- Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính
3.2.3 Hoàn thiện chính sách bán hàng
3.2.3.1 Hoàn thiện kế toán chiết khấu thanh toán
Thực chất thì số tiền chiết khấu thanh toán là chi phí cho việc Công ty sớm thu hồi được vốn bị khách hàng trả chậm chiếm dụng. Biện pháp này nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh, thúc đẩy vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, công ty nên thực hiện chiết khấu thanh toán cho những đối tượng khách hàng thanh toán trước thời hạn.
Công ty có thể căn cứ vào thời gian thanh toán và hình thức thanh toán mà đưa ra một tỷ lệ chiết khấu phù hợp. Tỷ lệ này không nên quá thấp để thúc đẩy khách hàng và cũng không nên quá cao để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận. Công ty có thể lựa chọn tỷ lệ chiết khấu là 1% đối với những khách hàng thanh toán tiền hàng sớm (trong 10 ngày).
Ví dụ: Giả sử Công ty TNHH Việt Thanh Music (Ví dụ 1) thanh toán bằng
chuyển khoản trước thời hạn ghi trong hợp đồng. Công ty đồng ý chiết khấu thanh toán 1% cho Công ty TNHH Việt Thanh Music.
Khi nhận được Giấy báo có của ngân hàng, kế toán sẽ tiến hành hạch toán: Nợ TK 1121 72.309.600
Nợ TK 635 730.400 Có TK 131 73.040.000
Bút toán được ghi vào sổ nhật ký chung, sổ cái TK 112, TK 635, TK 131, sổ chi tiết TK 131, sổ tiền gửi ngân hàng …
Với phần mềm MISA thì nhập liệu như sau:
Bước 1: Phân hệ ngân hàng -> Nộp tiền vào tài khoản-> Nhập liệu thông tin chung, thông tin chứng từ, thông tin hạch toán (Nợ TK 1121/Có TK 131, số tiền: 73.040.000, đối tượng: CT_VIET THANH) -> Nhấn nút “Cất”.
Bước 2: Phân hệ ngân hàng -> Séc/Ủy nhiệm chi-> Nhập liệu thông tin đơn vị trả tiền, đơn vị nhận tiền, chứng từ, thông tin hạch toán (Nợ TK 635/ Có TK 1121, số tiền: 730.400) -> Nhấn nút “Cất”.
3.2.3.2 Hoàn thiện kế toán giảm giá hàng bán
Như đã trình bày ở trên, hiện nay Công ty chưa thực hiện các khoản mục “Giảm giá hàng bán”. Trong khi đó, nếu có chính sách hợp lý thì việc thực hiện khoản mục này có thể đem đến cho Công ty nhiều điểm lợi hơn là điểm hại. Công ty sẽ thực hiện khoản mục giảm giá hàng bán đối với các lô hàng có lỗi nhỏ, khi đó lô hàng trên vẫn được tiêu thụ, công ty vẫn có doanh thu, giảm chi phí nhập kho lại lô hàng, giảm chi phí sửa chữa lô hàng trên... Vì vậy, em xin kiến nghị Công ty dựa vào tình hình kinh doanh thực tế, căn cứ vào các chỉ tiêu giá bán ước tính, tỷ suất lợi nhuận mong muốn, … cũng như căn cứ vào thực tiễn yêu cầu của thị trường, mà cụ thể là tham khảo chính sách bán hàng của một số doanh nghiệp khác, để từ đó, đưa ra một chính sách bán hàng đúng đắn, hợp lý.
Để hạch toán Giảm giá hàng bán kế toán sử dụng tài khoản 5212- Giảm giá hàng bán.
Ví dụ: Ở Ví dụ 4, Công ty TNHH MTV Việt Thanh Music có nhu cầu muốn trả
lại 2 chiếc đàn Ghita Mantic bị lỗi. Giả sử, Công ty nhận thấy 2 chiếc đàn chỉ bị lỗi nhỏ, vẫn có thể bán được nên thỏa thuận với Công ty Việt Thanh sẽ giảm giá 200.000 đồng/chiếc đàn. Công ty Việt Thanh đồng ý.
Khi đó kế toán bán hàng sẽ lập Hóa đơn GTGT giảm giá hàng bán với các thông tin như sau:
STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính
Số
lượng Đơn giá Thành tiền
(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4)x(5)
01 Điều chỉnh giảm đơn giá, số tiền, tiền thuế đàn ghita Mantic AG- 1C/MG-1C của Hóa đơn số 0000060 ký hiệu SG/12T ngày 18/01/2015 Chiếc 2 200.000 400.000 Cộng tiền hàng: 400.000 Thuế suất GTGT: 10% , Tiền thuế GTGT: 40.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 440.000 Số tiền viết bằng chữ: Bốn trăm bốn mươi nghìn đồng chẵn.
Căn cứ hóa đơn vừa lập, kế toán có thể hạch toán như sau:
Nợ TK 5212 400.000
Nợ TK 3331 40.000
Có TK 131 440.000
Bút toán được ghi vào sổ nhật ký chung, sổ cái TK 521, sổ cái TK 3331, sổ cái TK 131, sổ chi tiết TK 131.
Với phần mềm MISA thì trình tự nhập liệu là:
Phân hệ bán hàng -> Hàng trả lại, hàng bán -> Giảm giá hàng bán -> Nhập liệu: thông tin chung, thông tin chứng từ, thông tin hàng tiền (Mã hàng: GT_MANTIC AG1C, TK Nợ 5212, TK Có 131, số lượng: 2, đơn giá: 200.000) -> Nhấn nút “Cất”.