Khái quát về tình hình kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Quản lý thu thuế hộ kinh doanh trên địa bàn huyện chương mỹ, TP hà nội (Trang 56 - 59)

- Đảm bảo tính hiệu quả.

2.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế xã hộ

Huyện Chương Mỹ nằm ở phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp huyện Quốc Oai; phía Đông giáp với quận Hà Đông, huyện Thanh Oai; phía Nam giáp huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức; phía Tây giáp với huyện Lương Sơn (tỉnh Hoà Bình), cách trung tâm thành phố Hà Nội 20 km. Trên địa bàn huyện có quốc lộ 6A đi các tỉnh phía Tây Bắc dài 18km, đường tỉnh lộ 419, có chuỗi đô thị Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây; có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua huyện với chiều dài 16,5km. Với những ưu đãi về vị trí địa lý, Chương Mỹ trở thành trung tâm giao thương kinh tế giữa các tỉnh vùng Tây Bắc với vùng Đông Bắc bộ. Huyện có diện tích tự nhiên là 232,26 km2, dân số 29,5 vạn người, với 32 đơn vị xã, thị trấn; mật độ trung bình 1.303 người/km2.

Địa hình huyện Chương Mỹ khá đa dạng, vừa có đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ, vừa có đặc trưng của vùng bán sơn địa với núi, sông, đồng, bãi, hồ, hang động,…nằm xen kẽ lẫn nhau, chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng bãi, vùng đồi gò và vùng chuyên lúa; có các sông Đáy, sông Tích, Sông Bùi chảy qua và các hồ chứa nước lớn như hồ Đồng Sương, Văn Sơn, hồ Miễu đã được quy hoạch để phát triển thành các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Toàn huyện có 68.000 hộ dân. Có gần 100 cơ quan, đơn vị Nhà nước của trung ương, thành phố đóng trên địa bàn; trên 900 doanh nghiệp, công ty, doanh nghiệp tư nhân đang tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh, góp phần chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế trong những năm qua.

Hiện nay, huyện Chương Mỹ có 2 thị trấn và 30 xã: Bao gồm thị trấn Chúc Sơn, thị trấn Xuân Mai và các xã: Phụng Châu, Tiên Phương, Phú Nghĩa, Đông Phương Yên, Đông Sơn, Thủy Xuân Tiên, Thanh Bình, Trường Yên, Ngọc Hòa, Thụy Hương, Đại Yên, Trung Hòa, Tốt Động, Nam Phương Tiến, Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ, Hữu Văn, Mỹ Lương, Quảng Bị, Hợp Đồng, Lam Điền, Hoàng Diệu, Thượng

Vực, Văn Võ, Đồng Phú, Hồng Phong, Trần Phú, Đồng Lạc, Hòa Chính, Phú Nam An.

Tổng giá trị sản lượng (giá cố định 1994) năm 2014 ước đạt 5.104 tỷ đồng = 99,7% so với KH và = 111% so cùng kỳ; giá trị tăng thêm đạt 2.167 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng 11%.

- Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp: Giá trị sản xuất ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp (giá cố định 1994) ước đạt 849 tỷ đồng = 112,2 % so KH và bằng 107,3 % so với cùng kỳ; giá trị tăng thêm đạt 432 tỷ đồng tăng 7,3% so với cùng kỳ.

- Về sản xuất Công nghiệp - TTCN - XDCB: Giá trị sản xuất Công nghiệp - TTCN- XDCB (theo giá cố định 1994) ước đạt: 3.048 tỷ đồng = 97,8% so với KH và bằng 111,2 % so với cùng kỳ; Tốc độ tăng trưởng đạt 11,2%; Toàn huyện có 01 khu CN và 09 cụm, điểm CN thu hút được trên 10.000 lao động có việc làm thường xuyên và hàng vạn lao động thời vụ. Trên địa bàn huyện có 327 doanh nghiệp CN-TTCN thu hút hàng nghìn lao động trên địa bàn vào sản xuất. Hiện nay toàn huyện có 33 làng có nghề với 10.943 cơ sở sản xuất TTCN cá thể đang hoạt động. Tiếp tục triển khai đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Đã mở 74 lớp ở 16 xã cho 3.147 học viên với kinh phí là trên 3 tỷ đồng từ chương trình khuyến công huyện.

Huyện hiện có 01 KCN Phú Nghĩa với diện tích 170 ha; đã quy hoạch lại các cụm CN trình UBND thành phố, dự kiến xây dựng 04 cụm CN: Ngọc Sơn (31ha), Đông Phú Yên (75ha), Nam Tiến Xuân (50ha), Mỹ Văn (31ha); đã và đang thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước về đầu tư xây dựng phát triển công nghiệp- TTCN có hiệu quả, thu hút 15.000 lao động có việc làm thường xuyên và hàng vạn lao động thời vụ. Trên địa bàn huyện có trên 1.000 doanh nghiệp CN-TTCN và trên 12.089 cơ sở sản xuất TTCN cá thể đang hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế, thu hút lao động trên địa bàn vào sản xuất. Tiếp tục tổ chức thực hiện quy hoạch các cụm CN; xây dựng HTKT khu CN. Phú Nghĩa; đôn đốc thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và đường vào cụm CN Ngọc Sơn, chuyển 165 lò gạch thủ công sang công nghệ tiên tiến lò Tuylen và lò Hôpman, lò nung liên tục kiểu đứng; giải quyết

các vướng mắc khi thực hiện quy hoạch HTKT khu CN Phú Nghĩa.

