Các phương pháp xác định giá vốn hàng bán

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng xăng dầu tại công ty cổ phần xăng dầu quốc tế miền bắc (Trang 27 - 34)

- Lập và báo cáo kết quả kinh doanh đúng chế độ, kịp thời cung cấp các thông

b) Các phương pháp xác định giá vốn hàng bán

Do hàng hoá mua về nhập kho hoặc xuất bán ngay, gửi bán,... được mua từ những nguồn hàng khác nhau và tại những thời điểm khác nhau nên giá thực tế của chúng có thể hoàn toàn không giống nhau, do vậy khi xuất kho để bán hàng hoá cần tính giá thực tế theo một trong các phương pháp sau:

Phương pháp xác định giá thực tế xuất kho.

Phương pháp giá thực tế đích danh: Theo phương pháp này đòi hỏi doanh

nghiệp phải quản lý theo dõi hàng hoá theo từng lô hàng. Khi xuất kho hàng hoá thuộc lô hàng nào thì căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá nhập kho (giá mua) thực tế của lô hàng để tính ra giá thực tế xuất kho.

Phương pháp giá thực tế nhập trước – xuất trước: Hàng hoá nào nhập kho trước thì sẽ được xuất kho trước và lấy giá mua thực tế nhập kho của số hàng đó để tính làm giá thực tế của hàng xuất kho.

Phương pháp giá thực tế nhập sau - xuất trước: Hàng hoá nào nhập kho sau thì sẽ được xuất kho trước và lấy giá mua thực tế nhập kho của số hàng đó để tính làm giá thực tế của hàng xuất kho.

Phương pháp giá thực tế bình quân: Phương pháp bình quân có thể là cuối kỳ

trước, sau mỗi lần nhập, hoặc cả kỳ doanh thu phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. - Theo giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ:

Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính giá trị vốn của hàng xuất kho trong kỳ. tùy theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn cứ vào giá mua, giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính đơn giá bình quân.

Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ =

Trị giá thực tế vật tư, sản phẩm, hàng hóa tồn kho đầu

kỳ +

Trị giá thực tế vật tư, sản phẩm, hàng hóa nhập kho

trong kỳ Số lượng vật tư, sản phẩm,

hàng hóa thực tế tồn kho đầu

kỳ +

Số lượng vật tư, sản phẩm, hàng hóa nhập trong kỳ

-Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập:

Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. Căn cứ vào giá đơn vị bình quân và lượng xuất giữa 2 lần nhập kế tiếp để tính giá xuất theo công thức sau:

Giá đơn vị bình quân sau

mỗi lần nhập

= Trị giá thực tế vật tư, sản phẩm, hàng hóa tồn kho sau mỗi lần nhập Số lượng vật tư, sản phẩm, hàng hóa thực tế tồn kho sau mỗi

lần nhập - Theo giá bình quân cuối kỳ trước:

= Trị giá tồn đầu kỳ Số lượng tồn đầu kỳ • Giá hoạch toán.

Trị giá thực tế xuất kho = Trị giá hoạch toán xuất kho x Hệ số giá

Hệ số giá = Trị giá thực tế tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế nhập trong kỳ Trị giá hoạch toán tồn đầu kỳ + Trị giá hoạch toán nhập trong kỳ

1.2 Nội dung nghiên cứu kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại

1.2.1 Kế toán bán hàng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam

Kế toán bán hàng tại các DN thương mại luôn luôn phải tuân thủ theo hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Trong 26 chuẩn mực do nhà nước ban hành thì kế toán bán hàng chịu sự chi phối nhiều nhất của chuẩn mực số 01: Chuẩn mực chung, chuẩn mực số 02: Hàng tồn kho và chuẩn mực số 11: Doanh thu và thu nhập khác

Theo với chuẩn mực số 01: Chuẩn mực chung:

Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của BCTC trong DN.

•Trong hạch toán kế toán bán hàng luôn phải tuân thủ đúng theo các nguyên tắc kế toán cơ bản của chuẩn mực này, bao gồm:

-Nguyên tắc cơ sở dồn tích: mọi nghiệp vụ kế toán phát sinh trong quá trình bán hàng phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu tiền hoặc thực tế chi tiền.

Khóa luận tốt nghiệp Ngành Kế Toán - Kiểm Toán

- Nguyên tắc giá gốc: Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản phải được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận, ví dụ: ghi nhận hàng tồn kho, …

- Nguyên tắc phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi khi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Cụ thể, khi ghi nhận một khoản doanh thu bán hàng thì phải đồng thời ghi nhận đầy đủ các chi phí phát sinh trong hoạt động bán hàng đó.

- Nguyên tắc nhất quán: các phương pháp và chính sách kế toán áp dụng trong kế toán bán hàng mà doanh nghiệp đã lựa chọn phải được áp dụng thống nhất, ít nhất là trong một kỳ kế toán năm. Nếu có thay đổi thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong Thuyết minh BCTC.

- Nguyên tắc thận trọng: là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong điều kiện không chắc chắc, như: dự phòng giảm giá hàng tồn kho…. Doanh thu và thu nhập phải được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.

- Nguyên tắc trọng yếu: thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính.

•Các yêu cầu cơ bản trong chuẩn mực 01 với kế toán bán hàng:

-Tính trung thực: các thông tin và số liệu trong kế toán bán hàng phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ví dụ, trong quá trình bán hàng kế toán chỉ ghi nhận nghiệp vụ xuất kho hàng hoá khi đã có đầy đủ giấy tờ chứng minh về hoạt động đó như: phiếu xuất kho.

- Tính khách quan: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không được xuyên tạc, ko được bóp méo. Ví dụ, khi ghi sổ một nghiệp vụ bán hàng, kế toán phải căn cứ vào hoá đơn mua hàng, phiếu xuất kho và phản ánh đúng giá trị được ghi trên các chứng từ đó.

