Tổ chức giáo dục cho cán bộ quản lý, giáo viên hiểu rõ về trách

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay luận văn ths giáo dục học 60 14 01 14 pdf (Trang 77 - 79)

nhiệm phải nâng cao chất lượng dạy học của trung tâm GDTX

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Tạo chuyển biến trong nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về chất lượng giáo dục trong giai đoạn mới.

Giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của các yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn mới để có ý thức không ngừng nâng cao chất lượng dạy học.

Giúp cán bộ quản lý, giáo viên nắm được những quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới giáo dục. Từ đó hiểu rõ vai trò, vị trí, nhiệm vụ phát triển giáo dục thường xuyên giai đoạn mới, yêu cầu đặt ra cho quản lý dạy học ở trung tâm GDTX.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Tổ chức phổ biến các chế định giáo dục cho cán bộ giáo viên, nhân viên, học viên trong Trung tâm.

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học viên về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc quản lý hoạt động dạy học trong Trung tâm. Đó là việc chấp hành các quy định, điều lệ, quy chế, nội quy… về hoạt động giảng dạy của giáo viên, hoạt động học tập của học viên. Chỉ đạo để các hoạt động đó được tiến hành một cách tự giác, có nề nếp ổn định, có chất lượng và hiệu quả cao.

3.2.1.3. Cách thực hiện và điều kiện thực hiện biện pháp

Đầu năm học, giám đốc trung tâm GDTX tỉnh tổ chức cho GV học tập các nghị quyết của Đảng về giáo dục, về hoạt động dạy và học; học tập,

hoạch, nêu nhận thức của mình về những nội dung được bồi dưỡng, để phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy.

Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học viên trong trung tâm thực hiện tốt các chế định giáo dục, tích cực hưởng ứng các phong trào do ngành phát động:

+ Chế định giáo dục là những văn bản có tính pháp quy của Nhà nước như: phân phối chương trình, Quyết định số 02/2007/QĐ-BGD&ĐT về ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực trong thi cử và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục…

+ Các quy định này được phổ biến đến từng cán bộ, GV, HV để thực hiện. Chế độ điểm đối với từng môn học, cách tính điểm, dạy đúng, đủ theo phân phối chương trình phải được cán bộ quản lý, GV thực hiện nghiêm túc. Giám đốc thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các chế định, tránh để tình trạng vi phạm rồi mới xử lý.

Tuyên truyền cho GV hiểu được mục đích, ý nghĩa của từng chủ trương, các phong trào đã và đang phát động (Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích

trong giáo dục); cuộc vận động "Hai không" với 4 nội dung: Nói không với

tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp; tiếp tục triển khai và thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo

tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phong trào thi đua "Xây dựng trường học

thân thiện, học sinh tích cực"; cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo".

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay luận văn ths giáo dục học 60 14 01 14 pdf (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)