vào thời điểm trước năm 90 với tư duy cũ của cả hệ thống quản lý Nhà nước, chắc chắn Đài đã bị quy tội hình sự “cố ý làm trái, gây hậu quả nghiêm trọng”, song vào thời kỳ đổi mới, quan điểm xử lý của các ngành chức năng cũng có chiều hướng tích cực. Tuy các ý kiến còn trái ngược nhau, nhưng phần lớn thừa nhận tính đúng đắn trong cách làm và ủng hộ phương hướng đổi mới của Đài Truyền hình Việt Nam. Chính vì thế Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo có cuộc hội thảo chung giữa các Bộ, ngành liên quan về cơ chế tài chính mà Đài đang “tự biên, tự diễn”.

Kết quả là, bằng Quyết định 87/TTg ngày 1/6/2001, Thủ tướng Chính phủ cho phép Đài Truyền hình Việt Nam được tiếp tục thí điểm cơ chế khoán thu, khoán chi tài chính cho các hoạt động với thời gian thí điểm là 2 năm (2001, 2002).

Theo Quyết định 87/TTg, Đài Truyền hình Việt Nam được quyền tự chủ trong một số hoạt động sau:

i) Được thực hiện thí điểm khoán thu, khoán chi tài chính trong hai năm theo nguyên tắc để lại các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước từ hoạt động của Đài theo hình thức ghi thu, ghi chi, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động quảng cáo trên truyền hình và các hoạt động dịch vụ khác. Mức khoán thu, khoán chi là 230 tỷ đồng/năm.

ii) Được chủ động sắp xếp lại bộ máy, tổ chức lao động và tuyển dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động để đáp ứng nhu cầu công việc.

iii) Được vận dụng quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ tiền lương, thu nhập đối với doanh nghiệp Nhà nước để xác định việc chi trả tiền lương, tiền công cho cán bộ, công nhân viên.

Quyết định 87/TTg ngày 01/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ là bước ngoặt quan trọng đối với Đài Truyền hình Việt Nam về đổi mới cơ chế tài chính, lao động, tiền lương. Bản chấtt cơ chế quản lý mới về tài chính, lao động, tiền lương theo Quyết định 87/TTg là chuyển đổi cơ chế quản lý của Đài Truyền hình Việt Nam từ cơ quan hành chính sang đơn vị sự nghiệp có thu, phù hợp với tinh thần chỉ đạo của Chính phủ: “cần phân loại các đơn vị có nguồn thu; ban hành chính sách, cơ chế tài chính đối với từng loại hình tổ chức để tăng cường công tác quản lý, nâng cao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị hoạt động”. Với Quyết định này, Đài có quyền chủ động hơn, đồng thời phải chịu trách nhiệm rõ ràng hơn trong mọi hoạt động. Cơ chế quản lý tài chính, lao động, tiền lương mới đã góp phần giải toả cơ bản các mâu thuẫn, tạo động lực và là nền tảng vững chắc để Đài

Truyền hình Việt Nam phát triển hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ chính trị theo chức năng nhiệm vụ.

- Năm 2003: Thực hiện theo Quyết định 84/TTg ngày 06/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định 87/TTg.

Tổng kết thực tiễn đổi mới cơ chế tài chính và kết quả thực hiện Quyết định 87/TTg của Thủ tướng Chính phủ ở Đài Truyền hình Việt Nam, Chính phủ đã áp dụng cơ chế này cho tất cả các đơn vị sự nghiệp có thu bằng Nghị định số 10/NĐ-CP ngày ngày 16/1/2002 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu nhằm quản lý thống nhất nguồn thu, chi và tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp tăng thu bảo đảm trang trải kinh phí hoạt động.

Cơ chế tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu ra đời trong quá trình thực hiện tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng điều hành các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công để hoạt động theo các cơ chế riêng, phù hợp, có hiệu quả; xóa bỏ cơ chế cấp phát tài chính theo kiểu “xin-cho”, ban hành các cơ chế, chính sách thực hiện chế độ tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có điều kiện như trường đại học, bệnh viện, viên nghiên cứu, cơ quan văn hoá, thông tin v.v...

Nghị định số 10/CP trao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp trong những hoạt động sau:

i) Tự chủ tài chính, chủ động bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ, được ổn định kinh phí hoạt động thường xuyên theo định kỳ 3 năm và hàng năm được tăng thêm theo tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

ii) Được vay tín dụng để mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo qui định của pháp luật.

iii) Được giữ lại khấu hao cơ bản và tiền thu thanh lý tài sản để tăng cường cơ sở vật chất cho đơn vị.

iv) Được chủ động sử dụng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao, thực hiện chế độ hợp đồng lao động theo qui định của Bộ Luật lao động.

v) Được tính quĩ tiền lương để trả cho người lao động trên cơ sở tiền lương tối thiểu tăng không quá 2,5 lần (đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động) và không quá 2 lần (đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí) tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước qui định.

Nếu không có Quyết định tiếp theo của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tài chính tiếp theo Quyết định 87, thì từ năm 2003, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phải thực hiện theo Nghị định 10/CP như các đơn vị sự nghiệp khác. Tuy nhiên, xét đặc thù hoạt động truyền hình và để kế thừa những ưu điểm về cơ chế tài chính theo Quyết định 87/TTg, Thủ tướng Chính phủ cho phép Đài Truyền hình Việt Nam tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính khoán thu, khoán chi theo Quyết định 84/TTg với những sửa đổi, bổ sung để vừa phù hợp với những quy định của Nghị định 10 đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, vừa kế thừa những ưu điểm của cơ chế tài chính theo Quyết định 87.

So với Quyết định 87/TTg, Quyết định 84/TTg có những sửa đổi, bổ sung như sau:

+ Mức khoán thu, khoán chi là 380 tỷ đồng/năm (thay vì 230 tỷ đồng như Quyết định 87)

+ Chế độ tiền lương, thu nhập thực hiện theo Nghị định 10/CP và chế độ nhuận bút theo Nghị định 61/CP (Theo quy định này, khác với các đơn vị sự nghiệp khác, quỹ lương của Đài, ngoài phần được tính theo Nghị định 10 còn được bổ sung quỹ nhuận bút theo Nghị định 61 đối với cơ quan

Một phần của tài liệu Cơ chế tài chính cho hoạt động kinh doanh truyền hình trả tiền (PAY TV) của đài truyền hình việt nam luận văn ths kinh (Trang 40 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)