Kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý thu thuế ở một số địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Quản lý thu thuế hộ kinh doanh trên địa bàn huyện chương mỹ, TP hà nội (Trang 52 - 54)

- Đảm bảo tính hiệu quả.

1.4.1Kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý thu thuế ở một số địa phương

Trong thời gian qua, ngành thuế nước ta đã và đang nỗ lực thực hiện lộ trình cải cách hệ thống thuế, không ngừng hiện đại hóa, nâng cao năng lực của bộ máy quản lý thuế, hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi gian lận thuế, chống thất thu cho ngân sách Nhà nước. Từng bước đơn giản chính sách thuế, nhất là thu gọn mức thuế suất, thực hiện đơn giản, minh bạch công khai, dân chủ công tác quản lý thuế. Xây dựng chính sách thuế đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, giúp cho mọi đối tượng nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Khắc phục những hiện tượng tiêu cực yếu kém, kiện toàn bộ máy quản lý thuế trong sạch vững mạnh.

Với sự ra đời của Luật quản lý thuế, công tác quản lý thu thuế ở nước ta về cơ bản đã chuyển từ chế độ chuyên quản khép kín sang chế độ người nộp thuế tự kê khai, tính thuế và nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế, từ đó đã nâng cao nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế đối với Nhà nước. Cơ quan thuế chỉ thực hiện chức năng tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn, đôn đốc thu nộp và kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về thuế. Nhìn chung từ khi thực hiện cải cách, ngành thuế cả nước đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như giảm bớt chi phí quản lý, tăng

nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, và nhất là ý thức chấp hành chính sách, pháp luật về thuế của người dân ngày càng được cải thiện.

Kinh nghiệm để có thể thực hiện công tác quản lý thuế đạt hiệu quả cao nhất đó là:

- Xây dựng một hệ thống thuế chính xác, thể hiện sự rõ ràng, minh bạnh, tức là hệ thống thuế trước hết phải chỉ ra được ai là người chịu thuế, mức thuế phải nộp và thời hạn nộp thuế. Kinh nghiệm cho thấy, một hệ thống thuế rõ ràng, minh bạch sẽ tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tính toán chính xác hiệu quả kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế. đây là yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư yên tâm bỏ tiền đầu tư phát triển sản xuất. Bên cạnh đó hệ thống thuế phải đảm bảo có khả năng dễ thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh kinh tế thì mới phát huy được vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế của thuế.

- đào tạo, bố trí đội ngũ cán bộ thuế có trình độ hiểu biết sâu rộng về chính sách và nghiệp vụ quản lý thuế, có đạo đức nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, sử dụng thành thạo máy tính để có thể áp dụng các công nghệ quản lý hiện đại thông qua các phân mềm chuyên dụng.

- Quan tâm và tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế để nâng cao tính tự giác và trách nhiệm của người nộp thuế. - Quan tâm, chú trọng nắm bắt địa bàn, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế.

- Tăng cường cải cách hành chính thuế theo hướng đơn giản hóa các thủ tục về thuế. Áp dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế.

Trong khuôn khổ bài viết này có thể đơn cử nêu ra một số địa phương như Thừa Thiên Huế, Quảng Bình

Tổng thu nội địa do ngành thuế Thừa Thiên Huế thực hiện cả năm là 3.899 tỷ đồng, đạt 108,3% dự toán pháp lệnh. Để có được kết quả như trên, kinh nghiệm của Thừa Thiên Huế là coi người nộp thuế là bạn đồng hành với cơ quan thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế và phương châm hành động là "thân thiện-trách nhiệm-Niềm

tin". Ngành thuế Thừa Thiên Huế đã lựa chọn những cán bộ công chức có kỹ năng giao tiếp, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất tốt làm việc tại bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Kịp thời cung cấp thông tin về chính sách thuế cho người nộp thuế thông qua hộp thư thoại tự động 801888, thư điện tử và qua điện thoại trực tuyến. Bên cạnh việc đổi mới công tác hỗ trợ người nộp thuế, đảm bảo việc phổ biến chính sách, giải đáp pháp luật về thuế được thực hiện thường xuyên liên tục, Cục thuế Thừa Thiên Huế còn quan tâm, tập trung nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra thuế của các doanh nghiệp đảm bảo tôn trọng và phát huy tính tự giác trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về thuế của người nộp thuế

Năm 2014 Kết quả, toàn ngành thuế Quảng Bình đã thu được tổng số hơn 2.130,2 tỷ đồng, đạt 115,8 % dự toán tỉnh, tăng 12,7% so với thực hiện năm 2013. Trong đó, số thu trong cân đối thu gần 1.863 tỷ đạt 138,5% dự toán TW, 126,5% dự toán tỉnh, tăng 21,9% so cùng kỳ; nếu trừ thu từ tiền sử dụng đất đạt 120,9% dự toán TW và 117,8% dự toán tỉnh, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2013. Để có được kết quả như trên, kinh nghiệm của Quảng Bình là chú trọng công tác kê khai, kế toán thuế, thực hiện giám sát hồ sơ kê khai thuế chặt chẽ thông qua việc cấp mã số thuế cho các đối tượng nộp thuế. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, đẩy mạnh tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu nộp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Quản lý thu thuế hộ kinh doanh trên địa bàn huyện chương mỹ, TP hà nội (Trang 52 - 54)