Đánh giá tác dụng của các cao phân đoạn dịch chiết từ loài Mã Đề trên mô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính hóa sinh dược của dịch chiết từ loài mã đề (plantago major l ) (Trang 42)

2. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá tác dụng của các cao phân đoạn dịch chiết từ loài Mã Đề trên mô

mô hình chuột BP thực nghiệm

3.4.1. Tác dụng của các phân đoạn dịch chiết từ loài Mã Đề lên khối lượng chuột béo phì thực nghiệm

Sau khi xây dựng mô hình chuột béo phì thực nghiệm thành công, chúng tôi tiến hành nghiên cứu khả năng giảm khối lƣợng chuột béo phì của các phân đoạn dịch chiết từ loài Mã Đề.

Chuột b o phì đƣợc uống các cao phân đoạn EtOH, cao phân đoạn n – hexan và cao phân đoạn CHCl3 với liều lƣợng 1500mg/kg thể trọng. Sau 3

tuần điều trị ta đƣợc kết quả sau:

Bảng 3.9. Khối lƣợng của các lô chuột b o phì trƣớc và sau 21 ngày điều trị bằng dịch chiết loài Mã Đề

Khối lƣợng (g) Trƣớc khi ĐT Sau 7 ngày

ĐT Sau 14 ngày ĐT Sau 21 ngày ĐT Không ĐT 53.47± 1.15 54.46± 0.21 55.71± 0.29 57.12± 0.38 EtOH 54.82± 1.17 4.65*±1.12 44.54*±1.31 41.05*±1.23 n – hexan 53.69± 1.04 48.45*±1.16 45.51*±1.15 42.12*±1.11 CHCl3 52.88± 1.23 48.41*±1.28 47.01*±1.35 45.91*±1.31

(Số liệu thể hiện trong bảng là giá trị trung bình của 5 con chuột/lô; (*): p<0.05 là giá trị có ý nghĩa thống kê của các lô chuột so sánh với lô chuột trước khi điều trị ở cùng thời điểm)

Hình 3.6. Biểu đồ so sánh khối lƣợng của các lô chuột b o phì trƣớc và sau khi điều trị

Sau 21 ngày điều trị chúng tôi nhận thấy lô đối chứng chỉ cho uống nƣớc, không điều trị thì khối lƣợng tăng so trƣớc là 6.83%. Trong khi các lô chuột điều trị bằng các cao PĐ dịch chiết từ loài Mã Đề chỉ với hàm lƣợng 1500mg/kg thể trọng, khối lƣợng chuột đã giảm một cách đáng kể. Cụ thể nhƣ sau: có tác dụng mạnh nhất là ở cao phân đoạn EtOH (giảm 25.12%), cao phân đoạn n – hecxan (giảm 21.55%) và thấp nhất là cao CHCl3 (giảm 13.18%). Nhƣ vậy, tác dụng của các cao phân đoạn tới chuột BP là khác nhau.

Kết quả này phù hợp với kết quả thực nghiệm định tính thành phần chất tự nhiên của các cao phân đoạn dịch chiết từ loài Mã Đề.

3.4.2. Tác dụng của các cao phân đoạn dịch chiết đến một số chỉ số hóa sinh của chuột béo phì thực nghiệm của chuột béo phì thực nghiệm

Sau 21 ngày điều trị bằng cách cho uống các cao phân đoạn dịch chiết, chúng tôi đã tiến hành lấy máu toàn phần của chuột để xét nghiệm các chỉ số

0 10 20 30 40 50 60

Không ĐT EtOH n - hexan CHCl3

53.47 54.82 53.69 52.88

57.12

41.05 42.12

45.91

TC, TG, HDL – c, LDL – c, glucose huyết và đánh giá tác dụng của loài Mã Đề lên các chỉ số này. Kết quả đƣợc trình bày trong bảng 3.10 và hình 3.7 sau đây.

