Thực trạng của ngành du lịch Tây Ninh trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh tây ninh trong bối cảnh việt nam kinh tế quốc tế luận văn ths kinh tế 60 31 01 06 pdf (Trang 56 - 64)

Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu và phân tích một số chỉ tiêu cơ bản về khách du lịch, doanh thu du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, lao động trong du lịch...của Tây Ninh trong giai đoạn 2007 - 2014. Cụ thể :

3.1.1. Doanh thu du lịch

Những năm gần đây, du lịch Tây Ninh đã có sự phát triển rõ rệt, tốc độ tăng trưởng khách du lịch khá nhanh và tương đối ổn định về thị trường. Tốc độ tăng trưởng bình quân về thu nhập từ du lịch là 23,27%/năm, đối với khách du lịch có lưu trú là 23,18%/năm, khách du lịch tham quan 23,81%/năm. Đồng thời, khách xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế trên địa bàn cũng tăng trung bình hàng năm đạt 15,04%/năm. Riêng đối với Khu di tích lịch sử văn hoá núi Bà Đen, chỉ tính riêng những ngày Hội xuân núi Bà Đen năm 2014, khách tham quan đạt mức trên 1,6 triệu người, tăng 14% so với cùng kỳ.

Ngoài lợi thế có đường biên giới chung với Campuchia dài 240 km với 2 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát, tỉnh Tây Ninh còn có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát, Toà thánh Cao Đài, Di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam…[16]

Ngoài ra còn có các lễ hội lớn như Hội xuân núi Bà Đen, Lễ vía Bà Đen, Hội yến Diêu Trì cung, Lễ vía Đức Chí Tôn và nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng như bánh canh Trảng Bàng, bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, mắm chua, ốc núi… Đây là cơ hội để Tây Ninh khai thác hiệu quả ngành du lịch một cách chuyên nghiệp, nhằm khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh khu vực.

Theo số liệu thống kê về hiện trạng, du lịch Tây Ninh cập nhật được mức chi tiêu, thu nhập du lịch (GDP du lịch), từ đó có thể tính được tổng thu từ khách du lịch.

49

Mức chi tiêu của khách du lịch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn 2007 - 2014 tương đương với một số tỉnh trong vùng du lịch ĐNB và TNB, ở mức chi tiêu bình quân đối với khách du lịch quốc tế từ 40-55 USD tương đương 900 - 1.200 ngàn đồng/01 ngày, đối với khách du lịch nội địa từ 5-12 USD tương đương 100 - 240 ngàn đồng/01ngày. Đối với khách tham quan, như đã phân tích ở trên do công tác thống kê chưa cập nhật đầy đủ mức chi tiêu đối với khách tham quan mà chỉ xác định trên cơ sở vé vào cửa tại các khu du lịch, giai đoạn 2007 - 2014, giá vé vào cửa trung bình cho các khu du lịch trên địa bàn từ 30 - 80 ngàn đồng/01 khách, tương đương 2 - 4 USD. [16]

3.1.1.2.Thu nhập từ du lịch (GDP du lịch).

Biểu 3.1- Thu nhập từ khách du lịch quốc tế và nội địa lưu trú (tỷ đồng)

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh)

Căn cứ vào mức chi tiêu trên của khách du lịch trong giai đoạn nghiên cứu cho thấy thu nhập từ du lịch đạt tốc độ tăng trưởng khá cao 23,27%%, đối với khách quốc tế có lưu trú đạt 10,21%, khách nội địa có lưu trú đạt 26,52% và khách tham quan đạt 23,81% cụ thể: Năm 2007 đạt 585,54 tỷ đồng, trong đó thu nhập từ khách có lưu trú đạt 57.55% (khách nội địa chiếm tỷ lệ 80,85%), khách tham quan đạt 42,45%; năm 2014 thu nhập từ các dịch vụ du

50

lịch (GDP du lịch) đạt 1.730 tỷ đồng, trong đó thu nhập từ khách có lưu trú

đạt 54,87% (khách nội địa chiếm tỷ lệ 92,23%).[16]

Qua đó cho thấy, thu nhập từ khách lưu trú đạt cao hơn thu nhập từ khách tham quan mặc dù số lượng khách tham quan cao hơn. Thu nhập từ lưu trú thì khách du lịch nội địa có doanh thu cao hơn khách du lịch quốc tế, điều này phản ảnh số lượng khách quốc tế lưu trú trên địa bàn không cao.

3.1.1.3. Tổng thu từ khách du lịch.

Căn cứ vào thu nhập từ du lịch có thể tính được tổng thu từ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn 2007 - 2014 như sau: Về tốc độ tăng trưởng đạt 15,04%/năm và đến năm 2014 đạt 1730 tỷ đồng.

Biểu 3.2- GDP của tỉnh, GDP của du lịch (DVLT&AU) và tỷ lệ đóng góp

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh)

So sánh GDP du lịch với GDP của tỉnh. Qua phân tích bảng trên cho thấy: Tỷ lệ đóng góp của GDP du lịch vào tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ngày càng ổn định cụ thể: Năm 2007 là 3,60%, năm 2012 đóng góp với tỷ lệ 3,13%, đến năm 2014 là 3,125% vào GDP của tỉnh.

