4.1.1.1.Cơ hội của phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh
a) Hội nhập quốc tế và những thuận lợi cho sự phát triển du lịch Tây Ninh
Sự phát triển của du lịch với tư cách là một ngành kinh tế không nằm ngoài quy luật khách quan trên. Hơn thế nữa, với đặc điểm là ngành kinh tế “liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao”, sự phát triển du lịch không thể bó hẹp trong một lãnh thổ “khép kín” mà luôn vươn ra khỏi phạm vi hành chính một địa phương, một quốc gia, một khu vực. Như vậy “Hội nhập” không chỉ được xem là xu thế mà đó còn chính là bản chất của phát triển điểm đến du lịch. Điều này là một thực tế và đã được minh chứng bởi chính tình trạng chậm phát triển của du lịch Việt Nam vào thời kỳ trước những năm 90 của Thế kỷ XX khi Việt Nam chưa có chính sách mở cửa hội nhập với khu vực và quốc tế và còn bị ảnh hưởng bởi chính sách cấm vận cho dù Việt Nam là điểm đến có nhiều tiềm năng và lợi thế trong phát triển du lịch.
Hội nhập của điểm đến du lịch là một yêu cầu khách quan trong quá trình phát triển của điểm đến ở tất cả các quy mô khác nhau từ khu vực, quốc gia đến các địa phương và điểm du lịch trong từng địa phương nhằm có được những lợi ích và cơ hội phát triển cho điểm đến mà trước hết đó là cơ hội mở rộng thị trường du lịch, cơ hội phát triển các tuyến du lịch và sản phẩm du lịch liên kết ở quy mô lãnh thổ lớn hơn, cơ hội có được những chính sách chung hỗ trợ hiệu quả hơn, v.v. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích có được, việc hội nhập như một yêu cầu khách quan sẽ tạo ra những thách thức không nhỏ đối với điểm đến mà trước hết là thách thức về năng lực cạnh tranh. Thực tế cho thấy trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay, điểm đến du lịch nào không tự nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình để trước hết là tồn tại và sau đó là phát triển thì sẽ bị loại ra khỏi “cuộc chơi” cho dù điểm
80
đến rất có tiềm năng du lịch. Chính vì vậy, hàng năm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đều xếp hạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch bên cạnh việc xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia chung như sự cảnh báo đối với phát triển du lịch ở quy mô quốc gia với tư cách như một điểm đến.
Như vậy có thể thấy hội nhập du lịch là một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển các điểm đến và phát triển du lịch Việt Nam hiện nay với tư cách là một điểm đến trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới cũng không phải là ngoại lệ.
Du lịch Việt Nam hiện đã có những bước dài trên con đường hội nhập quốc tế với những dấu mốc quan trọng sau:
Năm 1995: Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN, đánh dấu bước đi đầu tiên quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Với tư cách là thành viên của ASEAN, Việt Nam tham gia các tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế qua các hiệp định kinh tế thương mại được ký giữa tổ chức này với các quốc gia và khu vực khác. Cụ thể là Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN- Trung Quốc (2002), Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (2006), Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Nhật Bản (2008), ASEAN - Úc - NewZealand (2009), ASEAN - Ấn Độ (2010).
Năm 2001: Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ.
Trong Hiệp định Thương mại song phương Việt Mỹ (BTA), Việt Nam đã có những cam kết tương tự như cam kết với WTO. Tuy nhiên, do Hiệp định Thương mại Việt Mỹ đã có hiệu lực từ năm 2001, một số cam kết theo BTA đã bắt đầu có hiệu lực. Theo hiệp định thương mại Việt Mỹ (BTA), doanh nghiệp Mỹ hiện tại đã có thể đầu tư dưới dạng 100% vốn nước ngoài
Năm 2006: Việt nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Việt Nam đã chính thức hoàn tất thủ tục gia nhập tổ chức WTO vào 7/11 năm 2006 và chính thức gia nhập tổ chức WTO sau khi Quốc hội phê chuẩn vào đầu tháng 01 năm 2007. Riêng trong lĩnh vực dịch vụ, Việt Nam đã cam kết tất cả 11 ngành dịch vụ được phân loại theo Hiệp định chung về Thương
81
mại và Dịch vụ (GATS). Đối với dịch vụ du lịch, Việt Nam chỉ cam kết đối với các phân ngành dịch vụ đại lý du lịch và kinh doanh lữ hành du lịch, dịch vụ sắp xếp chỗ trong khách sạn, dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống. Những
cam kết này sẽ được áp dụng tự động cho các thành viên ASEAN.
GATS quy định có 4 phương thức cung cấp dịch vụ, bao gồm: 1) cung cấp qua biên giới (dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ của một Thành viên này sang lãnh thổ của một Thành viên khác,); 2) tiêu dùng ngoài lãnh thổ (người
tiêu dùng của một Thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một Thành viên
khác để tiêu dùng dịch vụ); 3) hiện diện thương mại (nhà cung cấp dịch vụ
của một Thành viên thiết lập các hình thức hiện diện như công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh, chi nhánh v.v…trên lãnh thổ của một Thành
viên khác để cung cấp dịch vụ); 4) hiện diện thể nhân (thể nhân cung cấp dịch
vụ của một Thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một Thành viên khác để cung cấp dịch vụ).