Bảng 3.10. Một số chỉ số lipid chuột béo phì trƣớc và sau 21 ngày điều trị bằng dịch chiết loài Mã Đề

Chỉ số

Trƣớc điều trị

Sau 21 ngày điều trị Chuột BP

không ĐT EtOH n – hexan CHCl3

TC 5.56 ±0.12 6.12± 0,31 4.75*± 0,21 4.85*± 0,17 4.92*±0.23 ↑10.07% ↓14.56% ↓12.77% ↓11.51% TG 2.35± 0.21 2.61± 0.12 1.86*± 0.11 1.90*± 0.12 2.02*± 0.11 ↑11.06% ↓20.85% ↓19.15% ↓14.04% HDL - c 1.16± 0.12 1.02± 0.12 1.48*0.11 1.43*± 0.13 1.34*± 0.11 ↓12.07% ↑27.59% ↑23.28% ↑15.52% LDL - c 3.65± 0.15 4.25± 0.08 2.56*±0.10 2.70*± 0.06 2.89*± 0.12 ↑16.44% ↓29.86% ↓26.03% ↓20.82% Glucose huyết 8.12±0.12 8.56±0.10 6.92*±0.12 7.01*±0.13 7.25* ±0.11 ↑5.42% ↓14.78% ↓13.67% ↓10.71%

(Số liệu thể hiện trong bảng là giá trị trung bình của 5 con chuột/lô; (*):p<0.05 là giá trị có ý nghĩa thống kê của các lô chuột so sánh với lô chuột trước khi điều trị ở cùng thời điểm; trong đó () sự giảm,() sự tăng )

Hình 3.7. Biểu đồ một số chỉ số lipid chuột béo phì trƣớc và sau 21 ngày điều trị bằng dịch chiết loài Mã Đề

Kết quả hình 3.8 cho thấy:

Sau 21 ngày điều trị bằng cao PĐ ethanol, n – hexan và cao PĐ chloroform thì các chỉ số cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL – c và glucose huyết đều giảm một cách có ý nghĩa (p<0.05) so với lô chuột trƣớc điều trị. Cụ thể: chỉ số cholesterol toàn phần giảm tƣơng ứng 14.56% , 12.77% và 11.51%, chỉ số triglyceride giảm tƣơng ứng 20.85%, 19.15% và 14.04%, chỉ số glucose huyết giảm tƣơng ứng 14.78%, 13.67 và 10.71%, chỉ số LDL – c giảm mạnh nhất: giảm 29.86% khi điều trị bằng cao PĐ ethanol, giảm 26.03% khi điều trị bằng n – hexan và giảm 20.82% khi điều trị bằng cao PĐ chloroform.

Kết quả bƣớc đầu cho thấy dịch chiết các cao PĐ ethanol, n – hexan và chloroform có tác dụng giảm cholesterol toàn phần, triglyceride và LDL – c và glucose huyết. Mặt khác, chỉ số HDL – c lại có xu hƣớng tăng mạnh: tăng 27.59% khi điều trị bằng cao PĐ ethanol, 23.28% khi điều trị bằng n – hexan và tăng 15.52% khi điều trị bằng cao PĐ chloroform.

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 TC TG HDL - c LDL - c glucose huyết 5.56 2.35 1.16 3.65 8.12 4.75 1.86 1.48 2.56 6.92 4.85 1.9 1.43 2.7 7.01 4.92 2.02 1.34 2.89 7.25 mmol/l Trƣớc ĐT EtOH n - hexan CHCl3

Nhƣ vậy, sau 21 ngày điều trị bằng các cao PĐ dịch chiết từ loài Mã Đề bệnh BP của chuột đã cải thiện một cách đáng kể.

3.5. Tác dụng của các cao phân đoạn dịch chiết từ loài Mã Đề trên mô hình chuột ĐTĐ thực nghiệm chuột ĐTĐ thực nghiệm

3.5.1. Tác dụng của các cao phân đoạn dịch chiết từ loài Mã Đề đến nồng độ glucose huyết lúc đói của chuột ĐTĐ type 2 glucose huyết lúc đói của chuột ĐTĐ type 2

Với các mô hình thí nghiệm nhƣ trong phần phƣơng pháp nghiên cứu, chúng tôi thu đƣợc kết quả thể hiện trong bảng 3.11 và hình 3.8 sau.

Bảng 3.11. Kết quả nồng độ glucose huyết lúc đói của các phân đoạn dịch chiết từ loài Mã Đề lên chuột ĐTĐ type 2 sau 21 ngày điều trị

Phân lô ĐT

Nồng độ glucose huyết lúc đói (mmol/l) Trƣớc ĐT Sau 7 ngày ĐT Sau 14 ngày

ĐT Sau 21 ngày ĐT ĐC 7.28±0.33 7.19±0.41 7.36±0.35 7.15±0.47 Không ĐT 22.83±3.59 23.56±1.27 24.07±1.69 24.95±1.13 EtOH 22.55±2.21 20.02*±1.45 17.24*±1.56 12.52*±1.25 n – hexan 22.48±2.33 19.56*±1.73 17.54*±1.43 13.35*±1.18 CHCl3 21.55±2.35 19.58*±2.05 17.31*±1.32 16.25±1.21