- Tính đầy đủ: mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình bán hàng phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không được bỏ sót.

- Tính kịp thời: các nghiệp vụ liên quan đến quá trình bán hàng phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.

- Tính dễ hiểu: Việc trình bày các thông tin trong sổ sách liên quan đến bán hàng như trong sổ chi tiết các tài khoản, sổ cái, BCTC... phải đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng.

- Có thể so sánh: các thông tin và số liệu phải được trình bày nhất quán để có thể so sánh giữa các kỳ kế toán trong doanh nghiệp, hoặc so sánh với doanh nghiệp khác. Ví dụ như đơn vị đo(lít, kg...) hay đơn vị tiền tệ: VNĐ, USD...

• Các yếu tố của BCTC:

BCTC phản ánh tình hình tài chính của DN bằng cách tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có cùng tính chất kinh tế thành các yếu tố của BCTC. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình bán hàng trong doanh nghiệp bao gồm: Doanh thu, thu nhập khác, chi phí và kết quả kinh doanh.

-Doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt động bán hàng của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu bán hàng, tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận được chia...

-Thu nhập khác bao gồm: các khoản thu phát sinh từ hoạt động như thanh lý tài sản, nhượng bán tài sản cố định, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng.

-Chi phí: bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng thông thường của DN (như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng...) và các chi phí khác ( như: chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, các khoản tiền bị khác hàng phạt do vi phạm hợp đồng...)

Theo chuẩn mực số 02: Hàng tồn kho:

Chuẩn mực số 02 quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và kế toán hàng tồn kho, gồm: xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chi phí. Ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và phương pháp tính gía trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập BCTC.

Trong kế toán bán hàng tại các doanh nghiệp thương mại thì hàng tồn kho bao gồm: hàng hoá tồn kho, hàng mua đang đi đường, hàng gửi đi bán, hàng hoá gửi đi gia công chế biến.

• Những nội dung của chuẩn mực số 02 liên quan đến kế toán bán hàng:

Khóa luận tốt nghiệp Ngành Kế Toán - Kiểm Toán

- Xác định giá trị hàng tồn kho: hàng tồn kho được tính theo giá gốc bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho bao gồm: Phương pháp thực tế đích danh, phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp nhập trước xuất trước và phương pháp nhập sau xuất trước.

- Giá trị thuần có thể thực hiện được và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ khi hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm hoặc chi phí bán hàng tăng lên. Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện dựa trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho.

- Ghi nhận chi phí:

Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phí kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghi nhận. Tất cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối niên độ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho, sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra được ghi nhận là chi phí kinh doanh trong kỳ. Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên độ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập ghi giảm chi phí kinh doanh.

Ghi nhận giá trị hàng tồn kho đã bán vào chi phí trong kỳ phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu.

Theo chuẩn mực số 14: Doanh thu và thu nhập khác

Chuẩn mực số 11 quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán ghi nhận doanh thu và thu nhập khác bao gồm: các loại doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

• Nội dung chuẩn mực: doanh thu bán hàng được ghi nhận là bao gồm tổng giá trị lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động bán hàng.

• Xác định doanh thu:

- Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được.

- Khi hàng hoá được trao đổi để lấy hàng hoá tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu.

- Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thoả mãn đồng thời tất cả 5 điều kiện sau:

(a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn lợi ích và rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hoá cho người mua.

(b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá.

(c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

(d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.

(e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

- Doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp

1.2.2 Kế toán bán hàng theo chế độ kế toán hiện hành

Kế toán bán hàng theo quyết định kế toán số 15/2006/QĐ- BTC của bộ trưởng bộ tài chính bao gồm những quy định cơ bản sau:

Chứng từ kế toán sử dụng:

Tuỳ theo phương thức, hình thức bán hàng, kế toán bán hàng sử dụng các chứng từ kế toán sau:

- Hoá đơn GTGT. - Hoá đơn bán hàng.

- Bảng kê bán lẻ, bán buôn hàng hoá, dịch vụ. - Giấy nộp tiền của nhân viên bán hàng.

Bảng kê nhận hàng và thanh toán hàng ngày.

- Bảng thanh toán hàng đại lý. - Các chứng từ khác có liên quan

Tài khoản sử dụng:

Khóa luận tốt nghiệp Ngành Kế Toán - Kiểm Toán

Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, phản ánh doanh thu

bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán của hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Kết cấu TK: Thuộc nhóm nguồn vốn. Có số phát sinh giảm bên Nợ, phát sinh tăng bên Có. TK 511 không có số dư cuối kỳ.

Bên nợ Bên có

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm do: giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại,…

- Tăng do bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán.

- Tài khoản 511 có 5 tài khoản cấp hai: + TK 5111 - Doanh thu bán hàng hoá. + TK 5112 - Doanh thu bán sản phẩm. + TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ + TK 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá.

+ TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư.

Tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán: phản ánh giá vốn của hàng hoá xuất bán

đã được chấp nhận thanh toán hoặc đã được thanh toán, các khoản được quy định tính vào giá vốn hàng bán và kết chuyển trị giá vốn hàng bán để xác định kết quả.

- Kết cấu TK 632: Thuộc nhóm tài sản. Có số phát sinh tăng bên Nợ, phát sinh giảm bên Có. Không có số dư cuối kỳ.

Bên nợ Bên có

- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán trong kỳ

- Trị giá vốn của hàng bán bị trả lại - Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán trong kỳ sang TK 911 “ Xác định KQKD”.

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng xăng dầu tại công ty cổ phần xăng dầu quốc tế miền bắc (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w