Trong các cam kết của mình với WTO, Việt Nam cam kết không hạn chế đối với phương thức 1 và 2. Đối với phương thức 3, Việt Nam cũng cam kết xóa bỏ hạn chế vốn sở hữu nước ngoài đối với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức liên doanh, liên kết trong hoạt động đại lý du lịch, kinh doanh lữ hành du lịch. Tuy nhiên các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lữ hành du lịch có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam (inbound) và lữ hành nội địa đối với khách vào du lịch Việt Nam như là một phần của dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam. Các doanh nghiệp sở hữu nước ngoài không được phép thực hiện các dịch vụ gửi khách trong nước. Công ty nước ngoài tuy được phép đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam. Đối với phương thức 4, Việt Nam vẫn không cho phép hướng dẫn viên du lịch nước ngoài được hành nghề tại Việt Nam.
Như vậy, có thể nói Việt Nam đã mở cửa thị trường du lịch tương đối mạnh mẽ so với một số ngành dịch vụ khác như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm. Thực tế cho thấy, sau khi chính thức công bố các cam kết với WTO về
82
việc mở cửa thị trường dịch vụ du lịch, hiện đang xuất hiện một số dư luận lo ngại các tập đoàn nước ngoài hùng mạnh sẽ thôn tính doanh nghiệp Việt Nam, chiếm lĩnh các lĩnh vực dịch vụ du lịch mang lại giá trị gia tăng cao và đẩy doanh nghiệp Việt nam vào số phận làm thuê ngay trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, chắc chắn cơ hội mang lại cho ngành Du lịch Việt Nam sau khi WTO sẽ nhiều hơn thách thức nếu các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp đánh giá lại năng lực, định vị lại và xây dựng chiến lược rõ ràng nhằm tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng một
cách chủ động cùng với phát huy thế mạnh riêng vốn có của mình.
Từ năm 1993: Đã thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch với các
nước trong khu vực và thế giới; đã ký và thực hiện 41 Hiệp định hợp tác du lịch song phương với những nước là thị trường du lịch trọng điểm. Đã quan hệ với trên 1.000 hãng du lịch lữ hành, trong đó có nhiều hãng du lịch lớn của hơn 60 nước và vùng lãnh thổ; là thành viên của UNWTO từ năm 1981; Hiệp hội Du lịch Châu Á-Thái Bình Dương từ 1989; Hiệp hội Du lịch ASEAN từ 1996. Đã ký Hiệp định hợp tác du lịch đa phương 10 nước ASEAN; tham gia tích cực trong hợp tác du lịch tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS), khu vực (WEEC, Hai hành lang - Một vành đai), liên khu vực và thế giới.
Trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, du lịch Việt Nam đã có
được nhiều cơ hội song cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ.
Thế giới trong những năm đầu của thế kỷ XXI đang có những biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội; tính năng động và nhịp độ tăng trưởng cao của nền kinh tế các nước khu vực châu Á; xu thế toàn cầu hóa và hợp tác tiểu vùng (WEC, GMS...) dẫn đến nhu cầu du lịch tăng mạnh. Xu thế và trào lưu đi du lịch của khách du lịch đang có xu hướng chuyển dần từ Tây sang Đông mà khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á là những điểm đến lý tưởng và có sức lôi kéo mãnh liệt (theo dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới đến năm 2020 khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á sẽ đón khoảng 125 triệu lượt khách quốc tế, mức tăng trưởng bình quân lượng khách quốc tế đến khu vực giai đoạn đến năm 2010 là 6%/năm). Đây là những điều
83
kiện thuận lợi và nhiều cơ hội để du lịch Tây Ninh phát triển theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế.
Những cơ hội:
- Tăng thị phần du lịch quốc tế: Theo phương pháp tính tổng cầu du lịch
theo tài khoản vệ tinh (Tourism Satellite Account - TSA) là tiêu chuẩn thống kê quốc tế được chấp nhận để đánh giá ảnh hưởng kinh tế du lịch thì hoạt động du lịch bao gồm các hoạt động kinh tế của ngành và các ngành kinh tế khác liên quan có đóng góp cho hoạt động du lịch như sản xuất và phân phối hàng hóa phục vụ khách du lịch, ngân sách của chính phủ cho hoạt động du lịch (kể cả tiêu dùng đầu tư cho bảo tàng, nhà hát, an ninh, hải quan, dịch vụ hàng không, v.v.), đầu tư cho hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch thì tổng cầu du lịch năm 2006 của Việt Nam lên tới 9,72 tỷ USD và mức độ tăng trưởng năm 2006 đứng đầu các nước trong khu vực Đông Nam Á đạt 9,7%.
Nguồn: Nghiên cứu ngành kinh tế Du lịch Việt Nam, Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới ( WTTC), Luân Đôn, 2007.
