THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÂN BẰNG LỢI ÍCH TRONG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ

Một phần của tài liệu Cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế (Trang 79)

TRONG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ

TRONG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TRONG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ

Như đã trình bày ở chương 2, pháp luật về bảo hộ sáng chế của Việt Nam đã cố gắng thể hiện sự cân bằng giữa các mục tiêu thúc đẩy sáng tạo, đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu bảo vệ lợi ích chung của xã hội. Mặc dù vậy, những mục tiêu này chỉ có thể đạt được khi các quy định của luật pháp được đi vào cuộc sống thực tế.

Trong quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật, có nhiều vấn đề nảy sinh, cụ thể xin được trình bày dưới đây.

3.1.1. Trong việc xác định các đối tƣợng không đƣợc bảo hộ là sáng chế sáng chế

Vướng mắc khi xác định các đối tượng không được bảo hộ sáng chế thường nảy sinh đối với một số đối tượng như sáng chế dạng sử dụng, các giải pháp kỹ thuật vi phạm đạo đức xã hội, trật tự công cộng v.v...

Như đã trình bày ở trên, theo quy định pháp luật hiện hành thì việc sử dụng một đối tượng đã biết theo một chức năng mới không được coi là đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế, trong khi đó pháp luật trước đây (trước khi Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực) lại công nhận bảo hộ đối tượng này. Vấn đề là cơ quan sở hữu trí tuệ phải xử lý như thế nào đối với những đơn đăng ký sáng chế đối với những đối tượng này được nộp trước khi Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực. Mặc dù khoản 2 Điều 220 Luật Sở hữu trí tuệ quy định "Đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích, đã được nộp cho cơ quan có thẩm quyền

Một phần của tài liệu Cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế (Trang 79)