Chiến lược phát triển truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam

Một phần của tài liệu Cơ chế tài chính cho hoạt động kinh doanh truyền hình trả tiền (PAY TV) của đài truyền hình việt nam luận văn ths kinh (Trang 70 - 73)

- Nguồn thu từ thu phí thuê bao các gói chương trình:

3.2.2. Chiến lược phát triển truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam

hình Việt Nam

Để tận dụng triệt để thời cơ đối với việc kinh doanh truyền hình trả tiền, Đài Truyền hình Việt Nam đã vạch chiến lược phát triển phát triển để tiếp tục củng cố và duy trì vị thế là nhà cung cấp số 1 trên thị trường truyền hình trả tiền ở Việt Nam:

Thứ nhất, tận dụng triệt để cơ hội và những lợi thế để tăng thị phần truyền hình cáp và chiếm lĩnh thị trường truyền hình vệ tinh DTH. Từ nay đến năm 2010 tập trung giành 50% thị phần truyền hình cáp tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn, đồng thời triển khai mạnh truyền hình DTH tại các tỉnh và những khu vực dân cư không tập trung, nơi

triển khai truyền hình cáp không có hiệu quả. Sau năm 2010, phát triển hình thức truyền hình kỹ thuật số trên phạm vi cả nước để cung cấp dịch vụ chất lượng cao.

Chiến lược chiếm lĩnh thị trường có ý nghĩa quyết định đến tương lai phát triển của truyền hình trả tiền, vì ngoài mục đích tăng doanh thu từ phí thuê bao, việc tăng số lượng thuê bao ở quy mô lớn sẽ tạo ra nguồn thu lớn hơn nhiều lần thuê bao nhờ phát triển các dịch vụ gia tăng trên cùng một hệ thống. Việc xác định giá thuê bao và sản lượng (số lượng thuê bao) hoà vốn trên cơ sở quy mô đầu tư nhằm thực hiện chiến lược chiếm lĩnh thị trường truyền hình trả tiền trong 5 năm tới là hết sức cần thiết.

Sản lượng hoà vốn được tính theo công thức:

QHV = Fc

Gi – Bi Trong đó: QHV : Là sản lượng hoà vốn Gi : Là giá bán đơn vị sản phẩm Bi : Là biến phí đơn vị sản phẩm Fc : Là tổng định phí

Từ công thức trên, có thể tính toán, quyết định quy mô đầu tư và mức giá thuê bao để kích thích tốc độ phát triển thuê bao. Xác định sản lượng hòa vốn lớn đồng nghĩa với việc chấp nhận trong vài năm tới kinh doanh không có lãi do đầu tư lớn và giá thuê bao thấp, nhưng bù lại khi đạt số thuê bao đủ lớn, sẽ có bước nhảy về doanh thu nhờ phát triển các dịch vụ gia tăng trên số lượng thuê bao đó (VD: số thuê bao trên 1 triệu là bắt đầu có nguồn thu quảng cáo đáng kể và triển khai có hiệu quả các dịch vụ gia tăng khác).

Hai là, phát triển chương trình nhờ thương hiệu của Đài Truyền hình Việt Nam để nâng cao thương hiệu chương trình truyền hình trả tiền của Đài, đồng thời kết hợp kinh doanh thuê bao và bản quyền chương trình. Hiện Đài Truyền hình Việt Nam có lực lượng con người và thiết bị sản xuất chương trình mạnh nhất các đài trong cả nước. Ngoài ra, vị thế và tiềm lực tài chính của Đài cho phép tăng cường hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để sản xuất và khai thác chương trình, vì vậy có thể tận dụng lợi thế này để xây dựng một số kênh chương trình Việt hoá phát trên hệ thống truyền hình trả tiền, xây dựng các gói chương trình cơ bản và gói chất lượng cao, sớm thực hiện việc chuyên biệt hoá các kênh chương trình và cung cấp chương trình đơn lẻ theo yêu cầu từng khách hàng nhằm tạo sự khác biệt về sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh so với các nhà cung cấp khác. Với chiến lược này, VCTV nhằm đến mục tiêu trở thành đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền có số lượng thuê bao lớn nhất, đồng thời là nhà cung cấp chương trình lớn nhất cho các đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền khác.

Ba là, phát triển các dịch vụ gia tăng trên hệ thống như: Điện thoại, Internet băng thông rộng (ADSL), TV-mobile, TV-shopping, Quảng cáo… Trên cùng cơ sở hạ tầng của truyền hình trả tiền (hệ thống thu, phát, đường truyền cáp, DTH đến từng hộ thuê bao) có thể cung cấp các dịch vụ gia tăng kể trên. Mỗi loại dịch vụ nói trên đều có tiềm năng nguồn thu lớn hơn nhiều lần so với bản thân thuê bao về chương trình truyền hình với chi phí tăng không đáng kể, đến mức có thể giảm tối đa hoặc miễn phí thuê bao chương trình. Việc tăng thuê bao sẽ làm tăng khả năng tăng lợi nhuận từ các dịch vụ gia tăng, và đến lượt mình, các dịch vụ gia tăng lại kích thích tăng thuê bao do sự phong phú, chất lượng chương trình truyền hình trả tiền và các tiện ích trên hệ thống.

Bốn là, tự sản xuất thiết bị mã hoá, đầu thu nhằm chủ động nguồn thiết bị và hạ giá thành lắp đặt thuê bao. Hiện tại các thiết bị phục vụ chuyển tải từ nhà cung cấp đến hộ thuê bao, đặc biệt là thiết bị thu DTH còn đắt tiền và lệ thuộc vào nhà cung cấp nước ngoài. Giá lắp đặt ban đầu truyền hình DTH hiện nay là hơn 2 triệu đồng cho một thuê bao là quá cao so với thu nhập của đa số người dân Việt Nam. Mặt khác, đối tượng lắp đặt loại dịch vụ này chủ yếu ở các vùng nông thôn, miền núi, nơi có mặt bằng thu nhập thấp, vì vậy tốc độ tăng trưởng dịch vụ này chưa được như mong đợi. Để giải quyết vấn đề này, cần phải nhanh chóng tổ chức việc lắp ráp, sản xuất thiết bị trong nước, đồng thời xã hội hoá khâu cung cấp thiết bị nhằm hạ giá thành phần “cứng” trong tổng thể chi phí lắp đặt thuê bao.

Năm là, về tổ chức, cần nghiên cứu mô hình bộ máy đáp ứng số lượng hàng triệu thuê bao trên phạm vi cả nước. VCTV, ngoài bộ phận đầu não (Head office) ở Hà Nội, sẽ tổ chức các chi nhánh, trung tâm đủ mạnh ở các thành phố lớn, các liên doanh giữa VCTV với các đơn vị sở tại ở các tỉnh, các doanh nghiệp vệ tinh sản xuất, cung cấp thiết bị hoặc thực hiện các dịch vụ xây lắp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, duy tu, bảo hành. Đặc biệt, tìm kiếm một đối tác nước ngoài có thế mạnh về thiết bị, bản quyền chương trình, tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền hình trả tiền để liên doanh phát triển dịch vụ DTH nhằm cung cấp các gói chương trình cao cấp có thể thu phí cao đối với những đối tượng khách hàng có thu nhập cao.

Một phần của tài liệu Cơ chế tài chính cho hoạt động kinh doanh truyền hình trả tiền (PAY TV) của đài truyền hình việt nam luận văn ths kinh (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)