51

3.1.2. Về số lượng du khách

Phân tích Biểu 3.3. cho thấy tốc độ tăng trưởng trung bình khách du lịch trong giai đoạn 2007 - 2014 đạt 11%. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch có lưu trú là 24,3%, trong đó khách quốc tế có lưu trú là 6,23%, khách nội địa có lưu trú là 24,73%. So sánh về tỷ trọng khách du lịch quốc tế so với tổng số khách là 0,32%. So sánh tỷ trọng khách có lưu trú thì khách quốc tế có lưu trú là 1,45% và khách du lịch nội địa là 98,5%. Tỷ trọng khách tham quan chiếm 79% so với tổng số khách, có nghĩa là khách lưu trú chỉ đạt 21%.

Phân tích tổng số khách cho thấy: Năm 2007, du lịch tỉnh Tây Ninh đón được 2.014 ngàn lượt và đến năm 2010 đạt 2.985 ngàn lượt và năm 2014 đạt được hơn 4.010 ngàn lượt khách tăng gần gấp 2 lần so với đầu kỳ.

Phân tích về khách du lịch có lưu trú năm 2007 đạt 370 ngàn lượt khách bằng 18,37% tổng số khách du lịch, trong đó khách quốc tế có lưu trú đón được 7,8 ngàn lượt khách chiếm 2,1% lượt khách có lưu trú, khách tham quan đạt 1,64 triệu lượt khách chiếm 81,4%. Đối với khách lưu trú năm 2014 đạt 1. 225 ngàn lượt tăng 231% so với năm 2007, trong đó khách du lịch quốc tế có lưu trú đạt 10,27 ngàn lượt khách tăng gấp 31,67% so với năm 2007 và khách du lịch nội địa đạt 1.194 ngàn lượt khách cũng tăng gấp 3,3 lần so với năm 2007. [16]

Phân tích về sự biến động số lượng khách đến Tây Ninh: Một trong những yếu tố tác động đến số lượng khách và thành phần khách trong thời gian qua là do vị trí địa lý, tỉnh Tây Ninh liền kề với TP.Hồ Chí Minh là một trung tâm du lịch lớn của cả nước và phía Nam nên bị chi phối dòng khách du lịch từ trung tâm này. Tây Ninh là cửa ngõ nguồn khách quốc tế đường bộ giữa Việt Nam và thị trường khách du lịch Campuchia, số lượng khách qua cửa khẩu tuy tăng nhanh nhưng do gần TP.Hồ Chí Minh nên Tây Ninh trở thành địa bàn trung chuyển khách dẫn đến số lượng ngày khách lưu trú tăng không đáng kể, hơn nữa cũng do sản phẩm du lịch trên địa bàn chưa đủ sức “níu kéo” khách ở lại Tây Ninh.

52

Biểu 3.3- So sánh khách du lịch lưu trú và khách tham quan (triệu người)

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh)

Biểu 3.4- Tỷ lệ khách du lịch nội địa và quốc tế có lưu trú

53

Đối với khách tham quan, số lượng khách này tăng nhanh do ngoài yếu tố vị trí địa lý chi phối dòng khách vùng du lịch, còn có sức hút của độc đáo tài nguyên du lịch trên địa bàn như: Khu du lịch núi Bà Đen, Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh, các di tích lịch sử cách mạng... Phân tích đặc điểm khách tham quan du lịch tại Tây Ninh cho thấy số lượng khách tập trung vào ngày lễ hội (nhất là dịp Hội xuân núi Bà Đen), ngày tết âm lịch, vào dịp nghỉ hè, nghỉ cuối tuần chiếm đa số, còn các ngày khác không tăng đột biến; sản phẩm du lịch họ sử dụng trong chuyến đi chủ yếu là ăn uống, phương tiện đi lại và tín ngưỡng còn các dịch vụ du lịch khác còn hạn chế. Về công tác thống kê để đánh giá số lượng khách này thường được thống kê qua số lượng vé vào cổng tại một vài điểm du lịch như là khu du lịch núi Bà Đen, còn một số khu du lịch khác chưa làm con số thống kê về số lượng khách tham quan vì chưa tổ chức bán vé tham quan như: tại điểm tham quan Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh, các điểm di tích lịch sử cách mạng, tại các đình chùa… cho nên bảng thống kê trên chưa phản ánh hết số lượng và tính chất khách du lịch đến trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Trong thời gian tới cần có một phương pháp tính toán khoa học và chính xác về số lượng khách tham quan tại Tây Ninh.

