CÂN BẰNG LỢI ÍCH TRONG QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ SÁNG CHẾ

Một phần của tài liệu Cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế (Trang 53)

đối với những đối tượng đã biết thì bản thân đối tượng đó đã bị mất tính mới và bản thân chức năng đó cũng không phải là sản phẩm hay quy trình, do đó sẽ không được cấp bằng độc quyền sáng chế.

2.2. CÂN BẰNG LỢI ÍCH TRONG QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ SÁNG CHẾ SÁNG CHẾ

2.2. CÂN BẰNG LỢI ÍCH TRONG QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ SÁNG CHẾ SÁNG CHẾ chưa được bộc lộ công khai ở bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế. Trong một số trường hợp ngoại lệ, sáng chế đã bị công bố nhưng không bị coi là mất tính mới, ví dụ như công bố dưới hình thức báo cáo khoa học, trưng bày sáng chế tại triển lãm v.v... với điều kiện đơn đăng ký sáng chế phải được nộp trong thời gian 6 tháng kể từ ngày các sự kiện tương ứng xảy ra.

Liên quan đến vấn đề tính mới, trong lịch sử phát triển của hệ thống pháp luật về sáng chế của Việt Nam cũng có những thay đổi nhất định. Đối với sáng chế được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích (trước đây gọi là giải pháp hữu ích), theo Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989, giải pháp hữu ích được cấp bằng nếu đáp ứng tiêu chuẩn tính mới so với trình độ kỹ thuật ở Việt Nam (giải pháp đó chưa được bộc lộ dưới dạng văn bản hoặc sử dụng v.v... ở Việt Nam, bất kể đã được bộc lộ trên thế giới hay chưa). Lập luận cho việc đưa ra tiêu chuẩn bảo hộ thấp này, các nhà xây dựng pháp luật cho rằng trình độ công nghệ của Việt Nam còn thấp nên người Việt Nam khó có thể có các giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, do vậy để khuyến khích hoạt động sáng tạo của người Việt Nam, cần hạ thấp tiêu chuẩn về tính mới để có thể cấp bằng độc quyền cho các sáng tạo kỹ thuật của người Việt Nam.

Một phần của tài liệu Cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế (Trang 53)