(Số liệu thể hiện trong bảng là giá trị trung bình của 5 con chuột/lô; (*):p<0.05 là giá trị có ý nghĩa thống kê của các lô chuột so sánh với lô chuột trước khi điều trị ở cùng thời điểm)

Hình 3.8. Nồng độ glucose huyết lúc đói của các lô chuột trƣớc và sau 21 ngày điều trị

Từ kết quả trên chúng tôi có những nhận xét sau:

Đối với chuột đối chứng: nồng độ glucose huyết tƣơng đối ổn định. Lô chuột không điều trị nồng độ glucose huyết có tăng nhƣng tăng không đáng kể.

Với chuột đƣợc điều trị bằng các cao phân đoạn dịch chiết từ loài Mã Đề thì nồng độ glucose huyết đều giảm một cách đáng kể và giảm với tỉ lệ khác nhau. Có tác dụng mạnh nhất là cao EtOH (giảm 44.48%), cao n – hecxan (giảm 40.61%) và thấp nhất là cao CHCl3 (giảm 24.59%).

Kết quả trên là khá phù hợp với kết quả định tính các chất tự nhiên và định lƣợng polyphenol trong các cao phân đoạn dịch chiết từ loài Mã Đề. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, không chỉ có flavonoid là nhóm hợp chất duy nhất có tác dụng chữa bệnh ĐTĐ mà các polyphenol khác (mangiferin, resverratrol, epigallocatechin – 3 – gallat…) và đôi khi cả alkaloid (berberin, radicamine A và B, casuarine – 6 – O – α – glucoside, javaberine A và B…) cũng có tác dụng này. Nhƣ vậy, các cao phân đoạn dịch chiết từ loài Mã Đề có tác dụng tốt trong việc điều trị giảm glucose huyết. Kết quả này mở ra một hƣớng mới trong việc

0 5 10 15 20 25 ĐC Chuột ĐTĐ

không ĐT Chuột ĐTĐ + EtOH

Chuột ĐTĐ + n - hexan Chuột ĐTĐ + CHCl3 7.28 22.83 22.55 22.48 21.55 7.15 24.95 12.52 13.35 16.25 mmol/l Trƣớc ĐT Sau 21 ngày

sử dụng Mã Đề làm thực phẩm chức năng trong điều trị ĐTĐ. Tuy nhiên, muốn phát triển thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ĐTĐ từ loài Mã Đề thì cần có thêm nhiều nghiên cứu sâu hơn về các hợp chất trong mỗi phân đoạn.

3.5.2. Tác dụng của các phân đoạn dịch chiết tới một số chỉ tiêu hóa sinh trên

mô hình chuột ĐTĐ type 2

Để đánh giá ảnh hƣởng của các phân đoạn dịch chiết đến một số chỉ số hóa sinh của chuột ĐTĐ type 2 vào ngày cuối cùng của thời gian điều trị, sau khi cho nhịn đói 12 giờ, chúng tôi chọn 2 lô chuột có chỉ số đƣờng huyết

giảm mạnh (gồm lô chuột đƣợc điều trị bằng cao PĐ EtOH và cao PĐ n – hecxan), lấy máu tổng số và phân tích một số chỉ số hoá sinh. Kết quả

đƣợc trình bày trong bảng 3.12.

Bảng 3.12. Một số chỉ số lipid máu ở chuột ĐTĐ trƣớc và sau 21 ngày điều trị bằng cao phân đoạn EtOH, n – hecxan

Chỉ số (mmol/l) Chuột ĐTĐ không ĐT Chuột ĐTĐ điều trị Cao PĐ EtOH Cao PĐ n – hecxan TC 6.05 ± 0.09 4.65* ± 0.12 4.72* ± 0.24 TG 2.52 ± 0.11 1.95 *±0.25 2.01* ± 0.21 HDL – c 1.26 ± 0.12 1.62* ± 0.23 1.58*± 0.22 LDL – c 4.15 ± 0.15 3.25* ± 0.21 3.29* ± 0.14

(Số liệu thể hiện trong bảng là giá trị trung bình của 5 con chuột/lô; (*): p<0.05 là giá trị có ý nghĩa thống kê của các lô chuột so sánh với lô chuột không điều trị)

Hình 3.9. Biểu đồ một số chỉ số lipid chuột đái tháo đƣờng trƣớc và sau điều trị bằng dịch chiết loài Mã Đề

Từ kết quả trên có thể thấy các cao phân đoạn dịch chiết từ loài Mã Đề đều đem lại kết quả rất khả quan. Sau 21 ngày điều trị các chỉ số lipid máu đã đƣợc cải thiện tốt hơn.