Số liệu ở trên thể hiện Việt Nam là quốc gia mới gia nhập thị trường du lịch quốc tế, có rất nhiều cơ hội đối với việc phát triển điều kiện cầu cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng du lịch. Việc tổ chức thành công nhiều sự kiện mang tầm cỡ khu vực và quốc tế như Hội nghị Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Tổ chức Nghị viện Châu Á (AIPO), Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (VESAK), Diễn đàn Du lịch Đông Nam Á (ATF), v.v. là minh chứng cho việc Việt Nam đang có cơ hội mở rộng thị trường du lịch quốc tế
bằng hình ảnh một điểm đến an toàn, hấp dẫn và cởi mở.
- Mở rộng thị trường và phát triển những loại hình du lịch mới: Việc cho
phép phát triển các doanh nghiệp du lịch lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ kinh doanh gửi khách tại thị trường Việt Nam sẽ tăng thêm năng lực khai thác khách du lịch inbound nói chung và làm cho hoạt động du lịch inbound trong những năm tới sẽ phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, lượng khách du lịch công vụ, hội nghị (MICE) tăng mạnh sau khi Việt Nam gia nhập WTO và tổ chức thành công nhiều sự kiện mang tầm khu vực
84
và quốc tế. Đây là cơ hội lớn nhất đối với doanh nghiệp du lịch khi Việt Nam gia nhập WTO.
- Cơ hội được cải cách: Đối với doanh nghiệp du lịch khi hội nhập là sức
ép buộc phải có sự cải cách mạnh mẽ chính bản thân nếu muốn tồn tại trong cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam được tiếp cận và học hỏi trình độ quản lý tiên tiến của các tập đoàn du lịch lớn trên thế giới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch nước ngoài với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên phạm vi quốc tế sẽ hỗ trợ chuyển giao kinh nghiệm khai thác thị trường và đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quảng bá và marketing du lịch tại Việt Nam.
- Cơ hội có được hệ thống chính sách hỗ trợ có hiệu quả: Việc chính
phủ Việt Nam cam kết về xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch sẽ yếu tố quan trọng trong việc điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống các quy định và chính sách về phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng qua đó sẽ hỗ trợ có hiệu quả sự phát triểnvà nâng cao năng lực cạnh tranh cho các
doanh nghiệp du lịch.
b) Sự phát triển kinh tế năng động của Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng phát triển kinh tế năng động nhất thế giới. Nền kinh tế không ngừng phát triển, GDP bình quân hàng năm tăng (Việt Nam tiếp tục được xếp là nước có tốc độ phát triển kinh tế cao trong khu vực Châu Á, đứng thứ 2 sau Trung Quốc); cơ cấu kinh tế đang chuyển đổi nhanh sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; kết cấu hạ tầng ngày càng được đầu tư phát triển, đặc biệt là giao thông đi lại thuận tiện hơn và rút ngắn thời gian, khoảng cách; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; nhận thức du lịch thay đổi theo hướng tích cực; nhu cầu du lịch ngày càng tăng nhanh. Đòng thời, Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, an ninh đảm bảo; đất nước, con người thân thiện và mến khách; điểm đến an toàn và thân thiện.
Hệ thống pháp luật của nước ta đang từng bước được hoàn thiện; chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập với việc gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch; chủ trương bỏ thủ tục VISA đối với công dân ở
85
một số thị trường trọng điểm như Châu Âu, các nước Asian, Đông Bắc Á.... Các hãng hàng không trong và ngoài nước đã có thêm các đường bay trực tiếp đến một số thị trường mục tiêu như: Anh, Pháp, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc... góp phần thu hút thêm khách du lịch các nước nói trên đến Việt Nam.
c) Lợi thế so sánh và cơ hội phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh
Việt Nam có quy mô dân số lớn thứ 13 trong gần 200 nước, lực lượng lao động dồi dào, thị trường tri thức ngày càng phát triển, người Việt Nam cần cù thông minh, chịu khó và hiếu khách. Tiềm năng tài nguyên tự nhiên đa dạng phong phú và có truyền thống văn hóa lâu đời của Việt Nam đây là những tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch.
Tây Ninh là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi là một lợi thế quan trọng để mở rộng thị trường và hợp tác phát triển, nhiều cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có du lịch, nằm trong hành lang phát triển kinh tế khu vực ASEAN, là điểm nối kết hành lang phát triển kinh tế quốc tế của các nước trong khối từ: TP. Hồ Chí Minh - Tây Ninh - Vương quốc Campuchia (Phnom Penh, Siem Reap, Poipet..) - Thái Lan (Rachathani, Akse) - Lào (phía Nam của Lào là Stungtreng, Champasak). Tây Ninh cũng nằm trên giao lộ các trục hành lang kinh tế đô thị quốc gia quốc tế, trục hành lang kinh tế đô thị quốc gia và vùng.
Là điểm nối kết của thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô PhnomPenh là hai trung tâm kinh tế, chính trị, thương mại và khoa học kỹ thuật của hai