Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần kính MELTA (Trang 51 - 54)

Trong những năm qua Công ty đã có những chuyển biến tích cực để thích nghi, trụ vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt khốc liệt và đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Bên cạnh đó, Công ty cũng bộc lộ một số nhược điểm cần có biện pháp hữu hiệu, giải quyết kịp thời, nếu không sẽ làm giảm sức cạnh tranh và giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty.

2.4.2.1 Các hạn chế của công ty Về marketing

+ Chưa có bộ phận marketing chuyên lo về những vấn đề liên quan gây ra những khó khăn trong việc quảng bá sản phẩm;

+ Chưa có chiến lược cụ thể cho từng khu vực thị trường, chiến lược marketing chung chưa sát và chưa phù hợp với đặc điểm cụ thể từng vùng thị trường;

+ Chưa thực sự phổ biến tới khách hàng.

- Chi phí sản xuất chung chỉ được tập hợp theo yếu tố chi phí mà không dõi theo phân xưởng nên chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh không được phản ánh chính xác;

- Về tài sản cố định: Mỗi khi muốn nhượng bán hay thanh lý phải qua một hệ thống thủ tục rườm rà, vì thế thiết bị máy móc tài sản hao mòn nhiều mà được thanh lý ít. Vì thế để đánh giá chính xác về thực trạng trang bị kỹ thuật cho sản xuất kinh doanh của công ty tránh để tình trạng ứ đọng vốn do quá chậm trễ trong công việc xử lý các tài sản dư thừa, cũ hỏng. Vì vậy cần có sự đầu tư thêm cùng hoàn thiện cơ cấu TSCĐ của công ty;

- Cơ cấu TSCĐ cần phải điều chỉnh hơn nữa cho phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ phát triển của doanh nghiệp cụ thể.

2.4.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế

Trong nền kinh tế thị trường, để đứng vững và tăng cường khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Quá trình hoạt động của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan, gây ra những tác động tích cực, tiêu cực đến các hoạt động của doanh nghiệp. Trong thời gian qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần kính MELTA còn tồn tại một số hạn chế nhất định, do những nguyên nhân chủ yếu sau:

Lực lượng lao động và bộ máy quản lý: Hiện nay bộ máy tổ chức của

Công ty còn cồng kềnh, cán bộ một số phòng chưa tinh thông nghiệp vụ và chưa năng động, sáng tạo khi giải quyết các công việc được giao. Lực lượng lao động có trình độ cao chiếm tỷ lệ thấp; việc sắp xếp lao động chưa hợp lý dẫn đến thiếu cục bộ tại một số vị trí lao động trực tiếp. Khi Công ty thực hiện các chương trình đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, các đơn vị chưa chủ động khai thác các trang thiết bị mới, khai thác các dịch vụ kỹ thuật chuyên môn để giải quyết số lao động dôi dư, năng suất lao động thấp.

Giá thành sản phẩm: Giá vốn hàng bán tăng quá cao khiến lợi nhuận

Các nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân kể trên còn một số

nguyên nhân khác như việc quản lý thị trường lỏng lẻo, sản phẩm không được kiểm soát một cách chặt chẽ tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty trong ngành, ảnh hưởng đến quyền lợi của Công ty cũng như quyền lợi của người tiêu dùng.

2.4.2.4. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Từ việc phân tích những mặt còn hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế, cùng với việc xem xét những nhiệm vụ của Công ty trong giai đoạn tới, Công ty cần lưu ý giải quyết những vấn đề đặt ra sau đây:

Một là, nâng cao hiệu quả quản trị nhân lực của Công ty; Hai là, tiết giảm chi phí giá vốn hàng bán;

Ba là, nâng cao năng lực kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh

CHƯƠNG III

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN KÍNH MELTA

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần kính MELTA (Trang 51 - 54)