Chỉ số TC và TG là hai chỉ số rất quan trọng đánh giá về rối loạn trao đổi lipid sau 21 ngày điều trị đã giảm đáng kể. Cụ thể: chỉ số TC giảm tƣơng ứng 23.14%, 21.98%, chỉ số TG giảm tƣơng ứng 22.62%, 2.24%.

Cùng với sự giảm chỉ số TC và TG là sự tăng chỉ số HDL – c, giảm chỉ số LDL – c. Cao PĐ EtOH có tác dụng giảm chỉ số LDL – c mạnh nhất (giảm 21.69% so với chuột ĐTĐ không điều trị), đồng thời cũng có tác dụng giúp HDL – c tăng (tăng 28.57% sau 21 ngày điều trị). Cao PĐ n – hexan giúp LDL – c giảm 20.72%, HDL – c tăng 25.40%. 0 1 2 3 4 5 6 7 TC TG HDL - c LDL - c 6.05 2.52 1.26 4.15 4.65 1.95 1.62 3.25 4.72 2.01 1.58 3.29 mmol/l Chuột ĐTĐ không ĐT EtOH n - hexan

KẾT LUẬN

Từ những kết quả thu đƣợc trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi thu đƣợc những kết quả sau:

1. Thành phần các hợp chất thứ sinh trong các phân đoạn dịch chiết từ loài Mã Đề (Plantago major L.) khá phong phú, có đầy đủ các nhóm hợp chất tự nhiên phổ biến nhƣ flavonoid, tannin, alkaloid và glycoside. Trong đó phân đoạn EtOH có hàm lƣợng polyphenol cao nhất.

2. Sau 21 ngày điều trị bằng các phân đoạn dịch chiết từ loài Mã Đề với liều uống là 1500mg/kg thể trọng, khối lƣợng chuột BP đã giảm một cách đáng kể, trong đó phân đoạn EtOH có tác dụng tốt nhất (giảm 25.12%).

Các chỉ số hóa sinh cũng đã thay đổi: chỉ số TC giảm tƣơng ứng 14.56% , 12.77% và 11.51%; chỉ số triglyceride giảm tƣơng ứng 20.85%, 19.15% và 14.04%; chỉ số glucose huyết giảm tƣơng ứng 14.78%, 13.67%, 10.71%, chỉ số LDL – c giảm mạnh nhất: giảm 29.86% khi điều trị bằng cao PĐ ethanol, giảm 26.03% khi điều trị bằng n – hexan và giảm 20.82% khi điều trị bằng cao PĐ chloroform. Mặt khác chỉ số HDL – c lại có xu hƣớng tăng mạnh: tăng 27.59% khi điều trị bằng cao PĐ ethanol, 23.28% khi điều trị bằng n – hexan và tăng 15.52% khi điều trị bằng cao PĐ chloroform.

3. Một số phân đoạn dịch chiết từ loài Mã Đề có khả năng hạ đƣờng huyết trên mô hình chuột ĐTĐ type 2: Hàm lƣợng glucose huyết của lô chuột uống cao EtOH giảm mạnh nhất (giảm 44.48%), cao PĐ n – hecxan (giảm 40.61%) và thấp nhất là cao PĐ CHCl3 (giảm 24.59%). Đồng thời, các chỉ số hóa sinh của chuột ĐTĐ type 2 cũng giảm mạnh khi uống cao EtOH: chỉ số cholesterol toàn phần giảm 23.14%, chỉ số triglixerid giảm 20.24%, chỉ số LDL – c giảm 21.69%. Mặt khác chỉ số HDL – c lại có xu hƣớng tăng mạnh (tăng 28.57%).

KIẾN NGHỊ

1. Tiếp tục đi sâu tìm hiểu cơ chế giảm khối lƣợng, giảm lipid máu, hạ glucose huyết của các phân đoạn dịch chiết từ loài Mã Đề với thời gian điều trị lâu hơn.