Hiện nay, huyện Chương Mỹ có 160 làng có nghề/ 214 làng trong toàn huyện, đạt 74,77%; Trong đó: Làng nghề Mây tre đan là phổ biến nhất: 27 làng, chiếm 87,09 %; còn lại là các làng nghề chế biến nông, lâm sản, làm nón lá, thêu may xuất khẩu, mộc.... Nghề mây tre giang đan là nghề cổ truyền của huyện, hiện nay có 32/32 xã, thị trấn có nghề này. Đã thu hút trên 50.000 hộ, trên 120.000 lao động; trong doanh nghiệp có doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH sản xuất nghề mây tre giang đan. Hàng mây tre giang đan của huyện Chương Mỹ đã được phát triển nhiều nơi trong nước và được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, các nước EU... huyện đang triển khai thực hiện quy hoạch phát triển làng nghề kết hợp với du lịch Phú Vinh- Phú Nghĩa đó được phê duyệt. Đây là một trong ba dự án lớn của Thành Phố về làng nghề nhằm phát triển làng nghề gắn với du lịch làng nghề.

- Về Thương mại - dịch vụ - du lịch: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ (giá cố định 1994) ước đạt 1.207 tỉ đồng bằng 96,9%KH và = 113% so với cùng kỳ;. GTTT đạt 796 tỷ; Tốc độ tăng trưởng đạt 13%.

Ngành Bưu chính, Viễn thông đã làm tốt công tác thông tin liên lạc phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân. Thực hiện các chương trình khuyến mại, giảm giá, tiếp tục triển khai dự án lắp đặt điểm chuyển mạch tại xã Lam Điền, Thượng Vực, Hồng Phong, Phú Nam An, Thuỷ Xuân Tiên. Lắp 10 trạm phát sóng di động Vinaphone tại xã: Hợp Đồng, Đại Yên, Đông Phương Yên…

Ngành điện lực đã tích cực chủ động đầu tư thiết bị đảm bảo cung cấp điện ổn định phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh; chỉ tiêu điện thương phẩm đạt 268 triệu KWh, tăng 22% so với năm 2013; doanh thu đạt 343 tỷ đồng; tiếp bán điện đến hộ cho 07 khu tập thể và cụm dân cư với 500 hộ dân, triển khai thi công dự án IVO và đường dây 35KV từ nhà máy xi măng Nam Sơn đến Trạm trung gian Miếu Môn. Đã thực hiện hoàn trả vốn lưới điện trung, hạ áp theo Thông tư liên tịch số 06/2010/TTLT-BTC-BCT và phê duyệt của UBND TP. Hà Nội.

Hoạt động của các Ngân hàng cơ bản ổn định, thực hiện nghiêm túc chính sách tiền tệ thắt chặt, thận trọng trong chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng TW; khơi thông và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước nhằm giảm dần lãi suất, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đã tập trung vốn cho việc phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, khu vực nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngân hàng NN&PTNT Chương Mỹ có tổng nguồn vốn huy động ước đạt 450 tỷ đồng đạt 100% KH; tổng dư nợ đạt 575 tỷ đồng đạt 100%KH; Ngân hàng NN&PTNT Xuân Mai có tổng nguồn vốn huy động 220 tỷ đồng đạt 100% KH; tổng dư nợ 270 tỷ đồng đạt 100%KH; Ngân hàng chính sách xã hội huyện có tổng nguồn vốn 207 tỷ đồng đạt 99,7% so KH; tổng dư nợ có 221,1 tỷ đồng = 93,5% KH. Ngân hàng TMCP Công thương Láng- Hoà Lạc có tổng nguồn vốn huy động đạt 1.098,5 tỷ đạt 62,7 % kế hoạch; tổng dư nợ 1.962,7 tỷ đạt 103,2 % so với kế hoạch.

Chương Mỹ còn xây dựng cơ sở hạ tầng điện – đường – trường – trạm phát triển đồng bộ, 100% các xã, thị trấn được trang bị máy tính, nối mạng Internet, có điểm bưu điện – văn hóa. Huyện có nhiều đình, chùa, đền, miếu có phong cảnh tuyệt đẹp như chùa Trăm Gian, chùa Trầm, chùa Cao, chùa Thấp, chùa Sấu (Sùng Nghiêm Tự), đình Nội, đình Xá, đình Linh Sơn… tất cả tập trung xung quanh thị trấn Chúc Sơn. Hầu hết các đình chùa đều mở hội vào dịp đầu xuân.

Thời gian qua, huyện Chương Mỹ đã chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp kết hợp với sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - thương mại, dịch vụ và đã thu được những kết quả quan trọng bước đầu trong phát triển. Nhìn chung với vị trí địa lý thuận lợi, liền kề trung tâm thủ đô, nằm trên giao lộ đường quốc lộ 6 Hà nội đi các tỉnh Tây Bắc nên huyện Chương Mỹ có điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế, có khả năng phát triển đa dạng ngành nghề công nghệ, thương mại, dịch vụ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Quản lý thu thuế hộ kinh doanh trên địa bàn huyện chương mỹ, TP hà nội (Trang 56 - 59)