Bảng 3.1. Số lượng khách xuất nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế

Đơn vị tính: Ngàn lượt khách

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh

Tuy nhiên, khi xem xét số lượng khách xuất nhập qua cửa khẩu quốc tế tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng là 34,34%; năm 2007 có 1.504 ngàn thì năm

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Số lượt khách 1.504 2.104 2.309 2.653 2.919 3.100 3.428 3.908

Ttr Trong đó:

+ Khách XC 751 1.058 1.117 1.340 1.459 1.460 1.628 1.895

54

2010 đạt 2.653 ngàn lượt khách và năm 2014 đạt 3.908 ngàn lượt khách sấp sĩ với tổng số lượng khách du lịch đến với Tây Ninh và vượt số lượng khách tham quan trong lúc đó thống kê số lượng khách lưu trú, khách tham quan, các chỉ tiêu khác tăng thấp hơn. Nguyên nhân do khoảng cách địa lý và chất lượng dịch vụ, mức độ hấp dẫn của sản phẩm du lịch nên chưa thu hút khách du lịch ở lưu lại trên địa bàn.

Phân tích khách tham quan: Năm 2007 đạt 1.644 ngàn lượt khách, đến năm 2010 đạt 2.020 ngàn lượt khách và năm 2014 đạt 2.805 ngàn khách. Điều này chứng tỏ, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đang thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan. Phân tích đối tượng khách tham quan cho thấy: lượng khách du lịch nội địa chiếm tỷ lệ cao hơn so với khách du lịch quốc tế, điểm thu hút khách tập trung vào Khu DTLSVHDTDL núi Bà Đen. Khách quốc tế đến tham quan Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh cao hơn các điểm du lịch khác trên địa bàn, tuy nhiên do đây là điểm du lịch không thu phí nên điểm tham quan này chưa thống kê chính xác số lượng khách hàng năm. Đối với khách đi lễ hội kết hợp tham quan du lịch thì khách du lịch nội địa cao hơn khách du lịch quốc tế. [16]

3.1.3. Về số ngày khách lưu trú trung bình

Căn cứ vào bảng số 3.5, số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch trên địa bàn trong giai đoạn 2007 - 2014 là 1,81 ngày/khách, trong đó đối với khách du lịch quốc tế có lưu trú trung bình là 2,005 ngày/khách, khách du lịch nội địa là 1,61 ngày/khách. Tổng số ngày lưu trú đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 30%, cụ thể năm 2007 có 592,39 ngàn ngày khách, năm 2010 đạt 1.144 ngàn ngày khách và đến năm 2014 đạt 2.196,1 ngàn ngày khách; tổng số ngày khách quốc tế có lưu trú năm 2007 đạt 15,34 ngàn ngày khách, đến năm 2010 đạt 17,95 ngàn ngày khách và năm 2014 đạt 21,67 ngàn ngày khách; tổng số khách du lịch nội địa có lưu trú năm 2007 đạt 507,05 ngàn ngày khách, đến năm 2014 là 2.174,43 ngàn ngày khách. Tỷ lệ khách du lịch nội địa có lưu trú chiếm 99%, còn khách du lịch quốc tế chiếm 1%. Điều này chứng tỏ khách du lịch quốc tế có số ngày lưu trú còn rất ít so với khách du

55

lịch nội địa, nguyên nhân có thể do số lượng và chất lượng sản phẩm lưu trú trên địa bàn chưa đảm bảo tiêu chuẩn cho khách du lịch quốc tế.

Biểu 3.5- So sánh số ngày lưu trú của khách du lịch quốc tế và nội địa

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh) 3.1.4. Số lượng tổ chức/cá nhân kinh doanh du lịch

Kinh doanh lữ hành có vai trò quan trọng đối với phát triển du lịch của từng khu vực, chức năng của kinh doanh lữ hành với mục tiêu thu hút khách du lịch từ các địa bàn đến tham quan du lịch. Kinh doanh lữ hành có kinh doanh lữ hành quốc tế và kinh doanh lữ hành nội địa; lữ hành quốc tế có kinh doanh Inbound thu hút khách quốc tế từ nơi khác đến và Outbound đưa khách quốc tế và nội địa trên địa bàn đi tham quan các nước khác; trong du lịch thường chỉ khuyến khích kinh doanh Inbound cũng là chỉ tiêu đánh giá năng lực của công ty lữ hành. Công ty lữ hành trên địa bàn Tây Ninh chỉ có 01 đơn vị kinh doanh có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, hoạt động kinh doanh chủ yếu là đưa khách du lịch nội địa đi du lịch nước ngoài với 5 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, năng lực thu hút khách du lịch quốc tế Inbound còn hạn chế, thị trường khách quốc tế chưa nhiều. Công ty du lịch nội địa có 04

56

đơn vị chủ yếu tổ chức các đoàn khách du lịch nội địa trên địa bàn đi tham quan các điểm du lịch trên địa bàn và các tỉnh khác.

Đánh giá kinh doanh lữ hành. Trên địa bàn Tây Ninh có ít công ty, hãng lữ hành quốc tế, lại chưa có văn phòng đại diện của các công ty trong và ngoài nước nên ảnh hưởng đến thị trường khách du lịch. Năng lực chuyên môn thiếu, thị trường đón khách chưa hiệu quả; trình độ cán bộ yếu cả nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ, số lượng hướng dẫn viên du lịch quốc tế hoạt động trên địa bàn còn ít. Công tác xúc tiến tìm kiếm thị trường còn thụ động.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh tây ninh trong bối cảnh việt nam kinh tế quốc tế luận văn ths kinh tế 60 31 01 06 pdf (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)