2. Tiếp tục nghiên cứu thành phần và xác định cấu trúc hóa học của một số chất trong các phân đoạn dịch chiết từ loài Mã Đề (đặc biệt quan tâm là các chất có trong phân đoạn EtOH) có tác dụng trong điều trị bệnh b o phì và đái tháo đƣờng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Báo cáo tổng kết, “Nghiên cứu sử dụng các hợp chất polyphenol trong một số giống chè ở Việt Nam”, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ hóa sinh, tr. 4 – 10. 2. Nguyễn Thị Hiền (2011), Nghiên cứu tách chiết một số hợp chất tự nhiên

từ lá cây hồng pháp (Garcinia tinctoria) có tác dụng chống béo phì và chống rối loạn trao đổi chất, Luận văn thạc sĩ sinh học – Đại học sƣ phạm Hà Nội 2.

3. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2012), “Phân lập các hợp chất phenolic từ một số thực vật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học Tự nhiên.

4. Phùng Thanh Hƣơng (2001), “Khảo sát một số mô hình gây tăng glucose huyết và bước đầu nghiên cứu tác dụng điều trị bệnh đái tháo đường của dịch chiết thân cây mướp đắng (Momordica charantia L. Cucubitaceae)”, Luận văn thạc sĩ dƣợc học, Đại học dƣợc Hà Nội.

5. Phùng Thanh Hƣơng (2009), “Nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết và ảnh hưởng lên chuyển hóa glucose của dịch chiết lá bằng lăng nước (Lagertroemia specciosa L.)”, Luận án tiến sĩ dƣợc học, Hà Nội.

6. Phan Quốc Kinh (2011), “Các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học”, NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 8 – 119.

7. Đỗ Ngọc Liên, Nguyễn Thành Đạt, Nguyễn Thị Thuý Quỳnh, Nguyễn Thị Thanh Ngân (2006), “Nghiên cứu một số hợp chất tự nhiên của dịch chiết lá Khế (Averrhoa carambola L.) và tác động hạ đường huyết của chúng trên chuột (Rattus spp) gây tăng đường huyết”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 3, tr. 39 – 44.

8. Đỗ Ngọc Liên, Nguyễn Hữu Quỳnh, Nguyễn Hoàng Quang, Nguyễn Thị Thanh Ngân (2009), “ Tác dụng chống béo phì và giảm khối lượng cơ thể của

các phân đoạn dich chiết vỏ quả Quất cảnh trên chuột béo phì thực nghiệm”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 25, tr.172 – 187.

9. Nguyễn Kim Lƣơng ( 2001), “Nghiên cứu rối loạn chuyển hoá lipid ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có và không tăng huyết áp”, Luận án Tiến sĩ y học, Học viện Quân Y.

10. Trần Thị Chi Mai (2007), “Nghiên cứu tác dụng của polyphenol Chè xanh (Camellia sinensis) lên các chỉ số lipid và trạng thái chống oxy hóa trong máu chuột cống trắng đái tháo đường thực nghiệm”, Luận án tiến sĩ Y học. 11. Trần Thị Xuân Ngọc (2012), Thực trạng và hậu quả can thiệu thừa cân,

béo phì của mô hình tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng trẻ e 6 – 14 tuổi tại Hà Nội, Luận án tiến sĩ dinh dƣỡng – Viện dinh dƣỡng quốc gia.

Tài liệu Tiếng Anh

12.Jung U.J., Park Y.B. (2006), “Effect of citrus flavonoids on lipid metabolism and glucoza – regulating enzyme mARN level in type 2 diabetic mice”, The International Journal of Biochemistry &Cell biology, Vol 38 (7), pp. 1134 – 1145.

13. Lenzen, S.(2008). “The mechanism of alloxan – and streptozotocin – induced diabetes”. Diabetologia 51: 216 – 226.

14. Lifescan INC., Johnson & Johnson company (1996), “Glucose testing and reagent chemistry”, Lifescan learning modules, pp. 1 – 26.

15. Lorke D. A. (1983), “A new approach to practical acute toxicity testing”,Arch Toxicol , Vol 54, pp. 275 – 287.

16. Srinivasan K., Viswanad B., Asrat L., Kaul C. L., Ramarao P. (2005), “Combination of hight – fat – diet – fet and low – does STZ treated rat: A model for type 2 diabetes and pharmacological screening”, Department Pharmacological Reseach, 52, pp. 313 – 320.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính hóa sinh dược của dịch chiết từ loài mã đề (plantago major l ) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)